Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Tòa Thánh nghi ngờ sự thay đổi thái độ bất chấp nghị quyết của LHQ về Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs)

Tòa Thánh nghi ngờ sự thay đổi thái độ bất chấp nghị quyết của LHQ về Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs)

Tòa Thánh nghi ngờ sự thay đổi thái độ bất chấp nghị quyết của LHQ về Vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs)
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ và Quan sát viên thường trực tại Liên Hợp quốc ở New York - AP
29/06/2017 12:54
(Vatican Radio) Tòa Thánh lặp lại lời kêu gọi chấm dứt việc phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs), sau những gì cho thấy không có sự thay đổi đáng kể trong sáu tháng kể từ sau một nghị quyết của LHQ về vấn đề này.
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ của Tòa Thánh và là Quan sát viên Thường trực tại LHQ ở New York, đưa ra lời thỉnh cầu trong một buổi tranh luận mở của Hội đồng Bảo an.
Nghị quyết 2325 đã được LHQ thông qua về việc không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt vào ngày 15 tháng Mười hai năm 2016.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Auza nói Tòa Thánh tin rằng tình hình liên quan đến vấn đề này “chưa có gì thay đổi đáng kể.”
“Như Đức Giáo hoàng Phanxico đã nói, ‘Chúng ta nói, “không bao giờ lặp lại nữa,” nhưng đồng thời chúng ta sản xuất vũ khí và bán chúng cho những nước đang có chiến tranh với nước khác’.”
Ngài nói rằng Đức Giáo hoàng lặp lại “sự ủng hộ mạnh mẽ của ngài cho việc nhanh chóng thông qua những bước đi dẫn đến việc loại trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và bớt đi việc thế giới phải nhờ vào lực lượng vũ trang để kiểm soát những vấn đề quốc tế.”
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu:
Trình bày của Tổng Giám mục Bernardito Auza, Khâm sứ và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc
Tranh luận mở của Hội đồng Bảo an về cấm phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
New York, 28 tháng Sáu 2017
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh cảm ơn Phái đoàn Nhà nước Bolivia đã đưa chủ đề quan trọng về việc dừng phổ biến những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMDs) ra thảo luận trong Hội đồng này và trước sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
Sự ngăn ngừa phổ biến những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt và những phương tiện vận chuyển chúng đưa ra một thách thức chung đối mặt với cộng đồng quốc tế và là chìa khóa cho việc lãnh đạo toàn cầu.
Đã gần sáu tháng trôi qua kể từ ngày tất cả đồng lòng thông qua Nghị quyết 2325 (2016) của Hội đồng về việc không phổ biến những loại vũ hí hủy diệt hàng loạt. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám mục Auza nói Tòa Thánh tin rằng tình hình liên quan đến vấn đề này “chưa có gì thay đổi đáng kể.” “Như Đức Giáo hoàng Phanxico đã nói, ‘Chúng ta nói, “không bao giờ lặp lại nữa,” nhưng đồng thời chúng ta sản xuất vũ khí và bán chúng cho những nước đang có chiến tranh với nước khác”[1]. Đức Giáo hoàng nhắc chúng ta rằng, “Nó là một mâu thuẫn vô lý khi nói về hòa bình, khi đàm phán hòa bình, trong khi lại thúc đẩy hoặc cho phép ngành thương mại vũ trang.” Ngài mời gọi nhà lãnh đạo các quốc gia “hãy cam kết bản thân thật vững vàng nhằm chấm dứt buôn bán vũ khí, nó đã biến quá nhiều người vô tội thành nạn nhân,” [2] và Ngài nhắc lại “sự ủng hộ mạnh mẽ của ngài cho việc nhanh chóng thông qua những bước đi dẫn đến việc loại trừ vũ khí hủy diệt hàng loạt và bớt đi việc thế giới phải nhờ vào lực lượng vũ trang để kiểm soát những vấn đề quốc tế.
Công cụ ràng buộc pháp lý chủ yếu có sẵn hiện nay để chúng ta chống lại sự đe dọa là Nghị quyết 1540 (2004), đã được toàn bộ thông qua hơn một thập kỷ trước. Vai trò ngăn ngừa của Nghị quyết và những nỗ lực của Ủy ban 1540 trong năm phạm vi của công việc – áp dụng, hỗ trợ, hợp tác, minh bạch và phổ biến – là nền tảng để hướng dẫn những hành động của mọi Nhà nước nhằm hợp sức chống lại sự gia tăng.
Liên quan đến vấn đề này, Phái đoàn của tôi lặp lại rằng điều quan trọng là phải thúc đẩy sự trợ giúp với các Chính phủ và sự hợp tác giữa họ nếu chúng ta muốn chống lại việc gia tăng những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.  Quan trọng là phải tăng cường sự phối hợp những nỗ lực của quốc gia, khu vực và quốc tế, theo mức độ thích hợp, để làm mạnh mẽ câu trả lời của chúng ta cho thách thức nghiêm trọng này. Mọi chính phủ phải có những biện pháp phù hợp với luật pháp quốc gia và quốc tế, và thận trọng thực thi trọn vẹn những nghĩa vụ của họ theo luật pháp quốc tế và những điều khoản của Hiến chương Liên Hợp quốc. Thiết lập những vùng phi vũ khí hủy diệt hàng loạt cũng là một bước tiến lớn theo đúng hướng, vì nó cho thấy rằng chúng ta thực sự có thể tiến đến một hiệp ước toàn cầu loại trừ tất cả các loại vũ khí này.
Thưa ông Chủ tịch,
Việc phổ biến những loại vũ khí, cả quy ước và hủy diệt  hàng loạt, làm xấu thêm những tình hình xung đột và gây những hậu quả tổn thất lớn về con người và tài sản, nó ngầm tàn phá nghiêm trọng sự phát triển và tìm kiếm hòa bình dài lâu. Quả thật, không phổ biến vũ khí, kiểm soát vũ trang và giải trừ quân bị củng cố an ninh toàn cầu và sự phát triển bền vững. Không có những điều này, sự thành công của Chương trình Hành động Phát triển Bền vững 2030 được ca tụng nhiều sẽ có nguy cơ nghiêm trọng, hòa bình sẽ tiếp tục bị thiếu trầm trọng, và những đau khổ của con người sẽ không giảm bớt.
Nó là một mệnh lệnh đối với tất cả các chính phủ phải vượt qua được những sự khác biệt và tìm được những giải pháp chính trị để có thể tránh và ngăn chặn sự can dự của các nhóm phi chính phủ vào các cuộc chiến và xung đột. Nếu không như vậy, cái giá con người phải trả cho chiến tranh và xung đột sẽ tiếp tục lớn lên cùng với sự phát triển những vũ khí sinh học, hóa học và nguyên tử, và những hệ thống vận chuyển và nguy cơ chúng được các chính phủ hay nhóm khủng bố sử dụng sẽ vẫn là những mối nguy hiểm hiện hữu rõ ràng.
Cảm ơn ông Chủ tịch.
[1] Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi phỏng vấn với “Tertio”, một tuần báo Công giáo ở Bỉ, tháng Mười Hai 2016.
[2] Đức Thánh Cha Phanxico, tháng Sáu 2017, ý Cầu Nguyện Video.

[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/06/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét