Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2016

Đức Thánh Cha kêu gọi Hành động trước tình trạng Biến đổi Khí hậu, thoát ra khỏi những áp lực Chính trị và Kinh tế

Đức Thánh Cha kêu gọi Hành động trước tình trạng Biến đổi Khí hậu, thoát ra khỏi những áp lực Chính trị và Kinh tế

Ngài nói không còn thời gian để lãng phí; đặc biệt người nghèo đang bị lệ thuộc vào nó
15 tháng 11, 2016
Đức Thánh Cha kêu gọi Hành động trước tình trạng Biến đổi Khí hậu, thoát ra khỏi những áp lực Chính trị và Kinh tế
Pixabay CC0 - LoggaWiggler
Đức Thánh Cha Phanxico nói chúng ta có một “trách nhiệm luân lý và đạo đức vô cùng quan trọng” để hành động trước tình trạng biến đổi khí hậu “không thể trì hoãn,” gạt sang một bên những lợi ích cá nhân và tiến tới “với tâm thế thoát khỏi những áp lực chính trị và kinh tế.” Đặc biệt, những người nghèo nhất và những thế hệ tương lai đang phải lệ thuộc vào nó.
Đức Thánh Cha nói trong thông điệp ban hành hôm nay và gửi đến ngoại trưởng Ma-rốc, Salaheddine Mezouar.
Ngoại trưởng làm chủ tọa phiên họp thứ 22 của Hội nghị Các Chính phủ Thành viên của Công Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu (COP22), diễn ra ở Ma-rốc vào Thứ Sáu.
“Tình trạng suy giảm môi trường hiện tại, có mối tương quan rất gần với sự suy giảm nhân văn, đạo đức và xã hội mà chúng ta phải trải qua mỗi ngày, lên tiếng kêu gọi tất cả chúng ta, mỗi người với vai trò và năng lực riêng, và dẫn đưa chúng ta đến để gặp gỡ tại đây với một cảm nhận được canh tân về ý thức và trách nhiệm,” Đức Thánh Cha nói.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng Hiệp Ước Paris vừa được đưa vào áp dụng, và việc thông qua nghị quyết đã diễn ra gần một năm trước “thể hiện một nhận thức rất quan trọng rằng, đối mặt với những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu, hành động của cá nhân và/hay quốc gia vẫn chưa đủ; thay vào đó cần phải thực hiện một hành động có tính trách nhiệm chung hoàn toàn nhắm đến mục tiêu ‘cùng làm việc để xây dựng căn nhà chung của chúng ta.’”
Ngài Phanxico nói rằng công ước làm vững mạnh cho nhận thức của chúng ta rằng “chúng ta phải sử dụng trí tuệ của chúng ta để hướng dẫn kỹ thuật, cũng như để canh tác và hạn chế năng lượng sử dụng của chúng ta, và để ‘đưa nó đến mục tiêu phục vụ cho một loại hình phát triển khác, sự phát triển mạnh khỏe hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, và toàn diện hơn,’ để có thể đưa kinh tế vào phục vụ nhân vị, để xây dựng hòa bình và công bằng và để bảo vệ môi trường.”
Dưới đây là toàn văn thông điệp, do văn phòng báo chí Vatican phát hành:
Kính gửi ngài Salaheddine Mezouar, Bộ trưởng Ngoại vụ và Hợp tác của Vương quốc Ma-rốc và là Chủ tịch của phiên họp thứ 22 của Hội nghị các Quốc gia Thành viên của Công Ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP22) (Marrakesh, 7-18 tháng 11, 2016).
Thưa ngài, tình trạng suy giảm môi trường hiện tại, có mối tương quan rất gần với sự suy giảm nhân văn, đạo đức và xã hội mà chúng ta phải trải qua mỗi ngày, lên tiếng kêu gọi tất cả chúng ta, mỗi người với vai trò và năng lực riêng, và dẫn đưa chúng ta đến để gặp gỡ tại đây với một cảm nhận đổi mới về ý thức và trách nhiệm.
Vương quốc Ma-rốc chủ sự COP22 vài ngày sau khi Hiệp Ước Paris được đưa vào thi hành, và đã được thông qua gần một năm trước. Việc thông qua Hiệp Ước thể hiện nhận thức quan trọng rằng, khi đối mặt với những vấn đề phức tạp như biến đổi khí hậu, hành động của cá nhân và/hay quốc gia vẫn chưa đủ; thay vào đó cần phải thực hiện một hành động có tính trách nhiệm chung hoàn toàn nhắm đến mục tiêu ‘làm việc chung để xây dựng căn nhà chung của chúng ta. Về mặt khác, chúng ta phải sử dụng trí tuệ của chúng ta để hướng dẫn kỹ thuật, cũng như để canh tác và hạn chế năng lược sử dụng của chúng ta, và để ‘đưa nó đến mục tiêu phục vụ cho một loại hình phát triển khác, sự phát triển mạnh khỏe hơn, nhân bản hơn, xã hội hơn, và toàn diện hơn,’ để có thể đưa kinh tế vào phục vụ nhân vị, để xây dựng hòa bình và công bằng và để bảo vệ môi trường.
Hiệp Ước Paris đã vạch ra một con đường rõ ràng để dựa trên đó toàn cộng đồng quốc tế được kêu gọi phải gắn kết vào; COP22 thể hiện một giai đoạn trọng tâm của con đường này. Nó ảnh hưởng đến toàn nhân loại, đặc biệt những người nghèo nhất và những thế hệ tương lai, những người đại diện cho các thành phần không có khả năng bảo vệ trước những tác động phức tạp của biến đổi khí hậu, và kêu gọi chúng ta nhận lấy trách nhiệm luân lý và đạo đức vô cùng quan trọng để có hành động không ngay lập tức, gạt sang một bên những lợi ích cá nhân và tiến tới “với tâm thế thoát khỏi những áp lực chính trị và kinh tế, gạt sang một bên những lợi ích và hành vi cá nhân.
Liên quan đến việc này tôi xin gửi lời chào đến ngài, thưa ông Tổng thống, và tất cả các vị tham dự trong Hội nghị, cùng với sự cổ vũ mạnh mẽ của tôi rằng công việc của quý vị trong những ngày này được truyền cảm hứng từ tinh thần hợp tác và xây dựng được diễn đạt trong COP21. Sau Hội nghị này là bước vào giai đoạn thực thi Hiệp Ước Paris: một thời khắc trao đổi rất đẹp, bước vào một con đường cụ thể hơn của những khung luật, những cơ cấu cơ quan và những yếu tố cần thiết để việc áp dụng được chính xác và hiệu quả. Đây là những khía cạnh phức tạp không thể trao phó cho ý kiến riêng của giới chuyên môn kỹ thuật, nhưng nó đòi phải có sự khuyến khích và ủng hộ liên tục của chính trị, dựa trên nền tảng của sự thừa nhận rằng chúng ta là ‘một gia đình nhân loại duy nhất. Không có các biên giới hoặc rào cản chính trị hoặc xã hội ẩn núp ở đằng sau, và ít còn chỗ đứng hơn nữa cho sự toàn cầu hóa tính thờ ơ.’
Một trong những đóng góp chính của Hiệp Ước này là nó kích thích được việc xúc tiến những sách lược cho sự phát triển quốc gia và quốc tế đặt nền tảng trên chất lượng môi trường mà chúng ta định nghĩa nó như tình huynh đệ; quả thật, nó thúc đẩy tình đoàn kết liên quan đến những người không có khả năng bảo vệ và xây dựng trên những mối liên kết mạnh mẽ giữa cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và cuộc chiến chống đói nghèo. Mặc dù về bản chất tự nhiên còn rất nhiều yếu tố trong lĩnh vực này, nhưng tất cả chúng ta đều biết nó không thể bị giới hạn riêng bởi chiều kích kinh tế và công nghệ; những giải pháp kỹ thuật là quan trọng nhưng chưa đủ; quan trọng hơn và chính xác hơn nữa là phải cân nhắc thật kỹ tới những khía cạnh đạo đức và xã hội của mô hình phát triển và tiến bộ mới.
Ở đây chúng ta đi vào những môi trường nền tảng của giáo dục và thúc đẩy những lối sống chú trọng đến những mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững; và chúng ta được nhắc nhở đến sự cần thiết phải thúc đẩy phát triển một ý thức trách nhiệm về ngôi nhà chung của chúng ta. Trong trách vụ này, tất cả các Quốc gia Thành viên đều được kêu gọi để đưa ra những đóng góp, cùng với những bên liên quan không thuộc các chính phủ thành viên: xã hội dân sự, khu vực tư nhân, thế giới khoa học, các tổ chức tài chính, các giới chức địa phương, các cộng đồng địa phương, các dân tộc bản địa.
Để kết luận, thưa ngài Tổng Thống và quý vị tham dự viên của COP22, tôi xin gửi đến những lời chúc tốt đẹp nhất để làm sao những văn bản của Hội nghị Marrakech được hướng dẫn bởi ý thức về trách nhiệm của chúng ta phải dẫn lối mỗi người chúng ta nhằm thực hiện một cách nghiêm túc một ‘văn hóa chăm sóc lan tỏa trong mọi xã hội,’ chăm sóc đến tạo vật, nhưng cũng còn anh chị em của chúng ta, xa hoặc gần về thời gian và không gian. Cách sống dựa trên văn hóa loại trừ là rất mong manh và không được có chỗ đứng trong những mô hình phát triển và giáo dục của chúng ta. Đây là một thách thức giáo dục và văn hóa đòi phải đưa ra được câu trả lời cho tiến trình áp dụng Hiệp Ước Paris nếu nó được thực hiện thực sự hiệu quả. Khi tôi cầu nguyện cho công việc thành công và đạt kết quả tốt của Hội nghị, tôi khẩn cầu cho ngài và những vị tham dự sự Chúc Lành của Đấng Toàn Năng, mà tôi nhờ quý vị chuyển tải đến mọi công dân của đất nước của quý vị.’
Thưa ngài Chủ tịch, xin nhận nơi tôi lời chào chân thành và thân ái nhất.
Từ Vatican, 10 tháng 11, 2016-11-15
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/11/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét