Diễn đàn: ‘Mẹ Maria, Đấng Cứu giúp người Ki-tô hữu’
Đức Hồng Y Tổng Giám mục Wuerl giáo phận Washington suy tư về Đức Mẹ Đầy ơn phúc khi chúng ta sắp kết thúc tháng mừng kính Mẹ
26 tháng 5, 2016
HỒNG Y DONALD WUERL
Pixabay CC0 - Falco
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Hồng y Donald Wuerl, Tổng Giám mục Giáo phận Washington, với đề tựa ‘Mẹ Maria, Đấng Bảo trợ người Ki-tô hữu.’ đăng ngày 24 tháng 5 trên trang blog của Đức Hồng y Wuerl:
***
Mẹ Maria Đồng trinh Đầy ơn phúc là một Đấng đẹp xinh, yêu mến, quan trọng và tỏa lan trong đời sống người Ki-tô hữu và trong lịch Giáo hội. Mẹ đã giữ vị trí như vậy ngay từ những ngày đầu của Giáo hội. Lễ mừng kính Mẹ rất đa dạng tùy theo các nền văn hóa trên khắp thế giới, với mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống, những nghi thức, và những cách sùng mộ khác nhau. Ví dụ, Giáo hội tôn vinh Mẹ Maria mỗi thứ Bảy để gợi nhớ lại hai yếu tố, một là Chúa Giê-su nằm trong mồ trọn ngày và hai là niềm tin truyền thống rằng Mẹ là vị tông đồ giữ vững niềm tin tốt nhất trong ngày đó. Giáo hội sơ khai đã lấy chọn việc thực hành giữ đức tin cùng Mẹ vào ngày đó hàng tuần.
Từ thời Trung cổ, Giáo hội đã dành trọn tháng Năm cho Mẹ. Nhiều giáo xứ có những cuộc “Rước cung nghinh Năm” trong suốt thời gian này, một tượng Đức Mẹ đầy ơn phúc được đội vương miện hay một vòng hoa. Rất nhiều Ki-tô hữu đi hành hương trong suốt tháng này đến những đền thờ kính Mẹ Maria Đầy ơn phúc. Trong tháng 5, cũng có 3 lễ khác kính Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu được những điều Mẹ dạy chúng ta trở nên một tông đồ.
Đầu tháng này, ngày 13 tháng 5, chúng ta kính nhớ kỷ niệm Đức Mẹ Fatima nhắc nhớ lại những lần xuất hiện của Mẹ Đầy Ơn phúc với 3 trẻ ở Bồ Đào Nha năm 1917. Mẹ đã khuyên răn mọi người sám hối, hoán cải và lần chuỗi mân côi, cảnh báo cho thế giới về một cuộc chiến kinh hoàng và những đau khổ, nhưng rồi, “Cuối cùng, Trái tim Tinh tuyền của Mẹ sẽ chiến thắng.”
Lễ Đức Bà, Đấng Bảo trợ người Ki-tô hữu, được mừng kính hôm nay 24 tháng 5, là một lễ có nguồn gốc xưa hơn, quay ngược lại từ thế kỷ XVI là một thời điểm không Châu Âu không được yên bình. Năm 1571, người Công giáo trên toàn Châu lục sốt sắng lần chuỗi mân côi trong niềm cậy trông thắng được lực lượng quân đội Hồi giáo đã từ lâu tìm cách mở rộng vào Châu Âu. Những lời khẩn nguyện đã được nhậm lời trong trận chiến ngày 7 tháng 10, 1571, mà bây giờ là lễ Đức Bà Mân Côi.
Cả hai lễ này đều đánh dấu không chỉ sức mạnh mà chúng ta tìm được khi nguyện xin sự can thiệp của Mẹ, kết nối lời cầu nguyện của chúng ta với sự cầu bầu của Mẹ, mà còn vững tâm tin rằng Thiên Chúa vẫn luôn hoạt động trên thế gian này. Thiên Chúa nghe thấy những tiếng kêu cầu của những ai đau khổ và Người nhận lời.
Lễ thứ ba về Đức Mẹ trong tháng 5 là lễ Đức Mẹ Thăm Viếng ngày 31 tháng 5. Chúng ta nhớ cách Mẹ đã lên đường đến nhà của người chị họ là Elizabeth để chăm sóc bà sắp đến ngày sinh con là Gioan Tẩy giả. Trong lời chào mừng vô cùng đẹp được kể lại trong chương đầu tiên Tin Mừng Luca, Mẹ Maria lần đầu tiên loan báo Đấng Messia ngự đến cho dân tộc Israel khi Mẹ dâng lời tụng ca mà chúng ta gọi là kinh Magnificat. “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và Thần trí tôi nhảy mừng trong Chúa, Đấng Cứu độ tôi” (Lc 1:46). Đây là một lời kinh nguyện vui mừng và vững tin rằng chúng ta không bao giờ cô đơn khi kết hiệp gần gũi với Đức Ki-tô.
Những lễ mừng kính này, cũng như tất cả các lễ mừng kính Mẹ Maria, quả thật là mừng kính Đức Giê-su Ki-tô, vì mọi nguồn ơn Mẹ đều đón nhận từ Thiên Chúa. Ngày nay chúng ta học cách kết hiệp mật thiết với Đức Ki-tô qua lời cầu nguyện và qua việc thực hành đức ái, như chăm sóc người thân trong những lúc cần thiết, với niềm tin chắc chắn rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được nhận lời.
Cùng nhảy mừng với Mẹ là cách ca tụng sự tạo dựng vĩ đại của Thiên Chúa – người nữ mà Người đã chọn làm Mẹ của Người, người nữ đã cưu mang và sinh Người ra cho nhân loại. Trong cuộc sống của “người nữ tỳ của Thiên Chúa”, chúng ta hiểu được ý nghĩa của chữ “xin vâng” của cuộc sống trong Đức Ki-tô và trong Người chúng ta tìm ra được ý nghĩa cuộc sống.
Bằng tình mẫu tử dành cho chúng ta, Mẹ muốn những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta – Mẹ muốn dành Đức Giê-su cho chúng ta, nên Mẹ mới thúc, “Cứ làm những gì Người bảo” (Gioan 2:5). Rồi Mẹ cũng sẽ giúp chúng ta khi chúng ta dẫn dắt những người khác trên con đường tìm biết và yêu mến Con của Mẹ. Những ngày lễ kính Mẹ Maria không những tăng sức cho chúng ta bước đến bên Mẹ qua lời cầu nguyện, nhưng còn để yêu Giê-su và tha nhân với một tình yêu lớn hơn.
Để hiểu thêm về những điều này và những lễ khác mừn kính Mẹ, tôi mời anh chị em đọc quyển sách do tôi và người cộng sự lâu năm Mike Aquilina viết chung, có đề tựa Các Thánh lễ: Niên lịch Giáo hội rèn luyện chúng ta thành người Công giáo (The Feasts: How the Church Year Forms Us as Catholics) (2014).
– Xin xem thêm tại: http://cardinalsblog.adw.org/#sthash.B9tcNRmk.dpuf
***
Bài đăng gốc trên blog của Đức Hồng Y Wuerl: http://cardinalsblog.adw.org
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/05/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét