Trong một năm được đánh dấu bởi chiến tranh, khủng hoảng đạo đức và những biến động chính trị và tôn giáo. Đức Thánh Cha Phanxico vẫn duy trì vững vàng những lời yêu cầu khẩn thiết về lòng thương xót và tình huynh đệ.Graphic design by David Chen
Điểm báo năm 2016: những bức tường và những cầu nối
28 tháng 12, 2016
Trong suốt năm 2016, Đức Thánh Cha Phanxico liên tục nói về những bức tường và các cầu nối. Đó là một phép ẩn dụ khôn khéo về những gì diễn ra trong thế giới Công giáo năm 2016.
“Một người chỉ nghĩ đến việc xây các bức tường ngăn cách, bất kể ở chỗ nào, mà không xây những cây cầu nối, không phải là người Ki-tô hữu. Đây không phải là Tin Mừng,” Đức Thánh Cha nói trong một lần họp báo trên máy bay ngày 18 tháng Hai.
“Những người cha đẻ thành lập (Liên Minh Châu Âu) là những sứ giả của hòa bình và những tiên tri của tương lai. Ngày nay, hơn bao giờ hết, tầm nhìn của họ khơi nguồn cảm hứng cho chúng ta để xây những chiếc cấu nối và phá đổ những bức tường ngăn cách,” Đức Phanxico nói với các nhà chính trị Châu Âu ở Aachen, Đức, khi ngài nhận giải thưởng Charlemagne Quốc tế ngày 6 tháng Năm.
“Chúng con có biết cây cầu đầu tiên cần phải xây dựng là gì không? Đó là cây cầu có thể xây dựng ngay tại đây và ngay bây giờ bằng cách đưa tay ra và bắt tay mọi người. Đây là cây cầu vĩ đại của tình huynh đệ,” ngài nói trước hàng trăm ngàn bạn trẻ Công giáo tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới ở Krakow, Ba lan ngày 31 tháng Bảy.
“Bất cứ nơi đâu có một bức tường, nơi đó có một tâm hồn đóng lại. Chúng ta cần những cây cầu nối, không cần những bức tường ngăn cách! Đức Thánh Cha tuyên bố trước đám đông tại Quảng trường Thánh Phê-rô trong bài huấn từ Kinh Truyền Tin ngày 9 tháng Mười Một.
Bình luận trên máy bay trước các nhà báo về những chiếc cầu nối và các bức tường ngăn cách thu hút nhiều sự chú ý nhất. Các phóng viên hỏi Đức Phanxico về lời hứa trong chiến dịch tranh cử của Donald Trump sẽ xây những bức tường dọc biên giới giữa Hoa kỳ - Mexico dài 3.201 km. Đức Thánh Cha trước hết cảnh báo các ký giả rằng ngài không bình luận về tính chính trị của việc bầu cử của bất kỳ quốc gia nào, sau đó đưa ra nhận xét đơn giản mang ý nghĩa chung chung về những nền tảng hơn là lối nói trong cuộc tranh cử của ông Trump.
Trump cũng đã tìm cách trả đũa khi ông ta quyết định đối lại với những nhận xét của Đức Thánh Cha, ông ta tuyên bố rằng một ngày nào đó Vatican sẽ cần Donald Trump để bảo vệ Tòa Thánh chống lại sự xâm lăng của Nhà nước Hồi giáo và gọi những bình luận của người cha tinh thần của hơn một tỷ người Công giáo là “đáng xấu hổ.”
Có thể là vị Giáo hoàng 80 tuổi nhìn thấy một điều gì đó về thế giới của chúng và thời đại của chúng ta nên ngài kêu gọi sự chú ý. Điều đó được nhấn mạnh bằng việc chọn năm 2016 là Năm Thánh của Lòng Thương Xót. Những bức tường ngăn cách và các cầu nối có thể là chìa khóa cho các tín hữu hiểu được ý nghĩa năm 2016.
Hàng ngàn bạn trẻ tập trung tại Krakow, Ba lan, tháng Bảy trong Ngày Giới trẻ Thế giới. (CNS Photo)
Khi tranh cãi bị rò rỉ từ tòa án đưa ra phán quyết cho đạo luật mới cho phép trợ tử trong những trường hợp giới hạn, Đức Hồng y Thomas Collins của Toronto bị bỏ rơi khẩn cầu tiếng nói chân thành, thẳng thắn và đơn giản.
“Thuật ngữ hiện nay được chính thức công nhận, chẳng hạn ‘Trợ tử bằng y khoa,’ không mô tả sự trợ giúp của y khoa khi hấp hối,” Đức Collins nói hôm 20 tháng Sáu. “Nó miêu tả sự giết người. Chúng ta phải nói điều chúng ta muốn nói và phải làm rõ những gì chúng ta nói.”
Vấn đề bây giờ là quyền được chết trong một môi trường có y khoa hỗ trợ đang tạo ra những đòi hỏi rằng bắt buộc phải có ai đó cung cấp dịch vụ này. Liệu sự bắt buộc này có áp đặt vào cá nhân các bác sĩ? Vào chuyên nghành y tế nói chung? Vào các tổ chức, trong đó có cả các bệnh viện, viện dưỡng lão, bệnh viện cho người hấp hối của Công giáo? Có rất nhiều câu hỏi chưa được trả lời và người Công giáo, trong đó có các bác sĩ và y tá, cảm thấy họ bị lâm vào ngõ cụt trong cuộc tranh luận.
Công việc xây dựng những chiếc cầu nối vẫn không bao giờ xong. Đức Collins và các giám mục khác vượt qua các giới hạn tôn giáo để vận động hành lang cho các cách thức khác có ý nghĩa hơn để chăm sóc người hấp hối, bất cứ điều gì mà luật pháp có thể nói về việc trợ tử.
“Những truyền thống của chúng tôi nói rằng việc hỗ trợ người trong giai đoạn cuối đời là rất có ý nghĩa và có mục đích,” một tuyên ngôn chung ngày 14 tháng Sáu của các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo nói. “Thăm viếng người bệnh, và chăm sóc người hấp hối là giáo lý cốt lõi của đức tin của các tôn giáo của chúng tôi và phản ánh những giá trị chung của chúng tôi là người Canada. Lòng thương xót là một yếu tố nền tảng của giá trị của người Canada, và nó là một bổn phận của các viên chức đắc cử ở mọi cấp bậc của chính phủ phải hỗ trợ một chiến lược chăm sóc khỏe mạnh, đầy đủ trang thiết bị, chăm sóc êm ái trên toàn quốc.”
Họ tranh cãi rằng chẳng có sự lựa chọn có ý nghĩa nào cho việc chăm sóc cuối đời nếu việc chăm sóc êm ái chỉ dành cho một phần ba dân số Canada.
Hy vọng chỉ còn đặt vào dự luật của thành viên Đảng Bảo Thủ trong đó đòi hỏi chính phủ phải đưa ra được chương trình quốc gia cung cấp sự chăm sóc êm ái chung cho tất cả. Các dự thảo luật của nhóm thành viên này khó có thể trở thành luật, nhưng cả ba đảng đều quan tâm đến Dự luật C-277 và nó có thể giành được số đông đồng thuận tại Hạ viện vào tháng Hai.
Tổ chức Công giáo Sự sống và Gia đình lặp lại lời thỉnh cầu về sự chăm sóc êm ái bằng cách nhắc nhở các nhà chính trị rằng chăm sóc cho người ốm và người hấp hối là một trong những điều làm chúng ta là con người đích thực.
“Sự nhân đạo đơn sơ trong việc chăm sóc êm ái chạm đến tâm hồn và an ủi họ, vì họ trải nghiệm được sự tôn trọng thân xác và nhân phẩm của họ tại giây phút mong manh và dễ tổn thương nhất của cuộc đời,” giám đốc điều hành COLF, ông Michele Bouvla viết trong một lá thư gửi Quốc hội ngày 8 tháng 12.
Pope Francis greets Syrian refugees he took back from Greece in Rome in April. (CNS photo)
Ở phạm vi quốc gia, người Canada vẫn duy trì một cầu nối cho những người tị nạn Syria đau khổ. Như lời hứa ban đầu vào năm 2015 là đưa 25.000 người tị nạn Syria sang Canada đã tăng lên 36.393 tính đến ngày 4 tháng 12. Các giáo xứ Công giáo tiếp tục đáp lời một cách quảng đại qua những chương trình tài trợ riêng, bất kể những sự chậm trễ quan liêu từ khi chính phủ đạt đến con số như lời hứa vào cuối tháng Hai.
Tuy nhiên, những vấn đề về sự diệt chủng ở Trung đông, đe dọa quét sạch Ki-tô giáo cổ xưa, người Yazidi và những nhóm thiểu số khác, sẽ không thể giải quyết được gì bằng việc tái định cư cho một vài ngàn người tị nạn. Hiệp hội Trợ cấp xã hội Công giáo Cận đông của Canada, Tổ chức Công giáo Canada về Phát triển và Hòa bình, tổ chức Phục vụ Người Tị nạn của Dòng Tên và Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn Canada tiếp tục gây quỹ và gửi những chương trình hỗ trợ người tị nạn đang hy vọng tái thiết lại được các cộng đồng của họ.
Tổ chức Phát triển và Hòa bình giúp thiết kế và tham gia vào sự hồi đáp Caritas toàn cầu cho cuộc khủng hoảng của Syria bị chiến tranh xé nát — một sự hồi đáp mà Đức Thánh Cha Phanxico giúp bắt đầu thực hiện vào tháng Bảy.
“Thật không thể chấp nhận được rằng quá nhiều người không có khả năng tự bảo vệ — trong số đó có nhiều trẻ nhỏ — phải trả giá cho cuộc xung đột, vì sự đóng cửa lòng ý muốn của một ý chí muốn hòa bình giữa những giới quyền lực,” Đức Thánh Cha nói.
Tháng 12, Aleppo sụp đổ và Liên Hiệp quốc gọi đó là một “sự tan chảy của lòng nhân đạo.”
Xây dựng những chiếc cầu nói là một công việc mong manh. Đức Thánh Cha Phanxico thấy ngài một mình như đang đi trên một chiếc dây xiếc căng hồi tháng Hai khi ngài cố gắng đưa bàn tay huynh đệ đại kết tới Đức Đại thượng Phụ Kirill ở Moscow. Một cuộc gặp gỡ ngắn giữa vị Giáo hoàng của Roma và Giáo chủ Moscow tại Sân bay Quốc tế José Marti của Havana ngày 12 tháng Hai với kết quả là một thỏa thuận giữa hai vị lãnh đạo để bảo vệ người Ki-tô hữu trong một thế giới vừa chứng kiến vụ bắt cóc và chặt đầu 21 người Ki-tô hữu Coptic ở Libya.
Khả năng xây dựng cầu nối của Đức Thánh Cha Phanxico đi theo cả hai hướng vượt qua những chia rẽ lịch sử trong Giáo hội của Đức Ki-tô. Bước đi của ngài tiến đến việc chữa lành những sự chia rẽ của 1054 năm với Chính Thống giáo trùng khớp với cam kết vượt qua sự chia cách với Tin lành ở Giáo hội Tây phương hiện đang bước vào kỷ niệm 500 năm.
Đức Thánh Cha đến Thánh Đường Lund ở Thụy Điển ngày 31 tháng 10 để kỷ niệm 500 năm kể từ khi Giáo hội Luther đi theo con đường tách khỏi Roma. Tại đó ngài nói đến cả hai phía trong sự ly khai của Giáo hội Cải cách giữ vững “niềm tin chân chính.” Ngài cũng cam kết rằng Công giáo và Luther, cả hai đều khẳng định niềm tin vào sự hiện hữu thật trong bí tích Truyền phép Thánh Thể, sẽ tiếp tục những bước tiến để đạt đến một nghi thức chịu phép Thánh Thể chung.
Đức Đại Thượng Phụ Bartholomew của Constantinople thậm chí đã có lời kết luận trong những tranh cãi của Công giáo có nguy cơ trở nên xấu khi năm 2016 đến gần. Tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxico đã cho ra đời Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), tông huấn về đời sống gia đình, nói chung được đại đa số đón nhận. Tuy nhiên, có một phản ứng mạnh trong nhóm bảo thủ của Vatican.
Bắt đầu là một “sự hoài nghi” được gửi đến Đức Thánh Cha vào tháng Chín, tiếp theo là một loạt những phỏng vấn của báo chí và những ấn bản công khai những câu hỏi của họ với Đức Thánh Cha Phanxico vào tháng Mười Một, bốn vị hồng y đòi hỏi Đức Thánh Cha Phanxico “làm sáng tỏ” giáo huấn của ngài về chăm sóc mục vụ cho những người Công giáo đã ly dị và tái hôn trong Amoris Laetitia — thậm chí với Đức Hồng Y Raymond Burke người Mỹ cảnh báo Giáo hoàng bằng một “hành động điều chỉnh chính thức.”
Các Đức Hồng y Lorenzo Baldisseri và Christoph Schonborn đang cầm tông huấn của Đức Phanxico về gia đình, ‘Amoris Laetitia.’ (CNS photo)
Đức Đại Thượng Phụ của Constantinople đã ngồi và đọc 264 trang những suy tư của Đức Thánh Cha Phanxico trong hai thượng hội đồng về hôn nhân và gia đình, sau đó viết trên L’Osservatore Romano ấn bản ngày 2 tháng 12 rằng Giáo hoàng của Roma đã viết những điều nền tảng vượt trên cả những quy trình hợp pháp của trí óc.
Amoris Laetitia “trước tiên và trên hết nhắc lại lòng thương xót và trắc ẩn của Thiên Chúa chứ không chỉ thuần túy là những quy phạm đạo đức và quy định của giáo luật,” Đức Bartholomew viết.
Trên khắp thế giới trong năm 2016, nền dân chủ đã đạt được những kết quả kinh hoàng. Tháng Ba, một nước Anh bị chia rẽ đã bỏ phiếu rút khỏi Liên Minh Châu Âu, quay lưng lại với một tổ chức đã giúp tìm được và nâng cao được ý thức về cuộc Chiến Tranh Thế Giới thứ Hai. Vào tháng Năm, người Philippine bầu chọn một tổng thống, ông khuyến khích công dân giết những người mà họ nghi ngờ bán và sử dụng ma túy. Vào tháng Tám, một quốc hội dàn xếp và thỏa hiệp truất phế Tổng thống Dilma Roussef của Bazil được bầu chọn một cách dân chủ.
Đầu ngày 16 tháng Bảy, chính phủ được bầu chọn một cách dân chủ của Thổ nhĩ kỳ đã chộp ngay lấy cơ hội thừa lúc đảo chính lộn xộn để treo hiến pháp Thổ nhĩ kỳ và bắt đầu tống giam và bắn hàng trăm ngàn những người bị tình nghi là đối thủ — chủ yếu là các giáo viên và nhân viên dân sự. Vào tháng Mười Một, người Mỹ không còn tinh thần tranh luận dân sự. Họ bầu chọn một trùm tư bản bất động sản khoa trương làm tổng thống, một người có lời bình luận trên mạng xã hội lúc đêm khuya như, “Cuộc tranh cử này hoàn toàn là trò hề. Chúng ta không phải là một nước dân chủ!”
Trong một sự kiện chiến dịch bên Tin lành, Trump bào chữa cho việc không xin Chúa tha thứ bằng cách nói về việc ông tham dự Phép Thánh Thể trong một nhà thờ thuộc phái Trưởng lão.
“Khi tôi uống một chút rượu của tôi — đó là loại rượu duy nhất tôi uống — và ăn miếng bánh giòn, tôi nghĩ rằng đó là một hình thức cầu xin sự tha thứ, và tôi làm việc đó rất thường xuyên theo khả năng có thể vì tôi cảm thấy tôi trong sạch,” ông ta nói. “tôi nghĩ đến cụm từ ‘chúng ta cứ tiếp tục và chúng ta cứ làm cho đúng.’”
Bị đẩy vào một cuộc khủng hoảng, thế giới vẫn tìm cách xích lại gần với nhau. Vào tháng Ba, khí quyển bước tới đỉnh điểm — 400 ppm trong không khí chúng ta hít thở. Các nhà khoa học đặt mức an toàn là 350 ppm. Ngày 22 tháng Tư một số các quốc gia, trong đó có Canada, ký Hiệp ước Paris cam kết hành động vì sự biến đổi khí hậu. Vào tháng Mười Hai, 117 quốc gia đã thông qua Hiệp ước.
Tháng Chín, toàn thế giới chứng kiến lễ phong hiển thánh Mẹ Teresa, người là hiện thân của sức mạnh của lòng thương xót bằng công việc của mẹ giữa các người nghèo.
“Lòng thương xót của Thiên Chúa không phải là một ý tưởng trừu tượng, nhưng là một thực tại cụ thể qua đó Ngài tỏ lộ tình yêu của Ngài như tình yêu của một người cha hay người mẹ, bị rung động từ tận sâu thẳm tâm hồn và thể hiện ra bằng tình yêu dành cho đứa con của họ,” Đức Thánh Cha nói với chúng ta khi ngài khai mạc Năm Thánh Đặc Biệt.
“Thiên Chúa không có sự ghi nhớ tội lỗi,” ngài nói khi đóng các Cửa Thánh của Vương Cung Thánh Đường Thánh Phê-rô ngày 20 tháng Mười Một.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/12/2016]