Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế

Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế

“Một người được ân ban có thể học tập nghiên cứu cũng có trách nhiệm phục vụ vì thiện ích của nhân loại”
1 tháng 12, 2016
Diễn từ của Đức Thánh Cha tại Hội nghị Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Chăm sóc Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế — từ 36 quốc gia và 5 Châu lục — đang diễn ra tại Roma từ 28 tháng 11 đến 2 tháng 12. Chủ đề của Hội nghị, được xúc tiến và tổ chức bởi Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ cho Di dân và Dân tộc Du mục, là: “Tông huấn Niềm vui Tin mừng (Evangelii Gaudium) của Đức Thánh Cha Phanxico và những Thách thức đạo đức trong Thế giới Trí thức của Sinh viên Quốc tế hướng đến một Xã hội Lành mạnh hơn.”
Dưới đây là bản dịch của ZENIT diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico khi ngài tiếp các tham dự viên trong buổi tiếp kiến sáng nay.
__
Kính thưa các Đức Hồng y,
Thưa anh em Giám mục và Linh mục,
Xin chào các bạn sinh viên,
Anh chị em thân mến!
Tôi rất vui được tiếp quý vị nhân dịp Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Chăm sóc Mục vụ cho Sinh viên Quốc tế, được Hội đồng Giáo hoàng về Chăm sóc Mục vụ cho Di dân và Dân tộc Du mục. Tôi xin cảm ơn Đức Hồng y Chủ tịch đã giới thiệu buổi gặp gỡ của chúng ta, và tôi xin gửi lời chào nồng hậu đến những thừa tác viên mục vụ và các sinh viên Đại học hiện diện ở đây.
Chủ đề cho Hội nghị rất thú vị: nó nói về những thách thức đạo đức trong thế giới của sinh viên quốc tế hôm nay, trong cái nhìn hướng về một xã hội lành mạnh hơn. Đây là một mục tiêu luôn phải giữ mọi lúc: xây dựng một xã hội lành mạnh hơn. Đấy chính là điều vô cùng quan trọng để các thế hệ trẻ đi theo hướng này, cảm nhận chính bản thân họ phải có trách nhiệm về thực tại họ đang sống, và là các kiến trúc sư của tương lai. Những lời của Thánh Phaolo là một tiếng gọi mạnh mẽ  và là một lời khuyên đầy nguồn cảm hứng cho cả những thế hệ trẻ hôm nay, khi ngài đề nghị rằng người môn đệ trẻ Ti-mô-thê phải đưa ra được một mẫu gương cho các tín hữu bằng lời nói, bằng hành động, bằng lòng bác ái, bằng đức tin, bằng sự tinh tuyền, mà không hề sợ hãi rằng có thể ai đó khinh miệt tuổi trẻ của ông (1 Tim 4:12).
Những thách thức về đạo đức phải được giải quyết trong thời đại của chúng ta là rất nhiều và không dễ để chiến đấu nhằm khẳng định chân lý và khẳng định những giá trị, đặc biệt đối với tuổi trẻ. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, và với ý chí ngay thẳng để làm điều thiện, mọi trở ngại đều có thể được vượt qua. Cha rất hạnh phúc vì, nếu chúng con có mặt ở đây, nó cho thấy những thách thức kia không làm chúng con sợ hãi, nhưng khuyến khích chúng con hành động để xây dựng một thế giới nhân bản hơn. Đừng bao giờ dừng bước và bị nản chí, vì Thần Khí của Đức Ki-tô sẽ hướng dẫn chúng con, nếu chúng con lắng nghe tiếng nói của ngài.
Cần phải chống lại quan điểm hiện đại của giới trí thức, tin tưởng vào năng lực tự hoàn thiện và tìm kiếm danh tiếng cá nhân — thường không quan tâm đến mọi người xung quanh — bằng một mô hình đoàn kết hơn, nó sẽ làm tốt nhất cho thiện ích chung và cho hòa bình. Một người được ân ban có thể học tập nghiên cứu cũng có trách nhiệm phục vụ vì thiện ích của nhân loại. Học tập là một con đường đặc ân cho sự phát triển toàn diện của xã hội; là những sinh viên ở một đất nước khác ngoài đất nước của mình, trong một chân trời văn hóa khác, cho phép chúng con học được những ngôn ngữ mới, những cách ứng dụng mới và truyền thống mới. Nó cho phép một người nhìn ra thế giới với một cái nhìn khác và mở lòng ra với người khác có sự khác biệt mà không e sợ. Việc này sẽ dẫn đưa các sinh viên, và những người đón nhận họ, trở nên khoan dung hơn và mến khách hơn. Bằng cách tăng thêm khả năng quan hệ xã hội, sự tự tin lớn lên trong con người và trong những người khác, các chân trời mở rộng, tầm nhìn về tương lai được mở ra và tạo nên lòng khát khao cùng hợp tác xây dựng thiện ích chung.
Trường học và Đại học là địa hạt đặc quyền cho sự thống nhất về những thành phần siêu ngã nhạy cảm hướng đến sự phát triển đoàn kết hơn và mang theo “một cam kết phúc âm hóa theo con đường kỷ luật lẫn nhau và tổng hợp” (Tông huấn Niềm vui Tin mừng, 134). Vì thế, tôi xin thúc đẩy quý vị nhà giáo và những thừa tác viên hãy truyền cho giới trẻ sự yêu mến Tin mừng, ý chí sống Tin mừng một cách cụ thể và tuyên xưng nó với người khác. Điều quan trọng là thời gian ở nước ngoài phải trở thành một cơ hội cho sự phát triển nhân bản và văn hóa cho các sinh viên và nó cho họ một điểm xuất phát để trở về quê nhà và đóng góp sự cống hiến xứng đáng, cùng với một sức đẩy nội tâm để truyền niềm vui của Tin mừng. Cần thiết phải có một nền giáo dục dạy cách suy nghĩ nghiêm túc và có cách huấn luyện sự chín chắn trong những giá trị (Ibid., 64). Vì vậy giới trẻ cần phải được đào tạo biết khát khao chân lý chứ không phải quyền lực, sẵn sàng bảo vệ các giá trị và biết sống lòng thương xót và bác ái, là những trụ cột nền tảng cho một xã hội lành mạnh hơn.
Sự phong phú về con người và văn hóa của giới trẻ cho phép họ dễ dàng hòa nhập vào với thế giới công việc, bảo đảm cho họ một vị trí trong cộng đồng và trở thành một phần trong tổng thể đó. Về phần mình, xã hội được kêu gọi cung cấp cho những thế hệ trẻ các cơ hội việc làm, tránh những điều được gọi là “chảy máu chất xám.” Nghĩa là một người nào đó được tự do lựa chọn con đường chuyên môn của mình và đi làm ở nước ngoài, là một điều tốt và đa dạng; tuy nhiên, đó là một nỗi đau khi những người trẻ được chuẩn bị tốt bị thuyết phục rời bỏ đất nước vì họ thiếu những cơ hội phù hợp để đóng góp.
Hiện tượng sinh viên quốc tế không phải là mới; tuy nhiên, nó đang ở mức độ dày đặc hơn do tính toàn cầu hóa đã kéo sụp những đường biên giới và khoảng không của con người đặt ra, thúc đẩy sự gặp gỡ và trao đổi giữa các nền văn hóa. Nhưng cũng ở đây chúng ta chứng kiến những thái độ tiêu cực, chẳng hạn nổi lên những thái độ khép kín, những cơ cấu phòng thủ trước sự đa dạng, những bức tường nội tâm không cho phép một người nhìn đến người khác như là anh em chị em bằng đôi mắt của mình và không nhìn thấy những nhu cầu thực sự. Giữa những người trẻ cũng như vậy – và điều này rất buồn — “sự toàn cầu hóa tính thờ ơ” có thể ngấm ngầm thấm vào con người, nó làm chúng ta “không còn khả năng cảm thấy lòng trắc ẩn trước tiếng khóc khổ đau của tha nhân” (Ibid., 54). Từ đó xảy ra những hậu quả tiêu cực ảnh hưởng đến những cá nhân và các cộng đồng. Thay vì vậy, các bạn thân mến, chúng ta hãy dám đánh cá rằng cách sống mang tính toàn cầu hóa của các bạn có thể xây dựng nên những thành công rất lạc quan và khơi dậy được những tiềm tàng to lớn. Sinh viên chúng con thực ra, trải qua thời gian xa quê hương đất nước, sống trong những gia đình khác và bối cảnh khác, có thể phát triển khả năng thích nghi cao quý, học cách trở thành người chăm sóc cho tha nhân như anh em, và chăm sóc Tạo vật như ngôi nhà chung của chúng ta, và đây là tính quyết định để làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn. Những khóa học đào tạo có thể hỗ trợ và định hướng cho chúng con, những sinh viên trẻ tuổi, theo con đường này, và chúng có thể làm tươi mới những sự kiện hiện tại và tính mạnh dạn của Tin mừng, để đào tạo nên những nhà phúc âm hóa của thế hệ mới sẵn sàng loan truyền khắp thế giới niềm vui của Đức Ki-tô, cho đến ngày tận cùng của trái đất.
Các bạn trẻ thân yêu, Thánh Gioan Phaolo II thích gọi chúng con là “những người canh giữ bình minh.” Cha khuyến khích chúng con hãy làm như vậy mỗi ngày, với cái nhìn của chúng con hướng về Đức Ki-tô và lịch sử. Từ đó chúng con sẽ thành công trong việc công bố ơn cứu độ của Chúa Giê-su và mang ánh sáng của Ngài vào một thế giới thường bị phủ bóng đen của bóng đêm thờ ơ, của lòng tự cao tự đại và của chiến tranh. Cha xin phó thác tất cả chúng con dưới sự bảo trợ mẫu tử của Mẹ Rất Thánh, Mẹ của chúng ta. Cha xin chúc lành cho chúng con, việc học của chúng con, tình bạn của chúng con và cam kết sứ vụ của chúng con. Và chúng con, xin đừng quên cầu nguyện cho cha.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 02/12/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét