Timothy Clary and Luis Costa via AFP
Đức Thánh Cha Phanxico nói về ông Trump: ‘Chúng ta sẽ xem ông hành động như thế nào. Lo sợ hoặc vui mừng sớm là thiếu khôn ngoan’
21 tháng 1, 2017
Thứ Sáu, ngay khi ông Donald Trump đang tuyên thệ nhậm chức ở Washington, Đức Thánh Cha Phanxico có một cuộc phỏng vấn dài cho tờ EL PAÍS tại Vatican, trong đó ngài kêu gọi sự thận trọng trước những tiếng chuông cảnh báo đang rung lên do vị tân tổng thống Mỹ.
Trong suốt 1 tiếng 15 phút, trong một phòng giản dị trong nhà Casa de Santa Marta, nơi ngài sống, Jorge Mario Bergoglio, người sinh ở Buenos Aires 80 năm trước và đang chuẩn bị kết thúc năm thứ tư trên ngôi giáo hoàng, giải thích rằng “trong Giáo hội có những vị thánh và những tội nhân, những người công chính và những người tội lỗi,” nhưng điều làm ngài lo lắng nhất là “một Giáo hội bị tê liệt vì tính trần gian,” một Giáo hội xa cách với những vấn đề của con người.
*********************
Ba phần
(Phần 2)
“Điều nguy hiểm là trong những lúc khủng hoảng chúng ta chạy đi tìm một người cứu tinh”
Về ông Donald Trump, Đức Thánh Cha Phanxico nói: “Tôi không thích đoán trước những sự kiện. Chúng ta hãy cứ đợi xem ông làm gì, chúng ta không thể trở thành những nhà tiên tri của các thảm họa”
Vatican City
Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi phỏng vấn với EL PAÍS hôm thứ Sáu. L'OSSERVATORE ROMANO
Thứ Sáu, ngay khi ông Donald Trump đang tuyên thệ nhậm chức ở Washington, Đức Thánh Cha Phanxico có một cuộc phỏng vấn dài cho tờ EL PAÍS tại Vatican, trong đó ngài kêu gọi sự thận trọng trước những tiếng chuông cảnh báo đang rung lên do vị tân tổng thống Mỹ.
Trong suốt 1 tiếng 15 phút, trong một phòng giản dị trong nhà Casa de Santa Marta, nơi ngài sống, Jorge Mario Bergoglio, người sinh ở Buenos Aires 80 năm trước và đang chuẩn bị kết thúc năm thứ tư trên ngôi giáo hoàng, giải thích rằng “trong Giáo hội có những vị thánh và những tội nhân, những người công chính và những người tội lỗi,” nhưng điều làm ngài lo lắng nhất là “một Giáo hội bị tê liệt vì tính trần gian,” một Giáo hội xa cách với những vấn đề của con người.
******************************
PHẦN 2
H. Thưa Đức Thánh Cha, về những vấn đề của thế giới mà cha vừa nói đến, Donald Trump vừa trở thành tổng thống Mỹ, và cả thế giới căng thẳng về chuyện đó. Cha nghĩ chuyện đó thế nào?
TL. Tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem. Tôi không thích đoán trước mọi việc và cũng không muốn xét đoán về người khác một cách hấp tấp. Chúng ta sẽ biết ông ta hành động thế nào, ông ta làm gì, và rồi tôi sẽ có ý kiến. Nhưng nếu lo sợ hay vui mừng sớm vì một chuyện gì đó có thể xảy ra, theo quan điểm của tôi, là thiếu khôn ngoan. Chuyện đó cũng giống như những ông thầy bói tiên đoán sẽ có tai ương hoặc sẽ có của trên trời rơi xuống mà rồi chẳng có cái gì xảy ra. Rồi chúng ta sẽ thấy. Rồi chúng ta sẽ thấy ông ta làm gì và sẽ xét đoán. Luôn luôn phải rõ ràng. Ki-tô giáo, hoặc phải rõ ràng hoặc không phải là Ki-tô giáo.
Điều rất thú vị là dị giáo đầu tiên trong Giáo hội xảy ra ngay sau cái chết của Đức Giê-su Ki-tô. Dị giáo Ngộ đạo thuyết, bị Thánh Tông đồ Gio-an kết án. Một dị giáo tôi có thể đặt tên là lòng sùng đạo bụi nước, sự sùng đạo không mục tiêu. Vâng, tôi, tu đức, luật … nhưng không có gì cụ thể. Không, không được. Chúng ta cần tính cụ thể. Và từ sự cụ thể đó chúng ta có thể dẫn đến những kết quả. Chúng ta đã mất ý thức về tính cụ thể. Một ngày kia, một nhà tư tưởng nói với tôi rằng thế giới này đang ở thế đảo lộn và nó cần một điểm cố định. Và những điểm cố định đó bắt nguồn từ tính cụ thể. Anh đã làm gì, anh đã quyết định điều gì, anh chuyển động như thế nào? Đó là điều tôi muốn chờ xem.
H. Cha không lo lắng về những gì chúng ta nghe được từ trước đến nay?
Đức Thánh Cha tại Bức Tường Than Khóc ở Giê-ru-sa-lem tháng Năm 2014.
ANDREW MEDICHINI AFP
TL. Tôi đang chờ. Chúa đã phải chờ đợi quá lâu vì tôi, với tất cả tội lỗi của tôi …
H. Với những lĩnh vực truyền thống nhất, bất cứ thay đổi nào, thậm chí chỉ là ngôn ngữ, có thể trở thành sự phản bội. Về mặt khác, chưa có gì là đủ. Cha đã nói rằng mọi việc đều đã được viết trong những điểm cốt lõi của Tin mừng. Liệu sẽ có một cuộc cách mạng về tính chuẩn mực?
TL. Tôi đang cố — tôi không biết tôi có thành công không — làm những gì Tin mừng nói. Đó là điều tôi đang cố. Lịch sử của Giáo hội chưa bao giờ bị lèo lái bởi các nhà thần học, hay các linh mục, các nữ tu, hoặc các giám mục … có thể một phần nào đó, nhưng những anh hùng đích thực của Giáo Hội là các vị thánh. Tức là những con người, nam và nữ, hiến dâng đời sống của họ để làm cho Tin mừng trở thành một thực tại. Họ là những người giải cứu chúng ta: các thánh. Chúng ta có khi nghĩ rằng một vị thánh giống như một nữ tu ngước nhìn lên Thiên Đàng và nhướng mắt lên. Các thánh là những mẫu gương cụ thể của Tin mừng trong đời sống hàng ngày! Và điểm thần học mà anh học được từ đời sống của một vị thánh là bao la. Rõ ràng các nhà thần học và linh mục là cần thiết. Họ là một phần của Giáo hội. Nhưng chúng ta phải quay lại vấn đề đó: Tin mừng. Vậy ai là những sứ giả giỏi nhất của Tin Mừng? Các thánh. Anh có sử dụng cụm từ “cách mạng.” Thì đó là một cuộc cách mạng Tôi không phải là một vị thánh. Tôi không làm ra được cuộc cách mạng nào. Tôi chỉ đang cố đẩy Tin mừng tiến tới, theo một cách bất toàn, vì tôi lúc này lúc kia phạm những sai lầm.
H. Cha không sợ rằng nhiều người Công giáo có thể mang một cảm giác giống như của người anh của đứa con hoang đàng, họ nghĩ rằng cha đang tập trung nhiều hơn vào những người bỏ đi hơn những người ở lại và vâng nghe những điều răn của Giáo hội? Con nhớ trong một chuyến đi của cha, một nhà báo người Đức có hỏi cha tại sao người không bao giờ nói về giới trung lưu, là giới phải trả tiền thuế …
TL. Có hai vấn đề ở đây. Hiện tượng của người anh lớn: tôi biết rằng những người cảm thấy thoải mái trong một cơ cấu Giáo hội không đòi hỏi quá nhiều nơi họ hay những người có thái độ bảo vệ mình tránh khỏi nhiều sự tiếp xúc sẽ cảm thấy không thoải mái với bất kỳ thay đổi nào, với bất kỳ một đề nghị nào từ Tin mừng. Tôi thích suy nghĩ về người chủ của khách sạn nơi người Sa-ma-ri đem vào người đàn ông bị cướp bóc và đánh đập trên đường. Người chủ biết câu chuyện, người Sa-ma-ri đã kể cho ông ta: một thầy tư tế đi qua, thầy tư tế nhìn thời gian, thấy đã trễ giờ lên đền thờ liền để người đàn ông ở lại, thầy không muốn bị dính máu vì nếu như vậy thầy không được dâng của lễ theo luật. Một luật sĩ đi qua, ông ta nhìn và nói: “Tốt hơn mình không nên vướng vào, nó sẽ làm mình bị trễ giờ, rồi ngày mai trong tòa án mình sẽ phải làm chứng và … Thôi, tốt hơn là không nên vướng vào.” Ông luật sĩ này hình như sinh ở Buenos Aires, ông nhìn khắp nơi với khẩu hiệu của thành phố: “Tốt hơn đừng can thiệp vào.” Và rồi một con người không phải người Do thái đi đến, ông ta là người ngoại, ông ta là một người tội lỗi, ông ta bị cho là người đáng khinh, nhưng ông ta đã xúc động và giúp đỡ người kia. Sự ngạc nhiên của người chủ khách sạn là rất lớn, vì đó là điều vô cùng bất thường.
Tính mới lạ của Tin mừng gây kinh ngạc vì nó vô cùng phi lý. Thánh Phao-lô nói cho chúng ta về sự phi lý của thập giá, sự phi lý của Con Thiên Chúa trở thành người phàm. Một sự phi lý tốt đẹp, vì Chúa Giê-su kết án những sự xúc phạm chống lại con cái. Nhưng bản chất của phúc âm là phi lý theo những tiêu chuẩn của thời đó, theo bất kỳ tiêu chuẩn trần gian nào, đó là một bản chất vô cùng kỳ quặc. Vì vậy hội chứng của người anh là hội chứng của bất kỳ ai quá yên vị trong Giáo hội, của người đặt mọi thứ theo tiêu chuẩn rõ ràng, biết rõ những gì cần được làm và không muốn ai lắng nghe những bài giảng lạ tai. Đó là sự giải thích cho các vị tử đạo của chúng ta: họ đã hy sinh mạng sống vì rao giảng điều làm chói tai.
Đó là câu hỏi thứ nhất của anh. Với câu hỏi thứ hai: tôi không trả lời ngay cho phóng viên người Đức đó, nhưng tôi nói với anh ta: Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó, có thể là phần nào đó anh đúng … tôi luôn nói về giới trung lưu, nhưng không đề cập trực tiếp. Tôi dùng một cụm từ được tiểu thuyết gia người Pháp Malègue đặt ra, ông nói về “tầng lớp trung lưu đạo đức.” Tôi luôn nói về các bậc cha mẹ, ông bà, y tá, những người sống để phục vụ người khác, những người làm việc … Những người đó là thánh vĩ đại! Và họ cũng là những người giúp cho Giáo hội tiến bước: họ là những người kiếm sống bằng phẩm giá của mình, họ nuôi con cái của họ, chôn người thân quá cố, chăm sóc cho người già trong gia đình chứ không đưa vào nhà dưỡng lão, đó là giới trung lưu thánh thiện của chúng ta.
Ngày nay, theo cái nhìn của kinh tế, tầng lớp trung lưu có khuynh hướng biết mất dần, và có nguy cơ là chúng ta tìm cách ẩn náu trong những cái hang động của ý thức hệ. Nhưng “tầng lớp trung lưu đạo đức” này: cha mẹ là những người chăm sóc cho gia đình, cùng với tội lỗi và nhân đức của họ, ông bà, gia đình là trung tâm. Đó là “tầng lớp trung lưu đạo đức.” Đó là một cái nhìn sâu vào vấn đề rất tuyệt vời của Malègue, và ông đã viết một câu rất ấn tượng. Trong một quyển tiểu thuyết của ông, Augustine, một người vô thần hỏi ông: “Vậy ông tin rằng Giê-su Ki-tô là Thiên Chúa?” Ông kia đang đặt ra một vấn đề: Ông có cho rằng gia đình Na-za-rét là Chúa? “Đối với tôi, đó không phải là vấn đề,” là câu trả lời của nhân vật chính, “vấn đề nếu có phải là Thiên Chúa đã không trở thành Đức Ki-tô." Đó là “tầng lớp trung lưu đạo đức.”
Q. Thưa Đức Thánh Cha, người vừa nói đến những cái hang động của ý thức hệ. Ý người muốn nói ở đây là gì? Những lo lắng của người trong vấn đề này là gì?
TL. Đây không phải là một sự lo lắng. Tôi đang nói đến những thực tại. Người ta luôn luôn cảm thấy dễ chịu với hệ thống ý thức hệ mà người ta đặt ra, vì nó là trừu tượng.
H. Có phải nó trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây?
Đức Thánh Cha với Fidel Castro trong chuyến thăm Havana vào tháng Chín 2015.
ALEX CASTRO AP
TL. Nó luôn hiện hữu. Tôi không nói là nó trở nên trầm trọng hơn, vì đã có nhiều thất vọng. Tôi nghĩ nó còn nhiều hơn tại thời điểm trước Đại Chiến Thế Giới Thứ II, tôi nghĩ vậy. Tôi chưa nghĩ nhiều về nó. Tôi đang sắp xếp mọi việc lại với nhau … Trong một nhà hàng của cuộc sống anh luôn có nhiều lựa chọn các món ăn thuộc hệ tư tưởng. Luôn luôn! Anh cũng có thể luôn tìm cách ẩn náu trong đó. Chúng là những nơi trú ẩn ngăn cách anh không tiếp xúc với thực tại.
H. Thưa Đức Thánh Cha, những năm vừa qua trong những chuyến tông du của cha, con quan sát thấy cha đã lấy được tình cảm và sự xúc động của rất nhiều người lắng nghe cha … Ví dụ, con nhớ ba dịp rất đặc biệt: ở Lampedusa, khi cha hỏi không biết chúng con có cùng khóc với những phụ nữ bị mất con trên biển; ở Sarnidia, lúc cha nói về tình trạng thất nghiệp và những nạn nhân của hệ thống tài chính toàn cầu; ở Philippines, về thảm kịch của những đứa trẻ bị bóc lột. Câu hỏi của con là: Giáo hội có thể làm gì về những vấn đề đó, những gì đang được làm, và các chính phủ đang làm gì?
TL. Biểu tượng mà tôi đề nghị cho văn phòng Di trú mới — theo cấu trúc mới, tôi đem thẳng đến phòng Di trú và Tị nạn, có hai thư ký — là một áo phao cứu sinh màu cam, giống như cái áo chúng ta đều biết. Trong suốt buổi tiếp kiến, có một nhóm người cố cứu những người tị nạn ở Địa Trung Hài. Tôi đi qua, chào mọi người, và một người đàn ông cầm cái áo đó trong tay và bắt đầu khóc, khóc trên vai tôi, và ông ta cứ nhắc đi nhắc lại: “Con đã không thể, con không thể đến được bé, con đã không thể làm được.” Và khi ông ta bình tĩnh một chút ông kể cho tôi: “Bé gái chưa quá 4 tuổi, là một trẻ em. Và bé chìm xuống. Con gửi cho cha cái áo này.” Đây là một biểu tượng của thảm kịch chúng ta đang sống. Vâng, đúng vậy.
H. Các chính phủ có quan tâm đến vấn đề?
TL. Mỗi người làm điều họ có thể làm hoặc điều họ muốn làm. Khó mà xét đoán. Nhưng rõ ràng, sự thật rằng Địa Trung Hải đã trở thành một nghĩa trang như vậy là điều mọi người phải suy nghĩ.
H. Con muốn biết liệu cha có cảm thấy thông điệp của cha, cách tiếp cận của cha với người bên lề xã hội, với những người đau khổ và bị lạc lõng, được chào đón, được đồng hành bởi một bộ máy có lẽ quen với một nhịp độ rất khác. Cha có cảm thấy ngài và Giáo hội đang đi với nhịp độ khác nhau? Cha có cảm thấy được bảo vệ?
TL. Thật may mắn, tôi nghĩ rằng những sự hồi đáp nói chung là tốt. Rất tốt. Khi tôi yêu cầu các giáo xứ và trường học ở Roma đón các người tị nạn vào, nhiều người cho rằng sẽ thất bại. Không đúng! Chẳng thất bại tí nào! Một tỷ lệ phần trăm rất lớn các giáo xứ của Roma, khi họ không có một căn nhà lớn hoặc chỉ có nhà rất nhỏ, các giáo dân trong xứ liền thuê một căn hộ cho một gia đình di cư. Trong các trường dòng, bất cứ khi nào có phòng, họ liền chào đón một gia đình người di cư … Câu trả lời là chúng tôi đã làm nhiều hơn những gì anh biết, chúng tôi không quảng cáo những việc đó. Vatican có hai giáo xứ và mỗi giáo xứ có một gia đình di cư. Một căn hộ tại Vatican cho một gia đình, một căn hộ khác cho một gia đình khác. Sự hồi đáp này luôn giữ ở mức độ đều. Không được 100%. Tôi không biết rõ tỷ lệ. Tôi nghĩ có thể là 50%.
Rồi có vấn đề về hội nhập. Mỗi người di cư đều tạo thành một vấn đề rất nghiêm trọng. Họ trốn chạy khỏi đất nước vì đói hay vì chiến tranh. Và phải có giải pháp ở đó. Họ bị bóc lột. Lấy Châu Phi làm ví dụ: Châu Phi là biểu tượng của sự bóc lột. Ngay cả khi họ có độc lập, ở một số quốc gia, họ có độc lập và những người chủ đất nước chỉ ở trên mặt đất, chứ không ở dưới lòng đất. Vì vậy họ luôn bị lợi dụng và ngược đãi …
Chính sách tiếp nhận có nhiều giai đoạn. Có sự tiếp nhận khẩn cấp: anh phải chào đón họ, nếu không thì họ chết chìm. Nước Ý và Hy lạp là ví dụ dẫn đầu điển hình. Thậm chí bây giờ, nước Ý đang gặp nhiều vấn đề do động đất gây ra và nhiều điều khác, nhưng vẫn quan tâm đến họ. Họ chào đón người tị nạn. Dĩ nhiên, người ta đến Ý vì đó là bờ biển gần nhất. Tôi nghĩ họ cũng đến Tây ban nha qua đường Ceuta. Nhưng thay vì ở lại Tây ban nha, hầu hết họ có khuynh hướng đi về miền Bắc để tim những cơ hội tốt hơn.
H. Nhưng ở Tây ban nha có một hàng rào ở Ceuta và Melilla, họ không thể nào vượt qua.
TL. Đúng, tôi biết. Và họ muốn đi về hướng Bắc. Vì vậy vấn đề là: chào đón họ, vâng, chỉ ít tháng thôi, cho họ chỗ ở tạm thời. Nhưng tiến trình hội nhập phải bắt đầu từ một điểm nào đó. Đón nhận và hội nhập. Mẫu gương cho cả thế giới là Thụy điển. Thụy điển có 9 triệu dân. Trong số đó, 890.000 là “người Thụy điển mới,” con cái của người nhập cư hoặc người nhập cư có quyền công dân Thụy điển. Ngoại trưởng — tôi nghĩ chính là bà, người đã đến tiễn tôi — là một phụ nữ trẻ, là con của một người mẹ gốc Thụy điển, và cha từ Gabon. Những người nhập cư. Được hội nhập. Vấn đề là sự hội nhập. Về mặt khác, khi không có sự hội nhập, họ bị “cách ly,” và tôi không đổ lỗi cho người nào, nhưng vấn đề thực sự là có những sự cách ly. Có thể là lúc đó họ không nhận ra. Nhưng những thanh niên có hành động hung tàn ở sân bay Zaventem là người Bỉ, họ sinh ra ở Bỉ. Tuy nhiên, họ sống ở một khu của người nhập cư, một khu vực khép kín. Như vậy giai đoạn hai là vấn đề then chốt: sự hội nhập. Vấn đề lớn của Thụy Điển bây giờ là gì? Không phải họ không muốn có thêm người nhập cư đến, không phải vậy! Họ không thể có đủ chương trình hội nhập! Họ tự hỏi họ có thể làm gì thêm để có thêm người đến. Thật lạ lùng. Đó là một ví dụ cho cả thế giới. Và nó không có gì mới. Tôi đã nói điều này ngay từ lúc đầu, sau Lampedusa... Tôi biết Thụy điển vì tất cả những người Argentinia, Uruguay, Chile đến đó trong kỷ nguyên của những nhà độc tài quân sự và họ được chào đón ở đó, Tôi có những người bạn đưa các người tị nạn đến đó và sống ở đó. Anh đến Thụy Điển và người ta cho anh một chương trình chăm sóc sức khỏe, các giấy tờ, và một giấy phép cư trú … Và rồi anh có một căn nhà, và tuần sau anh có trường để học ngôn ngữ, và một chút việc làm, và như vậy anh bắt đầu bước vào đường đi.
Cũng như vậy, Sant'Egidio, Ý, là một mẫu gương khác. Những người đi cùng tôi trên máy bay từ Lesbos, và chín người khác sau đó. Vatican chịu trách nhiệm 22, và chúng tôi đang chăm sóc họ, và họ đang dần dần độc lập. Ngày thứ hai, mấy đứa trẻ đi học. Ngày thứ hai! Và các cha mẹ đang dần dần ổn định, trong một căn hộ, một chút việc làm ở đây, một chút việc làm ở kia… Những người hướng dẫn dạy ngôn ngữ cho họ ... Sant'Egidio cũng có cùng cách thức như vậy. Vì vậy, vấn đề là: cứu khẩn cấp mọi người là đương nhiên. Thứ hai: tiếp nhận, chào đón thật tốt với mức có thể. Sau đó, hội nhập.
H. Thưa Đức Thánh Cha, nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi hầu như mọi việc xảy ra. Công Đồng Vatican II, chuyến đi về Đất Thánh của ngài Phao-lô VI và cái ôm của ngài với Đức Thượng Phụ Athenagorad. Một số người nói rằng để hiểu được cha người ta phải hiểu ngài Phao-lô VI. Ngài Phao-lô đã tới mức cảm thấy là một Giáo hoàng không được mọi người hiểu. Cha có cảm thấy cũng như vậy, là một Giáo hoàng không thấy dễ chịu?
TL. Không, không. Tôi nghĩ là tôi không được chấp nhận nhiều vì tội lỗi của tôi. Ngài Phao-lô VI là một vị tử đạo không được mọi người hiểu. (...) Tông huấn Niềm vui Tin Mừng (Evangelii gadium), đặt khung cho những nguyên tắc mục vụ mà tôi muốn trong Giáo hội, là một bản cập nhật của Tông huấn Loan Báo Tin Mừng (Evangelii Nuntiandi) của ngài Phao-lô VI. Ngài là một người đi trước lịch sử. Và ngài chịu nhiều đau khổ. Ngài là một vị tử đạo. Có rất nhiều điều ngài không thể làm được, ngài là một người có óc rất thực tế và ngài biết là ngài không thể nên ngài đau khổ vì điều đó, nhưng ngài dâng lên sự đau khổ của ngài. Và điều tốt đẹp nhất mà ngài làm là gieo những hạt giống. Những hạt giống cho những điều mà lịch sử đã thu thập lại sau đó. Tông huấn Evangeli Gadium là một tổng hợp của Tông huấn Evangeli Nuntiandi và tài liệu Aparecida. Những điều phát triển từ nền tảng. Tông huấn Loan Báo Tin Mừng (Evangeli Nuntiandi) là một tài liệu mục vụ tuyệt vời nhất sau Công đồng, và vẫn còn như vậy đến hôm nay. Tôi không cảm thấy không được công nhận. Tôi cảm nhận sự đồng hành của nhiều loại người, người trẻ, người già … Dĩ nhiên, có những người không đồng ý, và họ có quyền như vậy, vì nếu tôi cảm thấy nặng nề vì một số người không đồng ý với tôi, chắc là trong tôi có tế bào của một nhà độc tài. Họ có quyền không đồng ý. Họ có quyền nghĩ rằng con đường như vậy quá nguy hiểm, kết quả có thể là tồi tệ, họ có quyền làm như vậy. Nhưng bất kể họ nói gì, thì ít nhất họ không núp đàng sau những người khác. Không ai có quyền làm như vậy. Núp sau lưng người khác là độc ác, đó là một tội. Mọi người có quyền tranh luận, và tôi mong tất cả chúng ta tranh luận thêm nữa, vì nó tạo ra một sự kết nối xuôi chảy hơn giữa chúng ta. Tranh luận sẽ liên kết chúng ta. Một sự tranh luận trong niềm tin tốt lành, không phải là sự vu không cũng không phải những điều tương tự như vậy.
(Xin đọc tiếp phần cuối ngày mai)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét