Thứ Tư, 1 tháng 3, 2017

Hỏi - Đáp của Đức Thánh Cha tại Nhà Thờ Các Thánh của Anh giáo

Hỏi - Đáp của Đức Thánh Cha tại Nhà Thờ Các Thánh của Anh giáo

Trong chuyến viếng thăm đến cộng đoàn Anh giáo lớn nhất của Ý, Đức Phanxico trả lời 3 câu hỏi
27 tháng Hai, 2017
Hỏi - Đáp của Đức Thánh Cha tại Nhà Thờ Các Thánh của Anh giáo
Kinh chiều đánh dấu kỷ niệm 50 năm của Trung tâm Anh giáo tại Roma. Ảnh: Westminster-Abbey.Org© (Image Found On The Website Of The Ambassador's Blog)
Đánh dấu là Giáo hoàng đầu tiên vào trong một nhà thờ của Anh giáo trong giáo phận riêng của ngài với cương vị là Giám mục Roma, chuyến viếng thăm hôm Chủ nhật ngày 26 tháng Hai, 2017, của Đức Thánh Cha Phanxico đến nhà thờ Các Thánh của Anh giáo trong Roma, cộng đoàn Anh giáo lớn nhất của Ý, là một chuyến đi lịch sử. Dưới đây là bản dịch của ZENIT câu hỏi và trả lời của Đức Thánh Cha trong chuyến thăm:

***
Câu hỏi và trả lời
Hỏi: Trong các nghi thức phụng vụ của chúng con, nhiều người đi vào và kinh ngạc vì “quả thật, nó giống như một nhà thờ Công giáo!” Nhiều người Công giáo nghe nói đến Vua Henry VIII, nhưng họ lại không biết tí gì về những truyền thống của Anh giáo và tiến trình đại kết của nửa thế kỷ qua. Ngài muốn nói điều gì với họ về mối quan hệ giữa Công giáo và Anh giáo ngày nay?
Trả lời của Đức Thánh Cha: Đúng vậy, ngày nay quan hệ giữa Công giáo và Anh giáo rất tốt; chúng ta yêu thương nhau như anh em! Đúng là trong lịch sử có những điều kinh khủng ở khắp nơi, và “xé ra một miếng” của lịch sử rồi đem nó ra coi như là một “biểu tượng” của những mối quan hệ không đúng [của chúng ta]. Một sự kiện lịch sử phải được đọc theo lối chú giải (hermeneutics) của thời điểm đó, chứ không phải bằng lối chủ giải khác. Và tôi nói rằng các mối quan hệ ngày nay rất tốt. Và chúng thậm chí còn vượt xa hơn, kể từ chuyến viếng thăm của Đức Giám mục Michael Ramsey, và thậm chí còn hơn nữa … Nhưng còn có các Thánh, chúng ta có truyền thống chung về các Thánh mà linh mục xứ của anh chị em muốn nhấn mạnh vào. Và cả hai Giáo hội không bao giờ, không bao giờ từ bỏ các Thánh, là những Ki-tô hữu sống chứng nhân Ki-tô tới đặt đến mức độ như vậy. Và điều này rất quan trọng. Nhưng cũng đã có những mối quan hệ trong những thời điểm xấu, những thời gian khó khăn, những lúc mà quyền lực của chính trị, kinh tế và tôn giáo trộn lẫn vào, những lúc có luật “cuius regio eius religio,” (tạm dịch: lãnh địa của ai, tôn giáo của người đó) nhưng ngay cả trong những lúc đó vẫn có một số quan hệ.
Tôi gặp một cha dòng Tên lớn tuổi ở Argentina. Tôi lúc đó còn bé, cha già, Cha Guillermo Furlong Cardiff, sinh ở thành phố Rosario, trong một gia đình Công giáo người Anh, và lúc còn bé ngài là một lễ sinh – ngài là người Công giáo, trong một gia đình Công giáo người Anh – ngài là một lễ sinh ở Rosario trong đám tang của Nữ hoàng Victoria, trong một Nhà thờ Anh giáo. Ngay lúc đó đã có mối quan hệ như vậy. Và những mối quan hệ giữa Công giáo và Anh giáo là những mối quan hệ – tôi không biết là theo lịch sử thì người ta có thể nói như vậy hay không, nhưng đó là một hình ảnh giúp chúng ta suy nghĩ – tiến tới hai bước, lùi nửa bước, tiến tới hai bước, lùi nửa bước … Nó như vậy đấy. Đấy là con người, và chúng ta phải tiếp tục như vậy.
Có một điều khác giữ được mối liên hệ mạnh mẽ giữa các truyền thống tôn giáo của chúng ta: tu sĩ, chủng viện. Và các tu sĩ, dù họ là Công giáo hay Anh giáo, là một nguồn lực tinh thần lớn của các truyền thống của chúng ta.
Và tôi muốn nói với anh chị em rằng những mối quan hệ đó đã được cải thiện nhiều hơn, và nó làm tôi vui, thật tốt. “Tuy nhiên, chúng ta không làm mọi việc đều giống nhau …” Nhưng chúng ta cùng đồng hành với nhau, chúng ta cùng nhau bước đi. Trong lúc này như vậy là được. Mỗi ngày có sự khó riêng của ngày đó. Tôi không biết đây là điều chợt đến trong đầu để tôi nói với anh chị em. Cảm ơn anh chị em.

Câu hỏi: Đấng Tiền nhiệm của ngài, Đức Giáo hoàng Benedict XVI, đặt chúng ta vào sự thận trọng liên quan đến tính mạo hiểm của đối thoại đại kết, đặt ra ưu tiên cho sự hợp tác trong hoạt động xã hội hơn là đi theo con đường đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn của sự thống nhất về thần học. Theo những gì đang diễn ra, có vẻ là ngài thích đi ngược lại hơn, cụ thể là “cùng đồng hành và cùng hoạt động” với nhau để tiến đến mục tiêu hiệp nhất Ki-tô giáo. Điều này có đúng không?
Trả lời của Đức Thánh Cha:
Tôi không biết trong bối cảnh nào mà Đức Giáo hoàng Benedict nói điều này, tôi không biết; vì thế nó hơi khó cho tôi, anh đặt tôi vào một vị trí khó trả lời … Ngài có định nói điều này hay không … Có lẽ nó ở trong cuộc đối thoại với các nhà thần học … nhưng tôi không chắc. Cả hai điều đều quan trọng. Chắc chắn như vậy. Cách nào trong hai cách có sự ưu tiên? Về mặt khác có câu nhận xét hóm hỉnh nổi tiếng của Đức Thượng Phụ Athenagoras – điều này mới là thật, vì tôi có hỏi Đức Thượng Phụ Bartholomew câu hỏi và ngài nói với tôi: “Cái này thì đúng,” khi ngài nói về Chân phước Giáo hoàng Phao-lô VI: “Chúng ta sẽ đem lại sự hiệp nhất giữa chúng ta, và chúng ta sẽ đưa tất cả các nhà thần học lên một hòn đảo để họ suy tư!” Đó là một câu nói vui, nhưng theo lịch sử là có thật, vì tôi có nghi ngờ, nhưng Đức Thượng Phụ Bartholomew nói với tôi rằng đó là sự thật. Nhưng đâu là cốt lõi của vấn đề này, vì tôi nghĩ rằng những gì Đức Giáo hoàng Benedict nói là đúng: đối thoại thần học phải được truy nguyên về cội nguồn … về các Bí tích ... , về rất nhiều điều mà chúng ta vẫn chưa đồng thuận với nhau … Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện trong một phòng nghiên cứu: nó phải được thực hiện trên bước đường đi, trên hành trình. Chúng ta đang trên hành trình và trên hành trình chúng ta cũng có những thảo luận này. Các nhà thần học làm như vậy. Nhưng ngay lúc này, chúng ta giúp nhau trong những việc cần thiết, trong đời sống của chúng ta, chúng ta cũng giúp nhau về tinh thần. Ví dụ, trong hai giáo xứ kết nghĩa có sự kiện học Kinh thánh với nhau, và chúng ta giúp nhau trong việc phục vụ bác ái, trong việc phục vụ người nghèo, trong các bệnh viện, trong chiến tranh. Nó rất quan trọng; điều này thực sự quan trọng — đối thoại đại kết không thể thực hiện bằng cách ngồi im. Không. Đối thoại đại kết được thực hiện trên hành trình, vì đối thoại đại kết là một con đường, những vấn đề thần học được thảo luận trên đường đi. Tôi cho rằng như vậy tôi không phản lại ý định của Đức Benedict, hay thực tại của đối thoại đại kết. Tôi giải thích như vậy. Nếu tôi biết được bối cảnh khi câu nói được nói ra, có thể tôi nói cách khác, nhưng đây là những gì đến với tôi và tôi nói.

Hỏi: Nhà thờ Các Thánh bắt đầu với một nhóm các tín hữu người Anh, nhưng bây giờ là một cộng đoàn quốc tế với  số người từ nhiều quốc gia khác nhau. Ở một số vùng của Châu Phi, Châu Á, và Châu Đại Dương, những mối quan hệ đại kết giữa các Giáo hội trở nên tốt hơn và sáng tạo ở đây hơn ở Châu Âu. Chúng ta có thể học được tấm gương nào của các Giáo hội của Miền Nam của thế giới?
Trả lời của Đức Thánh Cha: Cảm ơn, đúng vậy. Các Giáo hội trẻ có một sức sống khác, vì họ còn trẻ. Và họ cũng tìm một cách thể hiện mình khác đi. Ví dụ, một nghi thức phụng vụ ở đây tại Roma, hay tôi nghĩ tại London hoặc Paris, không giống như nghi thức phụng vụ trong đất nước của anh, nơi có nghi thức phụng vụ thánh lễ, cả của Công giáo cũng vậy, được thể hiện bằng niềm vui, bằng điệu múa và nhiều cách khác mà thực ra là phù hợp với những Giáo hội trẻ như vậy. Những Giáo hội trẻ có nhiều sáng tạo hơn; và từ đầu ở Châu Âu đây cũng vậy: họ tìm cách … Chẳng hạn, khi anh đọc Didache (Giáo huấn của các Tông đồ), phép Thánh thể được thực hiện như thế nào, sự gặp gỡ giữa những người Ki-tô hữu, có rất nhiều sự sáng tạo. Rồi lớn lên, phát triển lên, Giáo hội được củng cố vững vàng; Giáo hội bước vào tuổi trưởng thành. Nhưng các Giáo hội trẻ có nhiều sức sống hơn nhưng họ cũng cần phải có sự cộng tác – một sự cần thiết rất lớn. Ví dụ, tôi đang nghiên cứu, và những người cộng tác với tôi đang nghiên cứu khả năng về một chuyến đi đến Nam Sudan. Tại sao? Vì các Đức Giám mục đến, Anh giáo, Presbyterian (Giáo hội Trưởng lão) và Công giáo, cả ba cùng đến và nói với tôi: “Xin cha, xin cha đến Nam Sudan, chỉ cần một ngày thôi, nhưng xin cha đừng đi một mình. Hãy đến với ngài Justin Welby,” tức là với Đức Tổng Giám mục Canterbury. Ý sáng tạo này là của họ, những Giáo hội trẻ. Và chúng tôi đang cân nhắc xem có thể thực hiện được không, nếu tình hình quá tệ ở đó … Nhưng chúng tôi nên làm việc đó, vì họ, cả ba, cùng nhau muốn có hòa bình, và họ cùng hoạt động với nhau cho hòa bình … Có một giai thoại rất thú vị. Khi Chân phước Phao-lô VI làm Lễ Phong Chân phước cho các vị tử đạo của Uganda — một Giáo hội trẻ — trong số các vị tử đạo là các giáo lý viên, tất cả còn trẻ; một số là người Công giáo, số khác là Anh giáo, và tất cả đều chịu tử đạo bởi cùng một vua, vì sự thù ghét đức tin và vì họ không muốn đi theo những yêu cầu xấu xa của nhà vua. Và Đức Phao-lô VI đã rất lúng túng vì ngài nói “tôi phải tuyên phong lên hàng chân phước vị này và một vị kia, vị này và vị kia là những người tử đạo.” Tuy nhiên, lúc đó Giáo hội Công giáo, không thể làm như vậy. Công đồng vừa mới diễn ra … Tuy nhiên, những Giáo hội trẻ đó mừng lễ với nhau; trong bài giảng, trong bài giáo huấn, trong Lễ Phong Chân phước, Đức Phao-lô VI cũng muốn đọc tên các giáo lý viên Anh giáo, những người tử đạo vì đức tin, cùng một bậc với các giáo lý viên Công giáo. Một Giáo hội trẻ làm điều này. Những Giáo hội trẻ có can đảm, vì họ còn trẻ, cũng giống như những bạn trẻ, họ có nhiều can đảm hơn chúng ta … không còn trẻ nữa!
Rồi tôi có kinh nghiệm của riêng tôi. Tôi rất thân thiết với những người Anh giáo ở Buenos Aires, vì sau lưng giáo xứ Merced được nối với nhà thờ Anh giáo. Tôi rất thân với Đức Giám mục Gregory Venables, rất thân. Và còn một kinh nghiệm khác: Ở Bắc Argentina có các nhà thừa sai Anh giáo ở với những người dân bản địa, và Đức Giám mục Anh giáo và Đức Giám mục Công giáo ở đó cùng hoạt động và giảng dạy. Và khi người ta không thể đi Lễ Chúa nhật ở bên Công giáo thì họ đi bên Anh giáo, và người Anh giáo đi bên Công giáo, vì họ không muốn mất ngày Chúa nhật không đi Lễ; và họ cùng hoạt động với nhau. Và ở đây, Bộ Giáo lý và Đức tin biết điều này. Và người ta gắn kết với nhau trong việc bác ái. Và hai Đức Giám mục là bạn của nhau và hai cộng đoàn là bạn bè của nhau.
Tôi nghĩ đây là sự phong phú mà các Giáo hội trẻ có thể mang đến cho Châu Âu và cho các Giáo hội có một truyền thống lớn. Và họ cho chúng ta sự vững chắc của một việc chăm sóc rất, rất tốt và suy nghĩ vượt ra ngoài truyền thống. Đúng vậy, — tính đại kết trong những Giáo hội trẻ dễ dàng hơn. Đúng như vậy. Nhưng tôi tin rằng – và tôi quay lại với câu hỏi thứ hai – tính đại kết có lẽ vững chắc hơn trong việc nghiên cứu thần học ở một Giáo hội trưởng thành hơn, già dặn hơn trong việc nghiên cứu, trong sự nghiên cứu về lịch sử, Thần học, Phụng vụ, như Giáo hội ở Châu Âu. Và tôi nghĩ điều đó rất tốt cho chúng ta, cho cả hai Giáo hội: từ đây, từ Châu Âu gửi đi một số chủng sinh để có kinh nghiệm mục vụ ở những Giáo hội trẻ, có rất nhiều điều để học. Chúng tôi biết từ các Giáo hội trẻ người ta đến học ở Roma, ít nhất là người Công giáo làm như vậy. Nhưng gửi họ đi tới để chứng kiến, để học hỏi nơi các Giáo hội trẻ sẽ là một sự phong phú lớn theo ý nghĩa anh nói. Tính đại kết ở đó dễ dàng hơn, nó dễ dàng hơn, điều đó không có nghĩa nó hời hợt hơn, không, không, nó không hề hời hợt hơn. Họ không thương lượng về đức tin và giá trị của họ. Ở Bắc Argentina, một người bản địa nói với anh: “Tôi là người Anh giáo.” Nhưng giám mục không có ở đây, linh mục không có ở đây, tu sĩ không có ở đây … “Tôi muốn ca khen Thiên Chúa vào ngày Chúa nhật và thế là tôi đi nhà thờ Công giáo,” và ngược lại. Họ là những sự giàu có của các Giáo hội trẻ. Tôi không biết nữa, nhưng đây là những gì đến với tôi để nói ra với anh.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/02/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét