Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

Hoạt động của một nhà thừa sai ở Bắc Hàn như thế nào

Hoạt động của một nhà thừa sai ở Bắc Hàn như thế nào

Hoạt động của một nhà thừa sai ở Bắc Hàn như thế nào
Cha Gerard Hammond, M.M. thuộc Dòng Truyền giáo Maryknoll Missionaries. Credit: Knights of Columbus.
Washington D.C., 9 tháng Tám, 2017 / 06:17 sáng (CNA/EWTN News).- Một nhà thừa sai ở Bắc Hàn có thể làm gì để rao giảng Tin mừng trong thể chế Cộng sản? Chỉ đơn giản là chăm sóc cho những bệnh nhân và đến đó để giúp đỡ, một trong các linh mục đang phục vụ nói.
“Chúng tôi là thông điệp của Tin mừng, và chúng tôi cố gắng phải nêu gương,” Cha Gerard Hammond, M.M. thuộc Dòng Thừa sai Maryknoll Missionaries nói với CNA về công việc của cha ở Bắc Hàn làm thừa tác vụ cho những bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc.
“Làm sao người ta nhận biết những Ki-tô hữu tiên khởi ở đó ?” Cha đặt câu hỏi. “Họ nhận biết vì họ nhìn thấy tình yêu thương và những quan tâm dành cho họ và cho công đoàn vô cùng nhỏ bé.”
“Nếu bạn có thể biểu lộ một chút yêu thương và quan tâm cho những bệnh nhân đa kháng thuốc này ở Bắc Hàn, là bạn đang chu hoàn những gì các Ki-tô hữu tiên khởi đã làm.”
Cha Hammond được Dòng Hiệp sĩ Columbus tôn vinh Giải thưởng Gaudium et Spes tuần trước vì công cuộc thừa sai của cha ở Bắc Hàn chăm sóc cho sự đau khổ của những bệnh nhân lao phổi đa kháng thuốc.
Dòng Hiệp sĩ Columbus là một tổ chức nam giới Công giáo quốc tế với hơn 1,9 triệu thành viên trên toàn thế giới. Giải thưởng Gaudium et Spes, được lấy theo tên của một trong bốn hiến chế của Công đồng Vatican II về “Giáo hội trong thế giới ngày nay,” là một vinh dự cao nhất được Dòng Hiệp sĩ tặng và chỉ “được trao cho những trường hợp rất đặc biệt và chỉ tặng cho những cá nhân thật xứng đáng.”
Thánh Teresa Calcutta là người đầu tiên nhận được Giải thưởng Gaudium et Spes năm 1992. Giải thưởng gồm phần tiền thưởng $100.000.
Cha Hammond vào chủng viện của Dòng Linh mục và Tu huuynh Maryknoll năm 1947 và thụ phong linh mục năm 1960. “Tôi luôn ước ao được trở thành linh mục,” cha nói vớiCNA.
Cha được gửi đến Triều tiên làm một nhà thừa sai trẻ tuổi. “Trong bài sai sứ vụ của tôi không hề nói là ‘miền bắc’ hay ‘miền nam’,” cha nói thêm rằng trường hợp tương tự cũng xảy ra cho các bài sai cho “các đức khâm sứ đến Triều tiên, … Giáo hội vẫn luôn suy nghĩ … không phải Bắc hay Nam, đó là Triều tiên, hoặc là dân tộc Triều tiên.”
Tuy nhiên, khi nhận được bài sai đến Triều tiên, Cha Hammond nhận ra những thách đố đang chờ đợi mình.”
Cha nhớ lại lời phụ thân nói, “Ba không biết con sẽ làm gì ở đó, nhưng con khó mà thay được một bóng đèn ở đó. Ba không biết con sẽ sống ở đó như thế nào.”
“Nhờ sự khẳng định đó, nó làm cho tôi cảm thấy thoải mái,” cha cười.
Cha lên chiếc tàu chở hàng ở San Francisco, nó chạy theo hải trình vượt Đại tây dương sang Triều tiên. “Nhưng khi tôi lên boong trên cùng và đứng nhìn hướng về San Francisco. Các ánh điện mờ dần mờ dần và tôi bắt đầu càng rùng mình hơn, tôi quay lại (và) không có gì khác ngoài bóng đen phía trước mặt,” cha nói.
“Cũng là một con người nên mắt tôi cũng ươn ướt lệ. “Tôi nghĩ là mình đã bước chân ra đi, tôi cho là đã quá trễ, tôi không thể bơi ngược trở về.’.”
Tuy nhiên khi cha đến, cha trải nghiệm được những khía cạnh của đời sống sứ vụ trong một nền văn hóa nước ngoài mà nó có thể vượt quá mức. “Bạn thực sự hiểu được những giới hạn của mình khi bạn ở một môi trường nước ngoài. Bạn phải tập làm quen với đồ ăn, lối suy nghĩ của người ta – mọi thứ, nó rất khác biệt. Đặc biệt ở Châu Á,” cha nói.
Tuy nhiên, cha cũng cảm thấy “tính lãng mạn của sứ vụ.”
“Khi người ta quý bạn thì bạn nhận ra ngay lập tức,” cha nói. “Và một nhà thừa sai bằng cách này hay cách khác phải yêu quý những người mà mình đến phục vụ. Và một trong những cách để làm điều đó là phải học ngôn ngữ.”
Học ngôn ngữ cần phải có thời gian, Cha Hammond kể một vài chuyện vui khi ngài ghép các từ ngữ nghe âm giống nhau nhưng nghĩa thì lại hoàn toàn khác xa nhau.
Cha kể, có một lần trong tòa giải tội cha đã nói với một thanh niên lần hạt một chục kinh mân côi để đền tội. Tuy nhiên không biết vì cách cha phát âm sao đó mà nghĩa được dịch ra là phải uống một ly bia.
“Vì vậy bạn cảm thấy bực tức và thất vọng, tất cả mọi điều mà mọi con người đều có, và rồi thật tình cờ một người Triều tiên đến và họ giúp bạn cách nói một vài câu, bạn dần dần hiểu ra được nó,” cha kể.
Là một nhà thừa sai cũng “giống như một cây tre,” cha nói, “vấn đề quan trọng đối với cây tre là chúng cắm rễ sâu xuống và chúng thường mọc thành từng lùm với nhau. Và đó là những gì tôi suy nghĩ về một nhà thừa sai – chúng tôi phải cắm rễ xuống thật sâu, nhưng phải có thời gian. Anh không thể làm điều đó qua đêm.”
Cha nói có hai loại ngôn ngữ mà các nhà thừa sai phải học – ngôn ngữ của những người mà các cha phục vụ, và ngôn ngữ của trái tim.”
“Tôi phải cầu xin điều này mỗi ngày khi tôi thức dậy: ‘Lạy Chúa, xin làm cho con tim của con nên giống một người Triều tiên’,” cha nói.
Trong nhiều thập niên, cha Hammond phục vụ ở Triều tiên. Cha di chuyển hai lần trong một năm, vào mùa thu và mùa xuân, vào Bắc Hàn với Quỹ Eugene Bell để điều trị cho những người bị lao phổi đa kháng thuốc. Trong suốt thời gian ba tuần, nhóm nhân viên đến thăm 12 trung tâm lao trong bốn tỉnh thuộc nửa phía tây của quốc gia.
Từ năm 1995, Cha Hammond đã thực hiện 50 chuyến đi vào Bắc Hàn để điều trị cho các bệnh nhân. “Không có chuyến đi nào giống chuyến đi nào,” cha kể. “Luôn luôn có một sự khó khăn gì đó hay một điều gì đó mà anh không thể lường trước được. Nhưng đôi khi tôi hay nghĩ về những chuyến đi này theo hướng tâm linh hơn, Thiên Chúa thích gửi cho chúng ta những sự ngạc nhiên.”
Nhiều người trong vùng được kiểm tra dương tính với lao phổi, nó lây nhiễm qua không khí và ngủ im trong nhiều thập niên và tấn công khi hệ miễn dịch của con người bị yếu, Tiến sĩ Stephen Linton nói, ông là nhà sáng lập và là chủ tịch của Hội Eugene Bell.
Ở Bắc Hàn, “gần như cứ 20 người là có 1 người bị phơi nhiễm với lao phổi,” cha nói, và mấy trăm ngàn người được Liên Hợp quốc điều trị bệnh này mỗi năm.
Tuy nhiên, một tình trạng rất nghiêm trọng của lao phổi đa kháng thuốc là nó có thể vượt qua những liệu pháp điều trị sáu tháng, và khoảng 4-5 ngàn người phát triển sang căn bệnh này mỗi năm ở Bắc Hàn. Những người bị rơi vào căn bệnh này “tiếp nhận liệu pháp điều trị không thành công nhiều lần” và “bệnh rất nặng,” Tiến sĩ Linton nói, và sẽ chết trong khoảng thời gian 5 năm nếu họ không nhận được loại thuốc điều trị cần thiết cho nó. Tỷ lệ chữa lành trên toàn thế giới chỉ là 48 phần trăm.
Tiến sĩ Linton nói quỹ điều trị cho khoảng 1.200 bệnh nhân một năm trong suốt 18 tháng, với chi phí cao gấp 100 lần so với điều trị lao phổi thông thường. Công việc phải được thực hiện ở bên ngoài để tránh lây lan căn bệnh qua đường không khí trong một nơi khép kín, điều đó có nghĩa là đôi khi công việc được thực hiện dưới trời mưa hay trong mùa đông của Bắc Hàn.
“Tôi chợt tình cờ được đến với những người mà tôi phải đi ra vùng ngoại vi, như lời Đức Thánh Cha Phanxico nói,” Cha Hammond nói về công cuộc thừa sai của cha. “Và tôi nghĩ đó là nơi chúng tôi thuộc về, đơn giản là những nơi có đau khổ.”
Cha nói, “điều đó không có nghĩa là mọi người nên hoặc phải đến Bắc Hàn. Đối với tôi, vấn đề thực tế là ai cũng có thể trở thành nhà thừa sai, miễn là bạn đừng tập trung vào bản thân, nhưng là tập trung vào việc “làm sao để tôi thăng tiến bản thân tốt hơn và tinh thần vững mạnh.”
Cha không thể truyền giáo trong một quốc gia nơi sự tự do tôn giáo bị cấm đoán một cách triệt để. Nhưng cha Hammond thể hiện tình yêu của Đức Ki-tô đơn giản qua việc dấn thân vào sự nguy hiểm cho sức khỏe để điều trị cho những người bệnh nặng.
Cuộc chiến tranh Triều tiên 1950-53 nói theo ngữ nghĩa là chưa bao giờ kết thúc, nhưng chỉ dừng lại trên phương diện ngừng bắn. Một khu vực phi quân sự rộng 2,5 dặm phân chia Bắc và Nam Hàn, vũ trang hạng nặng và dày đặc binh lính hai bên. “Hòa bình” giữa hai nước, chứ không phải là ngừng bắn, là “vô cùng cần thiết,” cha nói.
“Hậu quả của việc không có hòa bình là một thảm họa,” cha nói. Thủ đô Seoul của Nam Hàn có 10 triệu dân và nằm trong tầm pháo kích của khu vực phi quân sự (DMZ). Bất kỳ cuộc xung đột quân sự nào giữa hai quốc gia sẽ gây hậu quả “khủng khiếp” về con số thương vong đối với người dân.
“Theo một ý nghĩa nào đó, đâu là những chất liệu cho hòa bình?” vị linh mục suy tư. “Đó là sự hòa giải giữa hai dân tộc Bắc và Nam Hàn. Là người ta đến với nhau.” Cả hai quốc gia, cha nói, có “cùng một ngôn ngữ, cùng văn hóa” và bán đảo “chưa bao giờ bị phân chia thành hai quốc gia” cho đến thế kỷ 20.
Các gia đình cũng bị ly tán. “Có những thành viên trong gia đình chưa bao giờ có liên lạc,” cha nói, “không có liên lạc viễn thông ở đó.”
“Đối thoại” giữa hai quốc gia cũng là một chìa khóa, cha nói. “Họ thường dùng cụm từ ‘đối thoại,’ nhưng nó cũng có nghĩa là sự tiếp xúc giữa người với người. Nó có thể được thực hiện qua thể thao, giới trẻ gặp gỡ nhau, những giáo sư trong lĩnh vực phi chính trị, các thầy cô giáo lịch sử, chính các thầy cô giáo, những người trẻ gặp gỡ nhau.”
Dù cha đã phục vụ ở Triều tiên trong nhiều thập niên, cha vẫn chưa dự định dừng công việc. “Tôi hy vọng trong những năm còn lại của cuộc đời tôi, theo một ý nghĩa nào đó, làm một tông đồ cho hòa bình, một tông đồ của hy vọng cho những người không có tiếng nói,” cha nói.
“Tôi muốn có thể được chết ở đó, vì ở đó có những người tôi đã rửa tội,” cha nói về Nam Hàn. “Có những người tôi đã chôn cất, vậy thì tại sao tôi lại không trở thành một phần trong đó?”

[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/08/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét