Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng

‘Rất dễ dàng để nói: Thiên Chúa yêu chúng ta. Tất cả chúng ta đều nói vậy. Nhưng hãy nghĩ kỹ: liệu mọi người trong chúng ta có thể nói: Tôi tin chắc rằng Thiên Chúa yêu tôi? Không dễ để nói như vậy đâu, và đó là sự thật … Đây là cội rễ của sự an toàn của chúng ta, cội rễ của niềm cậy trông’
15 tháng Hai, 2017
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
Tiếp Kiến Chuan,1 tháng Hai 2017 / © PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:30 trong Sảnh Đường Phao-lô VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu từ nước Ý và nhiều nước trên thế giới.
Tiếp tục loạt giáo lý về chủ đề sự cậy trông của người Ki-tô hữu, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung suy tư của ngài về chủ điểm: Cậy trông không làm thất vọng” (cf. Romans 5:1-5).
Sau tóm kết phần giáo lý của ngài bằng nhiều ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi những lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.
Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc bằng bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn từ của Đức Thánh Cha:
* * *
Bài giảng Giáo lý của Đức Thánh Cha
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Khi còn bé chúng ta được dạy rằng nói khoác lác là không tốt. Ở quê huơng của tôi, chúng tôi gọi những người khoác lác là “những con chim công.” Và điều đó là đúng, vì khoác lác về bản thân hay những gì mình có, cộng thêm với một sự chút kiêu ngạo, cũng là sự phản bội và thiếu tôn trọng trong các mối quan hệ với người khác, đặc biệt đối với những người kém may mắn hơn chúng ta. Trong trích đoạn Thư gửi tín hữu Rô-ma, Thánh Tông đồ Phao-lô làm chúng ta ngạc nhiên, tới mức có hai lần ngài hô hào chúng ta nói khoác. Vậy thì, nói khoác về cái gì là được? — vì ngài thúc đẩy chúng ta nói khác, vậy là nói khoác về một điều gì đó là được. Và có thể có cách nào để nói khoác mà không xúc phạm người khác, không loại trừ người khác?
Trong trường hợp thứ nhất, chúng ta được mời gọi nói khoác về vô vàn ơn sủng chúng ta được tỏa khắp trong Đức Giê-su Ki-tô, qua đức tin. Phao-lô muốn chúng ta hiểu rằng, nếu chúng ta học được cách đọc mọi điều dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, chúng ta nhận biết mọi sự đều là ơn sủng! Mọi sự đều là quà tặng! Quả thật, nếu chúng ta chú ý, sự hoạt động – trong lịch sử cũng như trong đời sống của chúng ta – không chỉ là chúng ta nhưng trước tiên là Thiên Chúa . Người là vai chính xác thực, Người tạo dựng mọi điều như là một món quà của tình yêu, Người đã dệt nên cốt lõi của chương trình cứu độ của Người và Người đem đến sự kiện toàn cho chúng ta trong Chúa Giê-su Con Người. Chúng ta có bổn phận phải hiểu rõ và trân trọng tất cả những điều này, để đón nhận với lòng tri ân và lấy nó làm một động lực cho lời ca khen, cho phúc lành và cho niềm vui lớn lao. Nếu chúng ta làm điều này, chúng ta ở trong sự bình an với Thiên Chúa và chúng ta trải nghiệm được sự tự do. Và sự an bình này sau đó trải rộng ra mọi môi trường và mọi mối quan hệ trong đời sống của chúng ta: chúng ta có bình an trong chính chúng ta, chúng ta có bình an với gia đình, với cộng đoàn, trong công việc và với những người chúng ta gặp gỡ mỗi ngày trên hành trình của chúng ta.
Tuy nhiên, Phao-lô thúc đẩy chúng ta cũng nói khoác trong những nỗi khổ cực. Hiểu điều này không dễ. Điều này khó khăn hơn cho chúng ta và dường như chẳng có gì liên quan đến tình trạng bình an mà chúng ta vừa nói ở trên. Thay vì vậy, nó góp phần trong sự giả định xác thực nhất, đúng nhất. Quả thật, sự bình an mà Thiên Chúa trao ban và bảo đảm cho chúng ta không được hiểu như là sự thiếu vắng những lo âu, những thất vọng, những sa ngã, những động lực hoặc đau khổ. Nếu đúng như vậy, việc chúng ta thành công có được bình an giây phút đó sẽ nhanh chóng kết thúc và chúng ta chắc chắn rơi vào tình trạng thất buồn nản. Nhưng, sự bình an được tuôn đổ từ đức tin là một ân ban: nó là ân sủng của sự trải nghiệm mà Thiên Chúa yêu thương chúng ta và luôn luôn ở bên chúng ta; Người không để chúng ta một mình thậm chí một giây phút trong đời. Và như Thánh Tông đồ trình bày, điều này tạo ra sự kiên nhẫn, vì chúng ta biết rằng, cũng trong những thời khắc khó khăn nhất và đau buồn nhất, lòng thương xót và sự tốt lành của Thiên Chúa lớn hơn bất cứ điều gì và không có gì kéo chúng ta ra khỏi bàn tay của Người và khỏi sự kết hiệp với Người.
Từ đó cho thấy tại sao sự cậy trông của người Ki-tô hữu là vững chắc, thấy rằng nó không làm thất vọng. Nó không bao giờ làm thất vọng. Cậy trông không làm thất vọng! Nó không được tạo nên bởi những gì chúng ta có thể làm, và thậm chí còn dựa ít hơn nữa trên những gì chúng ta có thể tin. Nền tảng của nó, tức là nền tảng của sự cậy trông của người Ki-tô hữu là một điều trung tín nhất và chắc chắn nhất, cụ thể đó là tình yêu mà chính Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Rất dễ dàng để nói: Thiên Chúa yêu chúng ta. Tất cả chúng ta đều nói vậy. Nhưng hãy nghĩ kỹ: liệu mọi người trong chúng ta có thể nói: Tôi tin chắc rằng Thiên Chúa yêu tôi? Không dễ để nói như vậy đâu, và đó là sự thật. Và Thiên Chúa đã tuôn đổ Thần Khí của Người tuôn trào trong tâm hồn chúng ta như là Đấng xây dựng và Đấng Bảo vệ, đúng thật như vậy để nó có thể nuôi dưỡng đức tin trong chúng ta và giữ cho sự cậy trông này được hoạt động. Và sự chắc chắn này: Thiên Chúa yêu tôi. “Nhưng còn trong giờ phút kinh khủng này thì sao?” – Thiên Chúa yêu tôi. “Và Người yêu tôi mà lại có điều xấu và tội lỗi này à?” – Thiên Chúa yêu tôi. Không ai có thể lấy mất sự chắc chắn này. Và chúng ta phải lặp lại điều này như một lời cầu nguyện: Thiên Chúa yêu tôi. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa yêu tôi. Tôi chắc chắn rằng Thiên Chúa yêu tôi. Bây giờ chúng ta hiểu tại sao Thánh Tông đồ Phao-lô thúc đẩy chúng ta luôn nói quá về tất cả những điều này. Tôi nói quá về tình yêu của Thiên Chúa vì Ngài yêu tôi. Sự cậy trông mà chúng ta được tặng ban không tách chúng ta ra khỏi tha nhân, và cũng vậy nó không làm chúng ta đối xử tệ với họ và đẩy họ ra bên lề. Nhưng, đó là một ân sủng tuyệt vời mà chúng ta được kêu gọi để biến chúng ta thành “các kênh” cho tất cả, với lòng khiêm nhường và sự đơn sơ. Và rồi sự nói khoác lớn nhất của chúng ta sẽ là có Người Cha là một Thiên Chúa, người không thiên vị, Người không loại trừ một ai, nhưng Người mở rộng cửa nhà của Người cho tất cả mọi người, bắt đầu từ những người bé mọn nhất và bị xua đuổi nhất, để khi làm con cái của Người chúng ta học cách an ủi và hỗ trợ lẫn nhau. Và đừng quên: sự cậy trông không làm thất vọng.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch của Virginia M. Forrester]

Tiếng Ý
Xin gửi lời chào nồng hậu đến các tín hữu nói tiếng Ý. Cha xin chào các nhóm giáo xứ và các hiệp hội, đặc biệt hội Nessuno escluso [không ai bị loại trừ] của Taranto, xin khuyến khích anh chị em thúc đẩy một văn hóa bao dung cho tất cả những người cô đơn, những người không có nơi tá túc cố định. Cha xin chào Ca đoàn Prealpi của thành phố Villapedergnano-Erbusco và ca đoàn Note Ascendenti [Ascending Notes] của thành phố Sant’Eufemia-Lamezia Terme, và cha cảm ơn về phần trình diễn rất tuyệt vời của anh chị em. Khi chúng ta muốn điều gì, chúng ta đều phải làm việc này. Chúng ta phải làm việc này bằng lời cầu nguyện, khi chúng ta xin Thiên Chúa điều gì đó: năn nỉ, năn nỉ, năn nỉ, … đó là một ví dụ đẹp về lời cầu nguyện! Xin cảm ơn anh chị em! Cha hy vọng rằng buổi gặp gỡ này sẽ gợi lên trong mỗi anh chị em những quyết tâm mới của chứng nhân Ki-tô trong gia đình và trong xã hội.
Cha gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương. Hôm qua chúng ta mừng lễ các Thánh Cyril và Methodius, những nhà rao giảng Phúc Âm của các dân tộc Slav và là đồng bổn mạng của Châu Âu. Các bạn trẻ thân yêu, nguyện xin mẫu gương của các ngài giúp chúng con trở nên những môn đệ thừa sai trong mọi môi trường; anh chị em bệnh nhân yêu quý, xin tính ngoan cường của các ngài động viên anh chị em để biến những đau khổ của anh chị em cầu cho sự hoán cải của những người ly thân; các đôi uyên ương thân yêu, nguyện xin tình yêu của các ngài với Thiên Chúa soi sáng cho chúng con để biết lấy Tin mừng làm nguyên tắc nền tảng cho đời sống gia đình của chúng con.
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch của Virginia M. Forrester]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/02/2017]
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự cậy trông không làm thất vọng



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét