Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2016

Đức Hồng Y Turkson nói về Tông huấn Laudauto Si’ và COP 21 đến COP 22

Đức Hồng Y Turkson nói về Tông huấn Laudauto Si’ và COP 21 đến COP 22

PHẦN 2

Phỏng vấn về tông huấn đã ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo thế giới như thế nào
22 tháng 11, 2016
Cardinal Peter Kodwo Appiah Turkson
WIKIMEDIA COMMONS - Missmarple76
Từ COP21 ở Paris đến COP22 ở Marrakech, tông huấn Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa) của Đức Thánh Cha Phanxico không ngừng tạo nguồn cảm hứng cho các nhà lãnh đạo thế giới suốt hơn một năm sau khi được phát hành, Đức Hồng y Phê-rô Turkson nói, ngài là Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, liên quan đến các Hội nghị Biến đổi Khí hậu Liên Hợp Quốc năm ngoái và năm nay.
ZENIT đã gặp Hồng y ở Paris nhân dịp hội thảo chuyên đề được tổ chức ngày 9 tháng 11 tại Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp quốc (UNESCO) do Phái đoàn Quan sát viên Thường trực Tòa thánh và Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hòa bình, với chủ đề: “Trái đất Ngôi Nhà Chung Của Chúng Ta: Những Thách Thức và Hy vọng!”
Đức Hồng y Turkson nói rằng thông điệp Laudato Si’ đi theo con đường: “Đối mặt với đe dọa của một thảm họa môi trường trên mức độ toàn cầu, tôi tin rằng một tia sáng đã bắt đầu phá tan những đám mây sinh thái nặng nề và đưa đến cho chúng ta điều mà Đức Giáo hoàng mô tả  là hơi ấm của sự hy vọng!” Đức Hồng y hy vọng rằng “sự khôn ngoan” của thông điệp Laudato Si’ sẽ được mọi người hiểu rõ.
Trong suốt buổi trình bày tham luận ở Paris, ngài đã làm sáng tỏ “khái niệm then chốt của sinh thái học toàn diện,” với quá trình tiến triển của nó được ngài phân tích trong giáo huấn xã hội của Giáo hội. Quả thật, Laudto Si’ (Chúc tụng Chúa), một tông huấn “về sinh thái” trong ý nghĩa nhân văn và toàn diện, là một tông huấn xã hội.
Đức Hồng y Turkson, 68 tuổi, từ Ghana, là cựu Tổng Giám mục của Cape Coast, một nhà chú giải kinh thánh . Dưới đây là bản dịch cuộc nói chuyện của chúng tôi với ngài:
ZENIT: Trong đêm trước hội nghị thượng đỉnh COP21, khi cuộc tấn công khủng bố ở Paris buộc phải hủy bỏ cuộc diễu hành ủng hộ cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu, hàng ngàn đôi giày được để lại trong Quảng trường Cộng hòa Paris: các đôi giày biểu trưng cho những nỗ lực của Đức Thánh Cha Phanxico, và của riêng Hồng y, và của Hồng y Claudio Hummes cũng được để lại ở đó.
Đức Hồng Y Turkson nói về Tông huấn Laudauto Si’ và COP 21 đến COP 22
HY Turkson: Tôi phải dẫn đầu phái đoàn Tòa Thánh, và người ta có thể thấy tông huấn của Đức Thánh Cha đã tạo ra một sự thúc đẩy như thế nào trong các cuộc thảo luận … Về mặt này, tông huấn được phát hành theo đúng Sự Quan Phòng. Thậm chí trước COP21, tôi có tham dự một hội nghị, được tổ chức bởi Nicolas Hulot, Hội nghị Thượng đỉnh về Cách Cư xử đối với Khí hậu ngày 21 tháng 7, 2015,  để làm cho các nhà lãnh đạo có sự cảm nhận trước và chuẩn bị cho COP21. Trong diễn văn sau khai mặc, ông Tổng thống nước Cộng hòa đã trích dẫn tông huấn Laudto Si; điều đó thật đáng ngạc nhiên, vì ở Pháp người ta mạnh mẽ cổ vũ cho sự tách biệt hẳn giữa tôn giáo và nhà nước … Ở đó ông Tổng thống trích dẫn lời của Đức Thánh Cha, từng đoạn từng đoạn để đưa quan điểm đến nhu cầu to lớn “phải chăm sóc” và bảo vệ trái đất.
ZENIT: Cũng có một sự trùng hợp rất dễ thương giữa hội nghị chuyên đề ở UNESCO và COP22 hiện tại đang được tổ chức ở Ma-rốc, tại Marrakech …
HY Turkson: Có thể, có thể ... Tôi không biết liệu, khi chuẩn bị cho hội thảo chuyên đề này, Đức ông Follo có nghĩ đến điều đó không …. Trong bất kỳ tình huống nào, người ta đã nhìn thấy sự trùng khớp: chúng tôi tập trung ở Paris nơi COP21 được tổ chức và cũng là nơi diễn ra Hội nghị Cách Cư xử với Khí hậu, và chúng tôi ở đây thảo luận về chủ đề dưới mọi góc cạnh trong khi ở Marrakech việc áp dụng những hiệp định được ký ở đây được đem ra thảo luận, những cách thức tuyệt vời: ở Marrakech, sắt được đổ vào khuôn, để chúng trở nên hình mẫu cụ thể, và được đưa ra ứng dụng. Đối thoại của chúng tôi, qua cách nhắc lại những gì đã được nói ở đây một năm về trước, có thể tạo ra một sức đẩy nào đó, bằng cách thu hút sự chú ý vào tính cần thiết của việc không chỉ là đúc kết được những hiệp định nhưng là sự cam kết thực hiện của họ.
ZENIT: Hơn 200 người, trong đó có ít nhất 40 Đại sứ, tham gia vào hội thảo chuyên đề này ở UNESCO: có sự quan tâm lớn nào dành cho ý kiến của Tòa Thánh về những chủ đề này?
HY Turkson: Chắc chắn là có. Và Tòa Thánh luôn luôn ở đó và tôi có thể hình dung ra rằng tông huấn sẽ luôn đưa ra được một sự thôi thúc. Một sự kiện chuẩn bị cho COP22 đã được tổ chức ở Roma, trong Vatican, ngày 28 tháng 9 – một hội thảo chuyên đề với chủ điểm: “Laudato Si’ tiến đến COP22.” Các chủ điểm được rút ra và được chuyển đến Ma-rốc, chuyển đến cho Sứ thần Tòa Thánh, vì chính Sứ thần dẫn đầu phái đoàn Tòa Thánh. Do đó về phía chúng tôi, chúng tôi đã tự chuẩn bị tại Roma cho COP22.
ZENIT: Thưa Hồng y, ngài từ Ghana đến, một đất nước có khoảng 26 triệu dân, với trên 70% là người Ki-tô hữu. Ngài là Tổng Giám mục Cape Coast suốt 17 năm. Quốc gia của ngài chào đón tông huấn Laudato Si’ như thế nào?
HY Turkson: Một trong những phản ứng đầu tiên khi phát hành tông huấn Laudato Si’ là của Tổng thống Ghana, qua Đại sứ Ghana tại Tòa Thánh: Tổng thống chúc mừng Đức Thánh Cha về tài liệu. Rồi, sau đó chính ông đã đến Paris, trước Hội nghị về Cách đối xử với Khí hậu. Ông nói đến sự nở rộng của sa mạc Sahara, bây giờ là một sự đe dọa nghiêm trọng, ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải duy trì được những cánh rừng.
Nhưng trước đây Ghana được gọi là “Duyên Hải Vàng,” và vẫn còn có nhiều vàng, không phải ở sâu dưới lòng đất như Nam Phi, nhưng rất gần trên mặt đất. Vì vậy rất nhiều người đào hố, và khi đào hố, họ phá rừng. Đấy không phải là cách tốt để bảo vệ rừng và bảo vệ trái đất chống lại sự nở rộng của Sahara. Khi người ta tìm được một mỏ khoáng chất, rừng bị tàn phá trước tiên, sau đó là các lớp đất bị đào xới. Cuối cùng, để lại một hố khổng lồ chẳng có thể sử dụng cho bất cứ việc gì. Đây là một mối đe dọa rất lớn làm nở rộng sa mạc và làm khí hậu ấm lên. Nó là như vậy đấy, thật không may, những gì chúng tôi đang chứng kiến trong đất nước của chúng tôi: rừng vẫn đang bị tàn phá. Người ta đổ xô đến đất nước của chúng tôi để tìm loại gỗ được gọi là “gỗ hồng sắc,” và người ta tự do đốn nó.
Nhưng mà, kinh tế cần phải tiến đến nhu cầu bảo vệ môi trường, trái đất. Rất cần thiết cho quốc gia như Ghana, một hình thức cân bằng phải được giữ cho cả hai vì, như tông huấn nói, chúng ta phải suy nghĩ: chúng ta sẽ để lại một thế giới như thế nào cho các thế hệ tương lai. Chắc chắn không phải là bóc lột nó, để lại một sa mạc cho các thế hệ tương lai; chúng ta phải chú ý nhiều hơn đến sự hợp nhất giữa nhiều thế hệ. Dù sao đi nữa, có những dân tộc đã ý thức được tất cả mọi điều này.
Tôi đã tham dự một Hội nghị ở Zambia: Hội đồng Giám mục tổ chức một sự kiện trong đó một số công ty khai khoáng và các Bộ trưởng Nông nghiệp được mời đến tham dự thảo luận. Đó là một nỗ lực rất lớn để ý thức được sự kết nối giữa những hoạt động của con người, việc bảo vệ môi trường, và hệ thống kinh tế của quốc gia. Đó là một sáng kiến rất đáng khen. Có những quốc gia tạo được ý thức tích cực về tình hình này. Có những quốc gia vẫn phải đánh thức thêm một chút để nhìn thấy được mối đe dọa.
ZENIT: Đức Hồng y cũng là một nhà Chú giải Kinh Thánh, có lẽ ngài muốn cho các độc giả đọc Lời Chúa mà ngài thuộc lòng trong tim và ý cầu nguyện?
HY Turkson: Tôi nhớ một số đoạn trong Sách Châm ngôn. Chính Sự Khôn Ngoan là hiện thân nói: “Ta nói nhưng các ngươi không chịu lắng nghe Ta. Và vì các ngươi không lắng nghe ta, sẽ đến một lúc Ta sẽ không nghe thấy tiếng của các ngươi.” Đó là một sự trao đổi qua lại lẫn nhau: Sự Khôn Ngoan nói, cố gắng đưa ra bài học, và hy vọng có một người lắng nghe. Nhưng thật không may, người ta không chịu nghe lời của Sự Khôn Ngoan. Tôi nghĩ đó là tình hình của thế giới hôm nay. Có những người nói với chúng ta như là Sự Khôn Ngoan nói. Đức Thánh Cha là một trong những tiếng nói như vậy. Có rất nhiều tiếng nói trên thế giới cố gắng thu hút sự chú ý về những gì đang xảy ra. Và tôi hy vọng điều đó cũng như vậy ở Marrakech, cũng như ở đây năm ngoái, có những tiếng nói nói với chúng ta như Sự Khôn Ngoan. Và tôi hy vọng sẽ có sự lắng nghe tới tất cả những tiếng nói này. Và theo ý nghĩa này sự cầu mong của tôi sẽ là chúng ta thành công trong việc phát triển khả năng lắng nghe những tiếng nói của Sự Khôn Ngoan đến với chúng ta trong thời đại này.
[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/11/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét