Với Michael Phelps, tất cả huy chương vàng đó không thể tỏa sáng cho đến khi anh tìm được Thiên chúa
Huy chương và truyền thông đều trống rỗng, và cũng không thể lấp đầy khoảng trống khiến anh nghĩ đến việc tự tử
Tom Pennington/Getty Images/AFP
Siêu sao bơi lội Michael Phelps, vận động viên Olympic sáng giá nhất mọi thời đại, suýt nữa đã tự tử 2 năm trước. Năng lực thể thao và những thành công mang đến cho anh quá nhiều sự chú ý trong thập niên qua đến mức truyền thông thể thao gần như sùng bái xem anh như một vị thần, nhưng Phelps đã phải chiến đấu để tìm sự bình an cho tâm hồn.
Michael Phelps của Mỹ tranh tài 200m nam cá nhân phối hợp trong vòng thi đấu bơi tại Thế vận hội Olympic Rio 2016 Olympic Games at the Olympic Aquatics Stadium in Rio de Janeiro on August 10, 2016. / AFP PHOTO / Martin BUREAU
Anh cảm thấy trống rỗng trong lòng và tìm cách lấp đầy nỗi đau bằng thuốc phiện và rượu, và nó đưa anh lao xuống vòng xoáy trôn ốc. Năm 2009 anh bị cấm thi đấu trong ba tháng vì một tấm ảnh chụp anh đang hút một ống tẩu thuốc phiện lan tràn khắp trên mạng, nhưng việc đó vẫn không ngăn anh đến với những bữa tiệc tùng và lối sống trên bờ vực. Mọi việc ngày càng tệ hơn, và lên đến cao điểm khi anh bị bắt lần thứ hai trong 10 năm vì lái xe trong tình trạng say rượu.
Phelps đã xuống đáy của vực thẳm. Trong những ngày sau khi bị bắt, anh tự nhốt mình và tiếp tục uống rượu.
Anh thừa nhận trong một phỏng vấn với ESPN, “Tôi không còn lòng tự trọng nữa. Không còn giá trị gì của bản thân. Tôi nghĩ thế giới sẽ tốt hơn nếu không có tôi. Tôi cho rằng đó sẽ là điều tốt nhất để làm — kết thúc đời tôi.”
Những huy chương vàng của anh không an ủi gì được và anh không còn mục tiêu gì để tiếp tục sống.
Ơn trời, gia đình và bạn bè khuyên anh đến một trung tâm phục hồi và đối mặt với những con ma trong người anh. Ban đầu anh không chịu mở lòng, nhưng sau một thời gian anh chấp nhận số phận và bắt đầu trên con đường phục hồi.
Phelps mang theo bên mình quyển sách The Purpose Driven Life (Mục tiêu định hướng cuộc đời) củ Rick Warren. Quyển sách được Ray Lewis, cựu hậu vệ đội Baltimore Ravens tặng anh, và anh không chỉ đọc quyển sách; anh còn chia sẻ nó với những bạn cùng đang điều trị. Việc này cho anh biệt danh “Mike Thầy Giảng” tại trung tâm phục hồi.
Anh cảm ơn Lewis về quyển sách, anh nói, “Quyển sách quá tuyệt vời! Ý tưởng nó cứ đi … lạy Chúa … thẳng vào trí não tôi, tôi không biết làm sao để cám ơn anh cho đủ. Anh đã cứu đời tôi.” Phelps giải thích trong một phỏng vấn (interview) rằng quyển sách “đã dẫn tôi đến niềm tin rằng có một quyền năng lớn lao hơn bản thân tôi và có một mục tiêu ấn định cho tôi trên trái đất này.”
Các vận động viên hôn huy chương của họ, huy chương chứng thực cho sự luyện tập gian khổ của họ, nhưng không bao giờ được yêu lại. Những lời tán dương của truyền thông là cơn gió thoảng qua. Chỉ tình yêu có nền tảng từ đức tin mới giúp lấy lại triển vọng. Ngoài việc tìm ra được đức tin trong nhà phục hồi, Phelps nhận ra rằng hầu hết sự lo âu của anh đều do thiếu vắng người cha trong suốt cuộc đời. Cha mẹ anh ly dị lúc Phelps 9 tuổi và để lấp đầy vào chỗ trống đó anh đến hồ bơi. Khi anh đã chinh phục được nước, thì nỗi đau bộc lộ ra.
Đến thời điểm Tuần lễ Gia đình tại trung tâm phục hồi, Phelps liên lạc lại được với cha và đó là thời gian chữa lành cho cả hai. Họ ôm nhau lần đầu tiên sau nhiều năm và trải nghiệm đó giúp Phelps tiến bước.
Một vài tháng sau điều trị phục hồi, Phelps xin cầu hôn với cô bạn gái lâu năm là Nicole Johnson. Bây giờ họ đã đính hôn, lễ cưới của họ được lên kế hoạch sau Rio Olympics. Sau đính hôn không bao lâu hai người phát hiện Nicole có thai, và việc chào đời gần đây của đứa con trai của họ cũng là một khúc ngoặt khác cho Phelps.
Khi đón nhận đứa con trai quấn trong tấm chăn ấm, Phelps bật khóc. “Tôi chỉ biết đứng lặng người ở đó,” anh nói với ESPN, “Tôi nghĩ mình không thể có cảm xúc mạnh như vậy, nhưng nó đã hạ gục tôi: “Đó là con trai của chúng tôi.” Và đột nhiên bạn có cảm nhận về một tình yêu thực sự là gì.”
Với trách nhiệm mới của một gia đình, buổi thi đấu tối nay có thể là buổi cuối cùng của anh. Phelps nói rằng anh đã lên kế hoạch giải nghệ sau Thế vận hội Riio. Tuy nhiên, anh nói trong một lần phỏng vấn gần đây (interview), “Để cho đứa con đầu lòng có thể theo dõi được — tôi xin nói như vầy, chỉ trong trường hợp tôi quay lại — có thể là Olympics cuối cùng của tôi. Chỉ để cho mấy anh đừng đánh tôi nhừ tử khi tôi quay lại, tôi chỉ muốn nói rằng : cho thằng bé xem được những vòng đua cuối cùng của tôi trong sự nghiệp là điều tôi mong ước có thể chia sẻ được với nó.”
Michael Phelps của Mỹ thể hiện cảm xúc trong lễ trao giải bợi lội 4 x 200m nam hỗn hợp tiếp sức tại Thế vận hội Rio Olympic ở Rio de Janeiro, Brazil, ngày 9 tháng 8, 2016. Mỹ giành huy chương vàng với 7 phút 0,66 giây./ CHINA OUT
Nhờ ân sủng của Thiên Chúa mà Phelps được cứu ra khỏi hố sâu và đưa trở lại với cuộc sống. Phelps có thể không hoàn hảo, nhưng đức tin Ki-tô giáo vừa tìm được đã cho anh một hướng đi mới. Sự thành công của anh vẫn tiếp tục đặt anh trên sân chơi, và giới truyền thông vẫn tiếp tục ca tụng anh như một vị thần, nhưng lần này Phelps dường như đã có ý thức tốt hơn về vai trò anh là gì trong thế giới bao la này, và điều gì thực sự là quan trọng. Anh hiểu rằng những huy chương vàng – bất kể người ta có thể đạt được bao nhiêu – cũng chẳng có quyền năng giải thoát.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/08/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét