“Với câu nói - Salam aleikum (Bình an cho anh em) - Đức Phanxico đã chạm đến trái tim của chúng tôi”
Giáo sư Mohammad Sammak, người Hồi giáo duy nhất đã tham dự hai Thượng Hội đồng, tin rằng sự gặp gỡ ở Cairo đã đánh dấu một điểm khởi đầu nền tảng. Ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của những câu chào bằng tiếng Ả-rập của Đức Thánh Cha
Giáo sư Mohammad Sammak
Pubblicato il 02/05/2017
Ultima modifica il 02/05/2017 alle ore 12:45
RICCARDO CRISTIANO
ROME
Người Hồi giáo duy nhất tham dự hai Thượng Hội đồng, một về Li-băng do Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II mời và một về Trung Đông do Đức Thánh Cha Benedict XVI mời, Giáo sư Mohammad Sammak người Li-băng, Tổng thư ký của Hội nghị thượng đỉnh Spiritual Islam Summit, ông cũng có mặt trong Hội nghị Thượng đỉnh về Hòa bình ở Cairo, chứng kiến buổi gặp gỡ diễn ra ở thủ đô Ai-cập như là đỉnh điểm của công việc đã được thực hiện trước đó bởi người Ki-tô giáo và Hồi giáo.
“Đúng vậy, sự gặp gỡ này ở Cairo đã trở thành hiện thực nhờ vào công việc đã được thực hiện trước đó. Từ Thượng hội đồng năm 2010 về Trung Đông hai điều cấp thiết rất rõ ràng nổi lên: trước hết là quyền công dân phải bình đẳng cho tất cả mọi người, và thứ hai là sự tự do tôn giáo, hay đơn giản hơn là sự tự do. Trong vài năm qua Đại học Al-Azhar đã giới thiệu hai tài liệu về giá trị tuyệt đối của tính vốn có của sự tự do tôn giáo và quyền công dân bình đẳng, điểm thứ hai này là kết quả của một cuộc họp ở Cairo cuối tháng Hai 2017. Lý do tại sao buổi họp về hòa bình này đã diễn ra mà không cần phải thảo luận hay làm rõ hai khía cạnh nền tảng này. Tôi muốn đưa ra hai khía cạnh vô cùng căn bản. Buổi gặp gỡ về hòa bình ở đây, cùng với sự hiện diện rất quan trọng của Đức Giáo hoàng Phanxico, cũng cho thấy sự hiện diện của Đức Thượng phụ Đại kết của Constantinople, những nhà lãnh đạo Ki-tô giáo thế giới khác, các đức rabbi có thẩm quyền, những nhân vật lỗi lạc của Ấn giáo, Phật giáo, v.v.. Và tất cả đều diễn ra ở Cairo, Cairo của hôm nay. Chúng ta hãy hình dung ra tầm quan trọng của một sự kiện như vậy. Quá quan trọng đến mức Đức Giáo hoàng Phanxico liên tục nói, “Salam aleikum,” có nghĩa là “bình an cho anh em,” cho tất cả chúng tôi đang lắng nghe bài diễn văn của ngài. Những lời này nêu lên một bổn phận tôn giáo cho chúng ta: cầu mong hòa bình cho người khác … Và Đức Giáo hoàng nói câu này với tất cả chúng tôi bằng ngôn ngữ của chúng tôi. Điều này thực sự đã chạm đến con tim và tâm trí của … tôi thực sự nghĩ tôi có thể nói là tất cả mọi người tham dự.”
Đức Giáo hoàng Phanxico cũng sử dụng một cách diễn đạt trong bài diễn văn của ngài tại dinh tổng thống mà tôi tin là nó xuất phát từ kỷ nguyên hậu thuộc địa Ả-rập: “al-din lillah wal watan liljami” – tôn giáo thuộc về Thượng đế và là quốc gia của tất cả.” Lời này cũng chạm đến trái tim của mọi người?
“Đúng, khẩu hiệu này, tôi nghĩ nó quay ngược lại những năm trước độc lập của Ai-cập và đã được sử dụng trong mọi quốc gia Ả-rập, đã đánh động, vì nó nói đến những hiểu lầm có thể xảy ra và mong mỏi vượt qua những hiểu lầm đó. Nó là một sự ám chỉ liên tục đến sự nguy hiểm rơi vào những sự đối lập và ý chí vượt qua chúng. Đó là lý do tại sao trích dẫn câu nói Ả-rập này lại rất quan trọng.”
Đức Giáo hoàng Phanxico đã sử dụng những từ ngữ rất nghiêm khắc chống lại chủ nghĩa dân túy. Ấn tượng của ông như thế nào về cách nói thẳng như vậy?
“Đây là những lời nói rất quan trọng, mà tôi nghĩ được những người, cũng như tôi, đến từ một quốc gia Trung Đông hiểu rất rõ, vì thậm chí nó nói đến một hiện tượng lan rộng đang xảy ra ở các quốc gia Châu Âu, nó vẫn là một hiện tượng lan rộng và được hiểu rất rõ ở đây. Vì những người theo chủ nghĩa dân túy cố gắng liên kết bằng cách loại trừ người khác. Vì vậy bài diễn văn của Đức Giáo hoàng Phanxico là rất rõ ràng, tôi tin là tất cả mọi thính giả đều hiểu và đánh giá đúng.
Sau những buổi họp như ở Cairo, một số người vẫn nhận thức đó chỉ như dịp để chụp ảnh trong khi những người khác lại hy vọng đó là “bước ngoặt sau cùng.” Ông có ấn tượng nào?
“Tôi muốn rất rõ ràng với anh. Bước ngoặt sau cùng mà chúng ta cần vẫn còn ở phía trước, những vấn đề chúng ta đang đối mặt là rất lớn. Nhưng chính vì những lý do này mà, tôi nghĩ buổi họp đánh dấu một điểm khởi đầu, một điểm khởi đầu tốt, nó khuyến khích chúng tôi tiến bước trong cùng một quyết tâm.”
Điểm cuối cùng. Đã có một ít tranh cãi về tình trạng nước đôi của al-Azhar: về một mặt, ngài cho thấy một cách cởi mở trong những tài liệu chính thức, về mặt khác lại đóng cửa khi nói đến những chương trình giảng dạy của al-Azhar’s ...
“Tôi phải nói theo kinh nghiệm trực tiếp rằng gần đây đại học của al-Azhar đã đầu tư nhiều trong việc làm mới lại chương trình giảng dạy của nó và theo hướng mở. Và sau hai vụ tàn sát kinh hoàng những tín hữu Cốp-tíc ở Ai-cập, Đức Đại Imam al-Tayyeb nói về những kẻ tội phạm này: “Có ai trong những kẻ khủng bố hay những kẻ chủ mưu kia đã tốt nghiệp từ [trường] chúng ta?” Tôi nghĩ phải trân trọng ngài về những gì đã được làm là rất chính đáng.”
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/05/2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét