Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

Các cơ quan Caritas và các Chính phủ hợp tác để đạt Mục tiêu 2 và Mục tiêu 14: Áp dụng Chương trình Hành động 2030 ở Kenya và Châu Đại dương

Các cơ quan Caritas và các Chính phủ hợp tác để đạt Mục tiêu 2 và Mục tiêu 14: Áp dụng Chương trình Hành động 2030 ở Kenya và Châu Đại dương
Các cơ quan Caritas và các Chính phủ hợp tác để đạt Mục tiêu 2 và Mục tiêu 14: Áp dụng Chương trình Hành động 2030 ở Kenya và Châu Đại dương
Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên hiệp quốc
Tổng Giám mục Bernardito Auza
Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên hiệp quốc
“Các cơ quan Caritas và các chính phủ hợp tác để đạt Mục tiêu 2 và Mục tiêu 14: Áp dụng Chương trình Hành động 2030 ở Kenya và Châu Đại dương.”
Trụ sở Liên Hợp quốc Phòng Hội nghị E
12 tháng Bảy, 2017
Kính thưa quý vị đồng tham luận viên, thưa quý vị,
Tòa Thánh rất hân hạnh được tài trợ Sự kiện Bên lề này trong Diễn đàn Chính trị Cấp cao 2017 cùng với Caritas Quốc tế, cho chúng ta cơ hội để tập trung vào công cuộc phát triển quan trọng và làm thay đổi cuộc sống thực sự của Caritas Kenya, Caritas Châu Đại dương và Quỹ Công giáo cho Phát triển Nước ngoài (CAFOD) ở Kenya và Châu Đại dương. Nó là một dịp để cân nhắc về những bài học chúng ta có thể rút ra từ công việc của họ tại chỗ để cho chúng ta những hướng dẫn cách áp dụng tổng thể Chương trình Hành động 2030 cho sự Phát triển Bền vững, đặc biệt liên quan đến SDGs 2 và 14.
Công cuộc bác ái là tối quan trọng cho đời sống và sứ mạng của Giáo hội Công giáo như là phương cách để loan báo Tin mừng và tán dương các Bí tích và  Caritas, với một mạng lưới liên minh gồm 165 tổ chức cứu trợ, phát triển và phục vụ xã hội của Công giáo hoạt động trong 200 quốc gia và lãnh thổ trên khắp thế giới, theo nhiều cách khác nhau là khuôn mặt, trái tim, bàn tay và đôi chân vươn xa của công cuộc bác ái của Giáo hội. Những gì chúng ta xem xét chi tiết hôm nay trong hai khu vực liên quan đến hai mục tiêu SDGs chỉ là một phần nhỏ của những gì Caritas đã và đang làm trên khắp thế giới liên quan đến tất cả các mục tiêu SDGs, và tôi có thể nói thêm rằng, đã được thực hiện trong suốt hơn một thế kỷ qua trước khi Chương trình Hành động Phát triển Bền vững được xây dựng. Kinh nghiệm và tính chuyên môn của Caritas trong việc phát triển các dân tộc, làm giảm bớt tình trạng đói kém và bần cùng, và việc chăm sóc hành tinh của chúng ta là một ngọn đèn sáng không chỉ cho Giáo hội Công giáo nhưng cho toàn thể cộng đồng quốc tế.
Liên quan đến việc áp dụng những mục tiêu của SDGs, những thiện ích to lớn được thực hiện bởi Caritas không chỉ là một công cuộc phát triển bình thường ngẫu nhiên được phối hợp bởi các cơ quan Công giáo. Đó là công cuộc được thực hiện với sự hiểu biết đặc biệt về nhân vị và các dân tộc được phục vụ và với mục tiêu phát triển con người toàn diện, trong đó xem việc phát triển kinh tế như là một phần của sự phát triển tổng thể. Sự phát triển toàn diện đó, như Tòa Thánh đã nhấn mạnh trong trình bày nhân dịp kỷ niệm lần thứ nhất việc thông qua Chương trình Hành động 2030, với sự tôn trọng sự sống của mọi con người trong tất cả các giai đoạn và chiều kích của nó, việc bao gồm người nghèo như là những chủ thể có phẩm giá của vận mệnh của họ, quyền được học hành vì chiều kích siêu việt của nhân vị, tôn trọng công lý qua cố gắng chấm dứt sự loại trừ xã hội và kinh tế và bảo tồn và cải thiện ngôi nhà chung của mọi người, tôn trọng pháp quyền như là một liều thuốc giải cho những xung đột giữa các dân tộc và quốc gia, xây dựng hòa bình, kiến tạo hòa bình và giải pháp hòa bình cho những bất đồng, phục vụ tha nhân, tôn trọng thiện ích chung, và xây dựng một nền tảng cho tình huynh đệ phổ quát. Những nhân viên của Caritas trên khắp địa cầu đưa những nguyên tắc này vào thực hành hàng ngày.
Khi Đức Giáo hoàng Phanxico nói trước Đại Hội đồng (LHQ) ngày 25 tháng Chín, 2017, ngay trước ngày thông qua Chương trình Hành động 2030 về Phát triển Bền vững, ngài nói rằng SDGs là “một dấu hiệu quan trọng của niềm hy vọng,” một niềm hy vọng mà ngài nói rằng nó sẽ trở thành hiện thực nếu Chương trình Hành động được áp dụng thật sự, công bằng và hiệu quả. Ngài cảnh báo cộng đồng quốc tế không rơi vào điều mà ngài gọi là “declarationalist nominalism” (tạm dịch: chủ nghĩa duy danh danh nghĩa) với những công bố thỏa thuận rầm rộ hơn là thực hiện những công việc khó khăn cần thiết để làm cho những cam kết trở nên hiệu quả. Mục tiêu của HLPF của năm nay xem xét kỹ điều gì có hiệu quả liên quan đến việc áp dụng SDGs ở những tình hình quốc gia và khu vực khác nhau và những gì vẫn cần phải được thực hiện.
Hôm nay chúng ta xét đến những việc mà các Cơ quan Caritas đang thực hiện ở Kenya và Châu Đại dương liên quan đến việc chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực và dinh dưỡng được cải thiện, và thúc đẩy nông nghiệp bền vững (SDG 2) và bảo tồn và sử dụng lâu dài các đại dương, biển và những nguồn tài nguyên biển cho sự phát triển bền vững (SDG 14).
Liên quan đến việc chấm dứt nạn đói, mới tuần trước Đức Giáo hoàng Phanxico đã gửi một Sứ điệp đến các Tham dự viên của Tổng Hội nghị lần thứ 40 của Tổ chức Lương Nông nhóm họp ở Roma, ngài nói, “Tòa Thánh theo dõi rất sát với công việc của cộng đồng quốc tế và mong muốn hỗ trợ những nỗ lực của cộng đồng để thúc đẩy không chỉ những mục tiêu tiến bộ và phát triển trên lý thuyết, nhưng hơn thế là sự loại trừ thực sự nạn đói và suy dinh dưỡng.” Ngài nói rằng việc cung cấp cho con người lương thực hàng ngày qua sự gia tăng sản lượng nông nghiệp và việc phân phối hiệu quả là chưa đủ nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng con người có một quyền được thoát khỏi sự cùng khổ và nạn đói và toàn thể gia đình nhân loại có trách nhiệm chăm sóc trong tình đoàn kết với anh chị em  của họ khi họ bị đói hoặc thiếu dinh dưỡng. Đức Giáo hoàng Phanxico nhấn mạnh rằng Chương trình Nghị sự Phát triển 2030 “nhắc lại ý tưởng rằng an ninh lương thực là một mục tiêu không thể trì hoãn được nữa” và ngài thêm rằng đây là một “thách đố mà Giáo hội cam kết luôn đứng ở những hàng tiền tuyến.” Công cuộc của Caritas là một trong những ví dụ dễ thấy nhất của sự cam kết đó.
Liên quan đến các Đại dương của chúng ta, chúng ta biết rằng mới tháng trước đã có Hội nghị Liên Hợp quốc Ủng hộ việc Áp dụng SDG 14. Đức Hồng y Phê-rô Turkson, Tổng trưởng Bộ Thúc đẩy Phát triển Con người Toàn diện và là Trưởng Phái đoàn Tòa Thánh tại Hội nghị, trình bày trong bản tham luận của ngài, “Đạt Mục tiêu Phát triển Bền vững 14 phải nằm trong sự quan tâm của tất cả mọi người, vì sự nghiêm trọng của những vấn đề mà các đại dương đang đối mặt luôn gắn chặt với sự tồn tại của nhân loại.” Ngài nhấn mạnh rằng sự suy giảm môi trường và sự suy đồi về nhân văn và đạo đức có sự liên kết rất gần, chúng ta phải có một “bước tiếp cận kết hợp đồng thời vừa chăm sóc môi trường, chống lại sự cùng khổ và loại trừ, bảo đảm được sự tận hưởng của tập thể đối với tất cả thiện ích chung, và thúc đẩy sự đoàn kết liên thế hệ, … nhận lấy trách nhiệm một cách nghiêm túc chăm sóc những nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu này, và bảo vệ những con người đó, đặc biệt người nghèo và người thấp kém, là những người phải lệ thuộc vào sinh kế hàng ngày của họ.” Những giải pháp kỹ thuật là không đủ. Cần phải có một bước tiếp cận toàn diện. Đó là bước tiếp cận hợp với đạo đức mà Caritas đang thực hiện.
Tôi đang mong chờ cùng với quý vị được nghe thêm về những gì Caritas đang làm ở Kenya và Châu Đại Dương trong việc thúc đẩy SDGs 2 và 14, và một cách rộng rãi hơn, về cách mà Caritas đang thúc đẩy chương trình phát triển toàn diện mà người nghèo trên thế giới đang rất cần.
Xin cảm ơn quý vị đã đến tham dự hôm nay.
[Nguồn: holyseemission]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/07/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét