Đức Thánh Cha: Chấp nhận đau thương bằng niềm tin vào Thiên Chúa, sẽ dẫn chúng ta đến niềm vui
Trong bài giảng Thánh lễ sáng nay tại nhà nguyện Thánh Martha, Đức Phanxico động viên các tín hữu hãy suy ngẫm về hình ảnh một người mẹ đang sinh con. Suy ngẫm này sẽ “giúp chúng ta khi chúng ta phải đi qua những khó khăn, những rắc rối và đau khổ”; Đức Giê-su ban tặng hạnh phúc “vĩnh cửu” và không bao giờ qua đi.
06/05/2016
DOMENICO AGASSO
VATICAN CITY
Người Ki-tô hữu không tê cứng trước khổ đau nhưng sống cùng khổ đau, trong niềm hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban cho mình “hạnh phúc đời đời”. Một niềm vui bất tận không ai có thể lấy mất hay làm giảm bớt đi, Đức Thánh Cha Phanxico nói trong Thánh lễ sáng nay trong nah2 nguyện Thánh Martha.
Bài đọc Tin Mừng hôm nay nhắc lại giây phút trước Cuộc thương khó, khi Đức Giê-su nói với các tông đồ rằng các ông sẽ rất buồn nhưng nỗi buồn sau đó sẽ vỡ òa thành tiếng kêu hoan hỉ. Con Thiên Chúa lấy hình ảnh của người phụ nữ sinh con: “bà đau đớn vì thời gian phải đến; nhưng khi bà đã sinh đứa con trong lòng mình ra, bà không còn nhớ đến sự đau đớn của mình nữa.”
Đức Thánh Cha nói, “Đây là điều mà sự hân hoan và hy vọng sẽ trộn lẫn trong đời sống chúng ta khi chúng ta phải đi qua những khó khăn, những rắc rối và những đau khổ. Nó không phải là một liều thuốc mê,” Đức Phanxico phân tích rằng, đau đớn là đau đớn nhưng khi chúng ta chấp nhận nó với niềm vui và hy vọng, nó sẽ mở ra cánh cửa đưa đến sự hân hoan của sự trổ sinh một hoa trái mới.”
“Hình ảnh này của Thiên Chúa là một sự bổ sức lớn lao cho chúng ta khi chúng ta gặp khó khăn; đôi khi những khó khăn này có thể rất kinh khủng, tồi tệ và thậm chí có thể làm cho chúng ta phải đặt câu hỏi về niềm tin của mình … Nhưng niềm vui và hy vọng giúp chúng ta tiến bước vì vượt qua cơn giông tố này sẽ tạo ra một con người mới, như người phụ nữ khi sinh con. Chúa Giê-su nói rằng niềm hân hoan và hy vọng này là trường tồn chứ không qua đi.”
Đức Giám mục của thành Roma nhấn mạnh rằng niềm vui và hy vọng luôn đi cùng nhau: niềm vui mà không có hy vọng chỉ là chuyện hài hước, là một cái vui qua nhanh. Hy vọng mà không có niềm vui thì không phải là hy vọng, nó chẳng có gì khác hơn là sự lạc quan về sức khỏe. Nhưng nếu niềm vui và hy vọng đi cùng nhau thì cả hai tạo ra sự bùng phát mà Giáo hội trong nghi thức Tiệc Thánh của mình gần như – Cha mạn phép sử dụng từ này – phải kêu lên một cách thật tự nhiên không khép nép: “Thật hoan hỉ Giáo hội! Hân hoan trong niềm vui. Không cần nghi thức”, vì khi niềm vui quá lớn sẽ không còn nghi thức gì nữa: đó là niềm vui thuần khiết”.
Đức Phanxico nhận xét: Thiên Chúa “nói rằng chúng ta sẽ gặp những khó khăn” trong đời sống và Người bảo rằng niềm vui và hy vọng này không phải là cuộc hội hè: nó là cái gì đó rất khác biệt.” Niềm vui tăng sức mạnh cho hy vọng và hy vọng sẽ làm trổ hoa trong niềm vui. Và điều này sẽ giúp chúng ta bước tới. Và cả hai điều này, tạo nên một thái độ mà Giáo Hội mong muốn trao phần thưởng cho chúng. Những đức hạnh này của người Ki-tô hữu là một dấu chỉ cho thấy chúng ta đang thoát ra khỏi con người của mình”. Hơn thế nữa, “những người hân hoan không thu mình vào trong một vỏ ốc; niềm hy vọng sẽ đưa các con tới bến, nó là cái neo trên bãi biển thiên đàng và nó sẽ đưa các con ra, thoát khỏi con người của mình,” ngài nhấn mạnh thêm, “với niềm vui và hy vọng”.
Đức Thánh Cha Phanxico giải thích: “Bất cứ điều gì, bất cứ sự khó khăn nào cũng có thể lấy mất niềm vui của con người,” nhưng Chúa Giê-su muốn ban tặng cho chúng ta một niềm vui mà không ai có thể lấy mất: nó là “trường tồn, ngay cả trong những thời khắc đen tối nhất.”.
Đây là điều xảy ra trong khi Chúa lên trời: “Khi Chúa đi và các ông không còn nhìn thấy Người, các tông đồ còn đứng đó nhìn chằm chằm lên trời cảm thấy buồn bã. Nhưng các thiên thần đã đánh thức các ông” và theo Tin Mừng Thánh Lu-ca cho biết, các ông cảm thấy hạnh phúc trở lại, tràn đầy hân hoan. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Niềm hân hoan này, có được khi biết rằng nhân loại của chúng ta lần đầu tiên được vào nước Thiên Đàng.”
Niềm hy vọng muốn “trải nghiệm và tiến đến bên Chúa” sẽ biến thành một “niềm hân hoan ngập tràn toàn thể Giáo Hội”.
Lời cầu nguyện cuối của Đức Phanxico: Xin Chúa “ban cho chúng con ân sủng của một niềm vui lớn lao để diễn tả cho sự hy vọng, sự hy vọng mạnh mẽ, mà nó sẽ trở thành niềm vui trong cuộc sống của chúng con và nguyện xin Chúa bảo vệ cho niềm vui và sự hy vọng này để không một ai có thể lấy được niềm vui và hy vọng khỏi chúng con.”
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/05/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét