Đức Thánh Cha Phanxico: Sự khắt khe, tính thế gian, một thảm họa cho các linh mục
Đức Thánh Cha Phanxico dâng lễ trong nhà nguyện Thánh Marta trong bức ảnh của Osservatore Romano, Vatican City, 28 tháng 11, 2016 - ANSA
09/12/2016 14:28
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ trong nhà nguyện Thánh Marta hôm sáng thứ Sáu, tập trung bài giảng vào những bài đọc trong ngày về sự cần thiết cho các linh mục biết phục vụ như những người trung gian đích thực cho tình yêu của Thiên Chúa, hơn là thành những người môi giới – “bước đi ở giữa” hay “người ở giữa” – chỉ liên quan đến việc tìm lợi lộc riêng.
Không là những linh mục “bước đi ở giữa”, hãy là những linh mục trung gian cho tình yêu của Thiên Chúa
Vai trò của người trung gian không giống vai trò của người môi giới – và các linh mục được kêu gọi để trở thành người trung gian cho đoàn chiên của họ.
“Người trung gian cho đi bản thân để kết hiệp với cộng đoàn, người ấy cho đi mạng sống. Đó là cái giá: mạng sống của người ấy – người ấy trả giá bằng mạng sống của mình, sự mỏi mệt, công việc, rất nhiều thứ, nhưng – trong trường hợp này là linh mục – để kết hiệp với đoàn chiên, để kết hiệp mọi người, để mang họ đến với Chúa Giê-su. Là Đấng Trung gian, Chúa Giê-su đã từ bỏ chính mình. Thánh Phaolo trong Thư gửi Phi-lip-phê nói rất rõ về điều này: ‘Người đã trút bỏ vinh quang, Người còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Đó là con đường: từ bỏ chính mình, tự hạ mình.”
Người linh mục chối bỏ trách vụ là một người trung gian, nhưng lại thích làm một người môi giới thì rất bất hạnh, và nhanh chóng trở nên buồn bã – và người ấy sẽ đi tìm hạnh phúc bằng việc khoe khoang bản thân và tạo cho mình có cảm giác “có quyền.”
Tính khắt khe làm chúng ta đẩy lùi những người đi tìm sự an ủi
Chúa Giê-su có một thông điệp rất mạnh mẽ cho những người “bước đi ở giữa” trong thời của ngài, những người thích đi tản bộ ở ngoài quảng trường để mọi người nhìn thấy:
“Để làm cho mình thành quan trọng, người linh mục môi giới phải giữ con đường khắt khe: thường tách biệt mình ra khỏi dân Chúa, họ không biết nỗi khổ của người dân là gì; họ quên những gì họ đã được học ở nhà, với công việc của thân phụ của họ, của mẫu thân, của ông, của bà, của các anh em … Họ quên tất cả những điều này. Họ rất khắt khe. Họ là những con người khắt khe đặt lên vai người tín hữu quá nhiều thứ mà họ không mang, như Chúa Giê-su nói về những người môi giới trong thời của Ngài: sự khắt khe. Họ tiếp xúc dân Chúa bằng một cái gậy trong tay: ‘Không được như vậy, không được như vậy …’ Và có rất nhiều người đến, tìm kiếm một chút an ủi, một chút thấu hiểu, bị đuổi đi bằng sự khắt khe này.”
Khi một linh mục khắt khe, trần tục trở thành như một công chức, kết quả người ấy thành một người kỳ quặc
Sự khắt khe – phá hỏng đời sống nội tâm của một người và thậm chí phá hỏng sự cân bằng tinh thần – ra đi với đôi tay xỏ găng ấm theo tính trần gian:
“Nói về tính khắt khe và tính thế gian, hồi trước có một đức ông cao tuổi của giáo triều đến với tôi, đức ông làm việc, một con người bình thường, một con người tốt, rất yêu Chúa Giê-su – và đức ông kể với tôi là đức ông đã đi mua vài cái áo sơ-mi ở Euroclero [cửa hàng quần áo văn phòng] và nhìn thấy một thanh niên – ngài nghĩ người thanh niên kia chưa quá 25 tuổi, chắc là một linh mục trẻ hoặc chuẩn bị làm linh mục – đứng trước cái gương, với cái áo khoác gi-lê rộng, bằng nhung, có sợi dây chuyền bạc. Sau đó anh này lấy một Saturno [một mũ lưỡi trai văn phòng], anh ta đội lên rồi ngắm nhìn mình. Thật là một con người thế gian và kỹ tính. Và vị linh mục đó – ngài rất thông thái, đức ông đó, rất thông thái – đã có thể vượt qua được nỗi đau, với một loạt câu hài hước rằng: ‘Thế là người ta nói rằng Giáo hội không cho phép truyền chức linh mục nữ!’ Vì vậy, việc người linh mục kia làm khi trở thành một chức sắc là một điều rất kỳ cục.”
Anh chị em có thể nhận ra một linh mục tốt qua cách ngài chơi đùa với trẻ em
“Trong việc kiểm tra lương tâm.” Đức Thánh Cha Phanxico nói, “hãy cân nhắc điều này: hôm nay tôi là một công chức hay là một người trung gian? Tôi có tự chăm sóc mình, tôi có tìm đến sự thoải mái cho riêng mình, sự thoải mái của riêng mình, hay tôi dành cả ngày để phục vụ mọi người?” Đức Thánh Cha tiếp tục nói, “Có lần, có người kể với tôi rằng ông ấy có thể biết một vị linh mục như thế nào qua thái độ của linh mục với các thiếu nhi: nếu ngài biết cách quan tâm chăm sóc một thiếu nhi, mỉm cười với một đứa trẻ, chơi với một trẻ … Điều đó thật tuyệt vời, vì điều đó có nghĩa là họ hiểu được ý nghĩa của việc tự hạ mình.” Đức Thánh Cha Phanxico nói, “những người bước đi ở giữa rất buồn, luôn mang khuôn mặt buồn hoặc quá nghiêm khắc, khuôn mặt tối tăm. Người môi giới có đôi mắt đen tối, rất đen tối! Người trung gian thì cởi mở: nụ cười, sự ấm áp, sự thấu hiểu, sự chăm sóc.”
Thánh Polycarp, Thánh Phanxico Xavier, Thánh Phaolo: ba biểu tượng của linh mục-trung gian
Trong phần cuối của bài giảng, Đức Thánh Cha đem đến ba “biểu tượng” của “những linh mục-trung gian mà không phải là môi giới.” Vị đầu tiên là Thánh Polycarp vĩ đại, ngài “không thỏa thuận cho ơn gọi và can đảm trên suốt con đường tiến đến giàn thiêu, và khi ngọn lửa bốc lên xung quanh, các tín hữu có mặt ở đó, họ ngửi thấy hương thơm của bánh.”
Ngài nói, “Đây là kết quả của một người trung gian: như một tấm bánh cho các tín hữu.” Một biểu tượng khác là Thánh Phanxico Xavier, chết khi còn trẻ tuổi trên bãi biển Shangchuan, “đang hướng về Trung Quốc” nơi mà Ngài muốn thẳng tiến đến nhưng không thể thực hiện được vì Chúa cất ngài về với Người. Và rồi, biểu tượng cuối cùng: Thánh Phaolo già nua trên Rặng Tam Sơn. “Sáng sớm hôm đó,” Đức Thánh Cha Phanxico nhắc những người đang hiện diện trong Thánh Lễ, “quân lính đến tìm ngài, họ bắt ngài, và ngài bước qua họ.” Ngài biết rằng đó là sự bội bạc nơi một số cộng đoàn Ki-tô hữu nhưng ngài đã chiến đấu rất nhiều, rất nhiều trong cuộc sống, đến mức ngài tự dâng mình cho Thiên Chúa như là một sự hy sinh.”
“Ba biểu tượng,” ngài kết luận, “có thể giúp chúng ta. Hãy nhìn xem, tôi muốn kết thúc đời linh mục của tôi như thế nào? Là một công chức, là một người môi giới, hay là một người trung gian nghĩa là, trên thập giá?”
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/12/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét