TIẾP KIẾN CHUNG: Giô-na, Cậy Trông và Cầu Nguyện
‘Tuy nhiên, Thiên Chúa biết sự yếu đuối của chúng ta, Người biết rằng chúng ta nhớ đến Ngài để cầu xin trợ giúp, và với nụ cười bao dung của một người cha, ngài hồi đáp cho chúng ta một cách rộng rãi.’
18 tháng 1, 2017
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp Kiến Chung trong Sảnh đường Phaolo VI:
__
GIẢNG HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em.
Trong số những ngôn sứ của Israel, một nhân vật hơi khác thường nổi lên trong Kinh Thánh, một tiên tri tìm cách trốn tránh tiếng gọi của Thiên Chúa, từ chối đặt mình vào vị trí phục vụ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đó là tiên tri Gio-na, câu chuyện của ông được kể trong một sách nhỏ chỉ có bốn chương, một dạng của dụ ngôn cho một giáo huấn vĩ đại, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn tha thứ.
Giô-na là một tiên tri “lữ hành,” và cũng là một tiên tri chạy trốn! Ông là một tiên tri lữ hành vì Thiên Chúa gửi ông “ra vùng ngoại vi,” của Ni-ni-vê, để rao giảng sự sám hối cho người dân của thành lớn ở đó. Tuy nhiên, với một người Israel như Giô-na, Ni-ni-vê đại diện cho một thực tại đầy đe dọa, kẻ thù đặt chính Giê-ru-sa-lem vào nguy hiểm, và vì thế là phá hủy, chắc chắn không được cứu. Vì vậy, khi Thiên Chúa gửi Gio-na đến rao giảng cho thành đó, tiên tri biết lòng nhân từ của Thiên Chúa và lòng muốn tha thứ của Người, đã tìm cách rút lui khỏi nhiệm vụ và chạy trốn.
Trong cuộc chạy trốn, tiên tri lại tiếp xúc với những người ngoại giáo, những thủy thủ của con tàu mà ông đang trên đó để chạy trốn Thiên Chúa và sứ vụ của ông. Và ông trốn thật xa, vì Ni-ni-vê nằm trong địa hạt của Iraq và ông trốn đến Tây ban nha. Ông chạy trốn trong sự đứng đắn. Quả thật, chính thái độ của những con người này, mà sau đó trở thành dân thành Ni-ni-vê, làm cho chúng ta ngày nay phải suy tư về sự cậy trông, được thể hiện bằng lời cầu nguyện trong những khi đối mặt với nguy hiểm và cái chết.
Quả thật, trong chuyến vượt biển, một trận bão kinh hoàng nổ ra và Giô-na bỏ xuống hầm tàu và đắm mình trong giấc ngủ. Ngược lại, những người thủy thủ thấy mình bị bơ vơ, “mỗi người kêu khóc lên vị thần của họ”: họ là những người ngoại giáo (Gn 1:5). Viên thuyền trưởng đánh thức Giô-na và nói với ông, “Sao lại ngủ thế này? Dậy! Kêu cầu thần của ông đi! May ra vị thần ấy sẽ nghĩ đến chúng ta và chúng ta khỏi mất mạng.” (Jn 1:6).
Hành động của “những người ngoại đạo” này là hành động đúng đắn trong lúc đối mặt với cái chết, đối mặt với nguy hiểm, vì chỉ bằng cách đó thì con người mới trải nghiệm trọn vẹn tính mỏng giòn của họ và cần ơn cứu độ. Sự kinh hoàng trước cái chết theo bản năng đánh thức sự cần thiết cậy trông vào Thiên Chúa hằng sống. “May ra vị thần ấy nghĩ đến chúng ta và chúng ta khỏi mất mạng”: là những lời nói cậy trông trở thành lời cầu nguyện, mà lời van xin đầy thống khổ phát ra từ miệng của một con người đang đối mặt với sự nguy hiểm chết người trước mặt.
Chúng ta rất dễ dàng hướng về với Thiên Chúa trong những lúc nguy nan và xem như đó là một lời cầu nguyện đầy tính tư lợi, tức là, không hoàn hảo. Tuy nhiên, Thiên Chúa biết sự yếu đuối của chúng ta, Người biết rằng chúng ta nhớ đến Ngài để cầu xin trợ giúp, và với nụ cười bao dung của một người cha, ngài hồi đáp cho chúng ta một cách rộng rãi.
Khi Giô-na, hiểu rõ được những trách nhiệm của ông, bị quăng xuống dưới biển để cứu những người cùng đi trên thuyền, cơn bão đã lắng dịu. Cái chết cận kề đưa những con người ngoại giáo đó đến lời cầu xin và, bất chấp mọi thứ, bắt ngôn sứ sống ơn gọi trong sự phục vụ tha nhân, chấp nhận hy sinh bản thân vì tha nhân, và từ đó làm cho những người sống sót nhận ra được Thiên Chúa thật và ca khen Người. Những người thủy thủ, nạn nhân của nỗi sợ hãi, hướng về những vị thần của họ và cầu xin, bây giờ với sự kính sợ chân thành Thiên Chúa, nhận biết Thiên Chúa thật và dâng lên những sự hy sinh và thề hứa. Cậy trông, động lực xui khiến họ cầu nguyện để họ được sống, bây giờ được tỏ lộ sức mạnh nhiều hơn và tạo nên một thực tại vượt ra ngoài những gì họ mong đợi: họ không chỉ thoát khỏi cơn bão tố, nhưng họ mở lòng ra nhận biết Thiên Chúa thật và duy nhất của trời và đất.
Rồi sau đó, dân thành Ni-ni-vê, khi đứng trước viễn cảnh bị phá hủy, cũng cầu nguyện, được thúc giục bởi lòng cậy trông vào sự tha thứ của Thiên Chúa. Họ đã đền tội, khẩn cầu Thiên Chúa và sám hối trở về với Người, bắt đầu từ vua, giống như viên thuyền trưởng, lên tiếng nói với sự cậy trông rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (Gn 3:9). Với họ cũng như vậy, cũng như những thủy thủ trong cơn bão tố, đã đối mặt với cái chết và được cứu thoát đã dẫn đưa họ đến với sự thật. Vì thế, dưới lòng thương xót của Thiên Chúa, và thậm chí còn nhiều hơn nữa dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua, cái chết có thể trở thành, như đối với Thánh Phanxico Assisi, “chị tử thần của chúng ta” và đại diện cho mỗi con người mỗi người trong chúng ta, cơ hội lạ lùng được biết sự cậy trông và gặp gỡ Thiên Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu được sự liên hệ giữa lời cầu nguyện và sự cậy trông. Lời cầu nguyện dẫn đưa chúng ta tiến bước với lòng cậy trông khi mọi việc trở nên u ám, cần phải có nhiều lời cầu nguyện hơn! Và sẽ có thêm nhiều cậy trong. Cảm ơn anh chị em.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]
Tiếng Ý
Xin gửi lời chào nồng hậu đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý. Cha xin chào đoàn hành hương của Dòng Nữ tu Augustine Tôi Tớ Chúa Giê-su và Mẹ Maria, các Tu sĩ Dòng Augustine và Hiệp hội Công chứng Công giáo, cùng đi theo đoàn có Đức Tổng Giám mục giáo phận Assisi, Đức ông Domenico Sorrentino. Cha xin gửi lời chúc đến tất cả anh chị em rằng chuyến hành hương về Thành Roma có thể khơi gợi cho mỗi người suy tư nhiều hơn về Lời Chúa để có thể từ đó nhận biết Chúa Giê-su Đấng Cứu Độ.
Cuối cùng, cha xin chào các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới. Hôm nay bắt đầu Tuần Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Ki-tô Hữu, mà trong năm nay chúng ta đã suy tư về tình yêu của Đức Ki-tô, thúc đẩy chúng ta đến sự hòa giải. Các bạn trẻ thân mến, hãy cầu nguyện để mọi Ki-tô hữu có thể trở nên một gia đình; anh chị em bệnh nhân thân yêu, hãy dâng sự đau khổ của anh chị em để làm của lễ cho sự hiệp nhất của Giáo hội; và chúng con, những đôi tân hôn, hãy trải nghiệm tình yêu nhưng không như tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/01/2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét