Tình hình ở Trung đông, gồm cả vấn đề của Palestine
Trình bày của Đức ông Simon Kassas, Chargé d’Affaires a.i.
Phái bộ Quan sát viên của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc mở Phiên Tranh luận về tình hình ở Trung đông, trong đó có vấn đề thuộc Palestine
New York, 25 tháng Bảy 2017
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh khen ngợi Phái đoàn của nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa đã đưa chủ đề ngày hôm nay vào sự chú ý của Hội đồng Bảo an và cộng đồng quốc tế.
Đã bốn lần trong năm nay, Vấn đề Palestine được đưa ra thảo luận trong phiên tranh luận mở của Hội đồng này. Nó đã lặp đi lặp lại quá nhiều đến mức những Báo cáo về chủ đề nghe giống như những kỷ lục được phá vỡ. Những kỷ lục được phá vỡ này sẽ tiếp tục, trừ khi tìm được một giải pháp khả thi cho Vấn đề Palestine. Và họ phải tiếp tục, trừ khi những thách đố chồng chất đang diễn ra ở Trung Đông hôm nay, tiến trình hòa bình Israel-Palestine không thể vuột ra khỏi những ưu tiên hàng đầu của cộng đồng quốc tế và Cộng đồng này.
Tòa Thánh mong muốn lặp lại sự ủng hộ chắc chắn của mình cho giải pháp hai nhà nước, với Nhà nước Israel và một nhà nước Palestine cùng tồn tại song song trong hòa bình với những biên giới được quốc tế công nhận. Nếu cả Israel và Palestine cùng mong muốn hưởng sự an ninh, thịnh vượng và chung sống hòa bình, không có một con đường thứ hai cho sự dàn xếp bằng đàm phán dẫn đến một giải pháp cùng đồng thuận lẫn nhau được đàm phán trực tiếp giữa người Israel và người Palestine, với sự hỗ trợ vững chắc và công bằng của cộng đồng quốc tế.
Để tiến trình này được diễn ra và thành công, người Israel và người Palestine phải thỏa thuận những bước đi quan trọng hướng đến việc giảm bớt những căng thẳng và làm lắng dịu bạo lực trong khu vực. Cả hai phía phải kìm chế những hành động, bao gồm cả những dàn xếp phủ nhận sự cam kết công khai giúp tiến đến một giải pháp đàm phán. Nhắc lại chuyến viếng thăm chung đến Vatican năm 2014 của Tổng thống quá cố của Israel là Shimon Peres và Tổng thống Palestinine Mahmoud Abbas, Đức Giáo hoàng Phanxico một lần nữa cổ vũ tất cả cầu nguyện cho hòa bình và thúc đẩy một văn hóa đối thoại, để chúng ta có thể “để lại cho con cháu chúng ta một văn hóa đủ khả năng xây dựng những sách lược cho sự sống, không phải sự chết, và cho sự bao dung, không phải sự loại trừ.”
Giải pháp hai nhà nước cũng sẽ đòi hỏi tất cả những phe phái thuộc Palestine thể hiện một ý chí chính trị hợp nhất và cùng nhau làm việc để giải quyết những nhu cầu cho người dân của họ. Một mặt trận Palestine đoàn kết sẽ chứng minh cho cam kết của người Palestine tiến đến một sự dàn xếp qua đàm phán hòa bình và sẽ là chiếc chìa khóa cho sự thịnh vượng kinh tế, sự gắn kết xã hội và ổn định chính trị của một Nhà nước Palestine.
Chúng ta cũng không được quên Giê-ru-sa-lem, một thành thánh của người Do thái, người Ki-tô giáo và người Hồi giáo. Hiện trạng lịch sử của những khu vực thánh địa là một vấn đề rất nhạy cảm. Tòa Thánh khẳng định vị trí của mình phù hợp với cộng đồng quốc tế và nhắc lại sự ủng hộ cho một giải pháp toàn diện, công bằng và dài lâu cho vấn đề của Thành Giê-ru-sa-lem, liên quan đến điều này, nhắc lại quan hệ pháp lý đặc biệt, được quốc tế bảo đảm, để bảo đảm cho sự tự do tôn giáo và lương tâm của tất cả mọi cư dân, cũng như việc đến Những vùng Đất Thánh một cách an toàn, tự do và không bị giới hạn của các tín đồ thuộc mọi tôn giáo và quốc tịch.
Hôm Chủ nhật vừa qua, trong giờ Kinh Truyền tin tại quảng trường Thánh Phê-rô, Đức Giáo hoàng Phanxico, ngài rất lo lắng về tình hình ở Giê-ru-sa-lem, đã đưa ra lời thỉnh cầu sự kìm chế và đối thoại, cầu xin rằng tất cả mọi người có thể được khơi gợi bởi lòng quyết tâm làm việc cho hòa giải và hòa bình.
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh vô cùng đau buồn trước những mất mát về nhân mạng và tài sản trong nhiều vùng của Trung đông do chiến tranh và xung đột, đặc biệt ở Syria, Yemen và ở miền bắc Iraq, nơi mà tình trạng nhân đạo bi thảm lên tiếng kêu gọi một cam kết mới của tất cả mọi người đạt được một giải pháp chính trị cho những xung đột này.
Đức Giáo hoàng Phanxico vô cùng cảm kích trước những nỗ lực không mệt mỏi của những người miệt mài tìm ra một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria. Ngài cổ vũ tất cả những người liên quan làm việc theo một tiến trình chính trị hướng về Syria dẫn đến một bước chuyển tiếp hòa bình và bao dung, dựa trên những nguyên tắc của Thông Cáo Geneva ngày 30 tháng Sáu 2012. Một sự ổn định hòa bình được thỏa thuận bởi các đảng phái của Syria sẽ mang lại sự ổn định cho đất nước, cho phép những người tị nan và di tản trong nước trở về an toàn, thúc đẩy hòa bình lâu bền và hòa giải, tạo ra môi trường cần thiết cho những nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bố hiệu quả, và duy trì chủ quyền, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Nhà nước Syria.
Những cộng đoàn Ki-tô giáo đã tồn tại trên hai ngàn năm trong lãnh thổ đó và đã chung sống hòa bình với những cộng đoàn khác. Tòa Thánh thúc giục Cộng đồng Quốc tế không quên họ, thông qua Hội đồng Bảo an. Tòa Thánh tin rằng pháp quyền, bao gồm sự tôn trọng tự do tôn giáo và bình đẳng trước pháp luật dựa trên nguyên tắc quyền công dân và không phân biệt chủng tộc, nguồn gốc sắc tộc hay tôn giáo, là nền tảng để đạt được và duy trì sự chung sống hòa bình và tốt đẹp giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc trong toàn lãnh thổ và vượt xa hơn nữa.
Thưa ông Chủ tịch,
Việc ngưng những hoạt động chính trị dựa trên các lực lượng vũ trang và một sự ổn định hòa bình cho những xung đột trong vùng, bao gồm một nghị quyết cho cuộc xung đột Israel-Palestine, sẽ ngay lập tức lấy lại lòng tin của chúng ta đối với những tiến trình chính trị và những giải pháp đàm phán. Những hoạt động chính trị sẽ được người dân trong vùng và vượt xa hơn nữa nhìn đến như nghệ thuật lãnh đạo tốt đẹp vì thiện ích chung cho tất cả, chứ không phải là một công cụ để đạt được sự thống trị vì ích lợi chính trị hay tôn giáo của một nhóm đối với tất cả những nhóm còn lại.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/07/2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét