Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

Colombia và những cuộc chiến của đất nước, 8 triệu nạn nhân và cái giá phải trả bởi Giáo hội

Colombia và những cuộc chiến của đất nước, 8 triệu nạn nhân và cái giá phải trả bởi Giáo hội

Từ ngày 9 tháng Tư, 1948, ngày ám sát ứng cử viên tổng thống Jorge Elicer Gaitán, Colombia đã trải qua 70 năm bạo lực trong nước vì nhiều lý do khác nhau

Colombia và những cuộc chiến của đất nước, 8 triệu nạn nhân và cái giá phải trả bởi Giáo hội
Colombia và những cuộc chiến trong nước, 8 triệu nạn nhân và cái giá phải trả bởi Giáo hội

Pubblicato il 05/09/2017
Ultima modifica il 05/09/2017 alle ore 17:45
LUIS BADILLA - FRANCESCO GAGLIANO
ROME
Từ ngày 9 tháng Tư, 1948, ngày ám sát ứng cử viên tổng thống Jorge Elicer Gaitán, Colombia đã trải qua 70 năm bạo lực trong nước bùng lên vì nhiều nguyên nhân khác nhau và được đánh dấu bằng mức độ tăng giảm thất thường. Phần đầu của 70 năm chiến tranh này – từ 1948 đến 1958 – có thể được xem như là “cái đuôi nối dài” của thời kỳ khủng hoảng thuộc địa và hậu thuộc địa, nổi lên từ những cuộc đấu tranh giành độc lập thoát khỏi vương triều Tây Ban nha. Ngoại trừ một khoảng thời gian rất ngắn khá yên bình, trong suốt hai thế kỷ, Columbia trở thành một trong những quốc gia bất ổn nhất của Châu Mỹ La-tinh, bị tàn phá bởi nhiều vết thương, sau đó là nạn buôn ma túy, du kích quân của các nhóm Mác-xít Lê-nin và các nhóm bán quân sự thuộc cánh hữu.
Thiệt hại về nhân mạng thật kinh hoàng: những nguồn tin xác thực nhất nói rằng trong giai đoạn đầu, được gọi là “La Violencia”, số nạn nhân, đặc biệt là dân thường, lên đến 300.000. Còn giai đoạn nội chiến chống lại Farc, số người chết ít nhất là 230.000 trong suốt 50 năm, vẫn chủ yếu là dân thường. Tuy nhiên, con số này phải được cộng thêm lên rất nhiều, vì vậy vẫn còn là con số bí ẩn đối với lịch sử gần đây của thế giới: ở Columbia, những năm đụng độ với Farcmột nhóm chính trị hiện nay đã nằm yên trong một đảng chính trị lập hiến – và với Eln (National Liberation Army: quân đội giải phóng quốc gia), mà nhóm này đang có những đàm phán hòa bình ở Ecuador, đã gây ra tổng số nạn nhân là 8.376.463 người.
Theo “Registro Único de Víctimas” (RUV) trích dẫn lời của Tổng thống Manuel Santos trong “Ngày các Nạn nhân, Tưởng niệm và Tha thứ”, con số ở trên được chia ra như sau: 7.134.646 người di tản, 983.033 người bị giết (trong đó có 230.000 là nạn nhân của những cuộc xung đột trong nước với quân du kích), 165.927 người mất tích (trong đó chưa có tin tức của bất kỳ một người nào), 10.237 người bị tra tấn và 34.814 người bị bắt cóc (trong đó có nhiều trẻ em bị bắt cóc tống tiền nhưng không bao giờ được trở lại với gia đình và người thân). Theo RUV, 96% trong số 8.376.463 nạn nhân là “nạn nhân của xung đột vũ trang” và 302.191 người thuộc vào phân loại “víctimas por sentencias”, tức là những người mà tòa án ghi vào danh sách những người đã chết.
Vì thế, rõ ràng là ở Columbia con số nạn nhân không phải là 230.000 bị ảnh hưởng bởi những chiều kích của xung đột trong nước mà chúng ta thường nghe nói. Với xã hội Columbia, tình trạng của nạn nhân mang khái niệm chính trị, văn hóa và luật pháp, một khái niệm rộng hơn nhiều, luôn luôn là thật và trên hết là mười năm dài đau khổ của toàn thể đất nước. Đây là khái niệm mà chúng ta phải ghi nhớ khi Đức Thánh Cha được biết sẽ đặt “các nạn nhân” vào trung tâm chuyến đi của ngài đến Columbia.  Chắc chắn, Đức Thánh Cha sẽ nhắc đến hai vị giám mục bị giết trong những năm qua (Đức ông Isaías Duarte Canclini, 1939/2002 và Đức ông Jesús Jaramillo, 1916/1989) cũng như hơn 100 linh mục, nam nữ tu sĩ, phó tế  và giáo lý viên bị giết trong suốt 30 năm qua.
Ngài cũng sẽ nhắc đến hàng chục người bị giết là những nhà quản lý và những nhà hoạt động nhân quyền, một số người trong đó đã bị ám sát trong mấy tháng gần đây, sau khi đã ký kết Hiệp ước Hòa bình, cũng giống như chuyện xảy ra một vài năm trước sau khi có sự lắng dịu của một nhóm vũ trang nhỏ. Dĩ nhiên, Đức Thánh Cha cũng sẽ cầu nguyện cho hàng ngàn người nông dân đã bị tàn sát bởi các nhóm bán vũ trang cánh hữu phục vụ cho những chủ đất và kẻ đầu cơ. Luôn mang trong lòng và trong suy nghĩ của Đức Thánh Cha là nỗi đau khổ chung của toàn dân, nỗi đau khổ của một dân tộc tử đạo, nơi mà hai thế hệ sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mà họ nhận thức bạo lực là “bình thường”, vì họ không biết gì về cuộc sống hòa bình.
Bốn phản ánh trọng tâm của chuyến đi của Đức Phanxico đến Columbia tạo nên “tiến trình hòa giải” mà ngài muốn đẩy mạnh và nuôi dưỡng như là “một làn sóng của lòng nhân hậu và thương xót”: Bogotá (“Những Người xây dựng Hòa bình, thăng tiến Sự sống”), Villavicencio (“Hòa giải với Thiên Chúa, giữa người Colombia và với Thiên nhiên”), Medellin (“Ơn gọi của người Ki-tô hữu và sứ mạng Tông đồ”) và Cartagena (“Phẩm giá của Con người và Nhân quyền”).
Trong 20 chuyến hành hương quốc tế, chỉ có vài lần Đức Thánh Cha Phanxico trải nghiệm không khí tương tự như những gì đang chờ đợi ngài ở Colombia: gặp gỡ và ôm lấy một con số khổng lồ những người trẻ, người già và trung niên, phụ nữ, đàn ông, trẻ em, người giàu, người nghèo, là những người mang trong lòng những vết sẹo của các đêm dài đau khổ, nhục nhã và cô đơn. Nếu chúng ta không hiểu, nếu chúng ta không nắm bắt được chiều kích nhân loại, xã hội và tinh thần thực sự của thực tại này - nghĩa là, sự chịu đựng đau thương và kéo dài của người dân, chúng ta sẽ không hiểu được tại sao Đức Thánh Cha Phanxico khăng khăng đến thăm đất nước Nam Mỹ này, nơi mà, ngoài những vấn đề khác - thì đức tin Công giáo ảnh hưởng rất rộng, sâu sắc - và ở đây chúng ta đối mặt với một bí mật vẫn chưa có lời giải thích; thật mơ hồ, và cần phải có thêm những điều tra cho dù khó tìm ra được câu trả lời, tại sao hai quốc gia Mỹ La-tinh đông người Công giáo nhất là Mexico và Columbia, trong nhiều thập niên qua đã trở thành “những tĩnh mạch mở” của đau khổ, tội lỗi, bất công và bóc lột.
Đây là một thách đố khác trên con đường đến Columbia của Đức Phanxico
Cuối cùng, chắc chắn Đức Thánh Cha Phanxico sẽ có một suy tư đặc biệt về hơn 200.000 người bị mất tích mà cho đến nay vẫn không ai biết họ còn sống hay không, và nếu họ đã chết, nếu như vậy, họ đã chết ở đâu và chết như thế nào, họ được chôn ở đâu và tại sao họ không về nhà. Đây có lẽ là một điều đau khổ nhất vì cuối cùng sẽ rơi vào lãng quên, chắc chắn như vậy. Theo Hồng Thập Tự và Equitas NGO, một con số kinh hoàng về những nạn nhân này - 24.483 - hôm nay đang chờ đợi trong 375 nghĩa trang, rất nhiều trong số đó là trái luật, một cái tên, một sự chôn cất và một lời cầu nguyện.

[Nguồn: lastampa]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/09/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét