Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

Vatican: Vũ khí hạt nhân ngăn chặn “phải được thay thế” bằng đạo đức toàn cầu mới

Vatican: Vũ khí hạt nhân ngăn chặn “phải được thay thế” bằng đạo đức toàn cầu mới

Msgr. Antoine Camilleri, Undersecretary for Relations with States for the Vatican. - RV
Đức ông An-tôn Camilleri, Thứ trưởng Phân bộ Ngoại giao với các Chính phủ của Vatican. - RV
06/12/2016 14:21
(Vatican Radio) Hôm thứ Ba Vatican nói “tính logic của sự sợ hãi và bất tín được thể hiện bởi vũ khí hạt nhân ngăn chặn phải được thay thế bằng đạo đức toàn cầu mới” trong một phiên họp của Cơ Quan Năng lượng Quốc tế (IAEA).
“The promotion of nuclear security – preventing, detecting and responding to criminal or intentional unauthorized acts involving, or directed at, nuclear material, other radioactive material, associated facilities or associated activities – is of significant importance to the Holy See, said Msgr. Antoine Camilleri, Undersecretary for Relations with States.
The IAEA is holding the “International Conference on Nuclear Security: Commitments and Actions” in Vienna this week.
Dưới đây là toàn văn tham luận
Tham luận của Đức ông An-tôn Camilleri, Thứ trưởng Phân bộ Ngoại giao với các Chính phủ
Thưa ông Chủ tịch,
Tôi có vinh dự chuyển đến ông và tất cả quý vị đáng kính tại Hội nghị Quốc tế lần thứ hai về An ninh Hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế những lời chúc tốt đẹp nhất và những lời chào thân ái của Đức Giáo hoàng Phanxico.
Trong diễn văn tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc ngày 25 tháng 9 năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxico thúc đẩy cộng đồng quốc tế “cùng hoạt động cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân, bằng cách thực hiện trọn vẹn Hiệp ước Không Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, bằng văn bản và tinh thần, với mục tiêu ngăn cấm hoàn toàn những loại vũ khí này.” Vì vậy, Tòa Thánh rất vui mừng được tham dự Hội nghị này, từ đó đưa ra sự ủng hộ việc tiến tới an ninh hạt nhân.
Thưa ông Chủ tịch,
Việc thúc đẩy an ninh hạt nhân – ngăn ngừa, dò tìm và có sự đáp trả cho những hành động tội ác hoặc tham gia vi phạm có chủ đích, hay trực tiếp, nguyên liệu hạt nhân, những nguyên liệu phóng xạ khác, những khu chức năng liên quan hay những hoạt động liên quan – mang tầm mức vô cùng quan trọng đối với Tòa Thánh. Về một mặt, an ninh hạt nhân dẫn đến hòa bình và an ninh bằng sự đóng góp cho việc củng cố hệ thống quản lý không phổ biến hạt nhân và tạo ra tiến trình vô cùng cần thiết dẫn đến sự giải trừ hạt nhân. Về mặt khác, an ninh hạt nhân – có sự liên kết rất gần với an toàn hạt nhân và một “văn hóa an toàn” rộng mở hơn – thúc đẩy sự phát triển xã hội và khoa học bằng cách ứng dụng những kỹ thuật hạt nhân với mục đích hòa bình và thúc đẩy sự phát triển bền vững qua việc cải thiện nông nghiệp, quản lý nước, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, kiểm soát những căn bệnh truyền nhiễm, và những nỗ lực chống lại bệnh ung thư.
Những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện trong việc củng cố an ninh và an toàn hạt nhân: Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ 1540, các Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân, Quy ước Khủng bố Hạt nhân, và Các Luật Quản lý về An toàn và An ninh các Nguồn Phóng xạ và về Nghiên cứu các Lò phản ứng là một số những cơ cấu quan trọng đã được áp dụng. Sự hiện hữu và hoạt động chuyên môn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế cũng đóng góp những mặt quan trọng của công việc hướng đến an toàn hạt nhân, và Tòa Thánh nhân cơ hội này cảm ơn ông Tổng Giám đốc và toàn bộ nhân viên của Cơ quan về những nỗ lực của họ cho vấn đề này.
Nhưng đồng thời chúng ta không nên tự thỏa mãn. Sự thúc đẩy an ninh hạt nhân nhằm ngăn chặn hạt nhân và tiến đến một thế giới không có vũ khí hạt nhân đang đối mặt với những thách thức lớn, trong đó có những cố gắng còn bị giới hạn, còn thiếu và thường bị ngăn chặn. Vì thế, để trả lời một cách thỏa đáng cho những thách thức về an ninh hạt nhân, Tòa Thánh tin rằng điều thực sự quan trọng là cộng đồng quốc tế phải mang lấy tính đạo đức của trách nhiệm, để tăng cường bầu khí tin tưởng, và đẩy mạnh an ninh hợp tác qua đối thoại đa phương.
Tính logic của sự sợ hãi và bất tín được thể hiện bởi vũ khí hạt nhân ngăn chặn phải được thay thế bằng đạo đức toàn cầu mới. Chúng ta cần một tính đạo đức của trách nhiệm, của sự đoàn kết, và của an ninh hợp tác thích hợp cho công tác kiểm soát sức mạnh của công nghệ hạt nhân. Những đe dọa cho an ninh hạt nhân đại diện cho những thách thức nghiêm trọng về kỹ thuật và ngoại giao. Những vấn đề này phải được xử lý bằng cách giải quyết an ninh trên tầm mức rộng hơn, giải quyết những chiều kích về chính trị, kinh tế và văn hóa là nguyên nhân làm cho các nhân tố chính phủ và phi chính phủ tìm kiếm an ninh, tính hợp pháp và sức mạnh trong các loại vũ khí hạt nhân. Vì vậy, công việc cực kỳ quan trọng của việc củng cố an ninh hạt nhân phải được thực hiện trong bối cảnh của những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, sự tham gia chính trị, tôn trọng quyền căn bản của con người và pháp quyền, và sự hợp tác và đoàn kết trên mức độ khu vực và quốc tế.
Trong số những lĩnh vực đang cần phải tập trung nỗ lực thật nhiều, Phái đoàn của tôi muốn nhấn mạnh hai điểm:
1) Bảo vệ nguyên liệu hạt nhân: phải bảo đảm rằng nguyên liệu hạt nhân và những nguyên liệu phóng xạ khác được bảo quản an toàn phải được duy trì là trọng tâm cho hoạt động an ninh hạt nhân, vì thất bại trong quản lý nguyên liệu hạt nhân có thể dẫn đến những hậu quả thảm khốc.
2) Làm trung hòa những đe dọa trong nội bộ cũng như ngăn chặn những cuộc tấn công hệ thống thông tin trên những dữ liệu nhạy cảm và các cơ sở: tăng cường sự chú ý đến việc củng cố an ninh thông tin và an ninh máy tính cũng như bảo đảm tính bảo mật của thông tin liên quan đến an ninh hạt nhân.
Trong cả hai vấn đề, cần phải nhắc lại rằng cho dù trách nhiệm duy trì sự an ninh hạt nhân và nguyên liệu phóng xạ hiệu quả trong một chính phủ là thuộc trách nhiệm chính của chính phủ đó, nhưng sự hợp tác giữa các chính phủ cũng rất quan trọng vì những đe dọa và an ninh hạt nhân không kể đến biên giới và được tạo thuận lợi nhờ vào sự bất ổn và khủng hoảng chính trị mà thật đáng buồn nó đang lan tràn ở nhiều vùng trên thế giới. Vì thế, Tòa Thánh rất vui khi thấy IAEA và những chính phủ thành viên đã có những nỗ lực lớn để củng cố hệ thống quản lý an ninh, để gán cho nó một sự ưu tiên hàng đầu và để cải thiện và hoàn thiện những quy định và khung pháp lý cho nó. Những nỗ lực này phải được tiếp tục.
Thưa ông Chủ tịch,
Sự thành công của IAEA trong việc hoàn thành trách nhiệm của mình tùy thuộc chủ yếu vào cam kết của các Chính phủ Thành viên phải thực thi những nghĩa vị pháp lý và đạo đức của họ. Vì vậy, trách nhiệm của các Chính phủ Thành viên phải nằm vào trọng tâm của những thảo luận của chúng ta. Dĩ nhiên, gánh nặng trách nhiệm này rơi vào chủ yếu các Chính phủ Thành viên có sở hữu năng lực hạt nhân, đặc biệt những chính phủ có vũ khí hạt nhân.
Để kết luận, Tòa Thánh muốn nhấn mạnh rằng Tòa Thánh không có ảo tưởng về những thách thức đang nằm trước cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề chính là vì những thách thức này liên quan đến an ninh hạt nhân mà Tòa Thánh mong muốn lặp lại sự ủng hộ của mình cho IAEA khi tổ chức đang tìm cách để hoàn thành, bằng những con đường hiệu quả hơn, bằng vai trò không thể thiếu được của mình trong việc bảo đảm cho an ninh hạt nhân như là một phần của nỗ lực rộng lớn hơn để củng cố an ninh hợp tác. Như Đức Giáo hoàng Phanxico đã nói, “An ninh của tương lai của chúng ta tùy thuộc vào sự bảo đảm an ninh hòa bình cho người khác, vì nếu hòa bình, an ninh và ổn định không được thiết lập trên toàn cầu, thì chúng ta không thể an hưởng được chúng.” (Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico tại Hội nghị Vienna đã nói ở trên, 2014).
Xin cảm ơn Ông Chủ tịch.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/12/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét