Thứ Tư, 15 tháng 2, 2017

Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường

Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường

Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha Phanxico giảng Lễ thường ngày trong nhà nguyện thánh Marta.
14/02/2017 12:04
(Vatican Radio) Lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường: đây là những đặc tính cho thấy sự khác biệt của những “sứ giả” vĩ đại giúp Giáo hội phát triển trên thế giới, những người đã góp phần vào đặc tính thừa sai của Giáo hội. Đức Thánh Cha Phanxico nói trong Thánh lễ tại nhà nguyện Thánh Marta, lấy suy tư trong Phụng vụ và từ mẫu gương của các Thánh Cyril và thánh Methodius, bổn mạng của Châu Âu, các vị được kính hôm nay.


Thánh Cyril và Methodius đã làm cho Châu Âu mạnh hơn
Cần phải có “những người gieo hạt Lời Chúa,” của “các thừa sai, những vị sứ giả thực sự để xây dựng nên dân Thiên Chúa, giống như Thánh Cyril và Methodius, “những sứ giả kiệt xuất,” những người anh em gan dạ và là chứng nhân của Thiên Chúa, các thánh bổn mạng của Châu Âu là những người đã làm cho Châu Âu mạnh hơn. Đức Thánh Cha Phanxico bắt đầu bài giảng bằng những suy tư này, sau đó nhìn đến ba đặc tính của một “phái viên”, người công bố Lời của Thiên Chúa. Ngài nói về bài đọc Một trong ngày, với hình ảnh của các thánh Phao-lô và Bac-na-ba; và Tin mừng theo Thánh Lu-ca, với bảy mươi hai môn đệ được Chúa sai đi từng nhóm hai người.


Lời Chúa không phải là một sự đề nghị; lòng can đảm là cần thiết để nó thấm vào
Đặc tính đầu tiên của người “phái viên” được Đức Thánh Cha làm nổi bật là “tính thẳng thắn,” trong đó có “sức mạnh và lòng can đảm.”
“Lời Chúa không thể được cho đi như một đề nghị – ‘À, nếu anh thích …’ – hoặc giống như một ý tưởng triết học hay đạo đức tốt – ‘À, anh có thể sống theo cách này …’ Không! Nó là một điều khác. Nó cần được đưa ra bằng sự thẳng thắn này, bằng sức mạnh này, để Lời Người thấm nhập vào, như Thánh Phao-lô nói, ‘tới tận xương.’ Lời Chúa phải được loan báo bằng tính thẳng thắn, bằng sức mạnh … bằng sự can đảm. Người không có lòng can đảm – can đảm tinh thần, can đảm trong lòng, là người không yêu mến Chúa Giê-su! – Không, anh sẽ nói, vâng, có gì đó rất thú vị, một điều thuộc đạo đức, một điều sẽ làm cho anh nên tốt, một điều bác ái tốt lành, nhưng đây không phải là Lời Chúa. Và điều này không thể xây dựng nên dân của Chúa. Chỉ có Lời Chúa được loan báo với sự thẳng thắn, với lòng can đảm, mới có thể xây dựng nên nước Chúa.”


Không có lời cầu nguyện Lời Chúa trở thành một hội nghị
Từ Tin mừng theo Thánh Lu-ca, Đức Thánh Cha Phanxico rút ra hai đặc tính khác phù hợp cho một “sứ giả” của Lời Chúa. Tin mừng trong ngày là “một sự lạ lùng nhỏ,” Đức Thánh Cha nói, vì nói đầy những yếu tố liên quan đến việc loan báo. “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về, Đức Thánh Cha lặp lại lời của Đức Ki-tô. Đặc tính thứ hai sau lòng can đảm của các nhà thừa sai, là “cầu nguyện.”
“Lời Chúa cũng phải được loan báo bằng lời cầu nguyện. Luôn luôn. Không có lời cầu nguyện, anh chị em chỉ có được một hội nghị tốt đẹp, những hướng dẫn hay, tốt, tốt! Nhưng đó không phải là Lời Chúa. Lời Chúa chỉ có thể xuất phát từ một tâm hồn cầu nguyện. Cầu nguyện, để Thiên Chúa có thể đồng hành trong việc gieo cấy Lời người, để Thiên Chúa có thể tưới nước hạt giống để Lời trổ mầm. Lời Chúa phải được loan báo bằng sự cầu nguyện: sự cầu nguyện của người loan báo Lời Chúa.”


Người rao giảng đích thực thì khiêm nhường, ngược lại mọi việc sẽ kết thúc xấu
Trong Tin mừng, cũng có một đặc tính thứ ba thú vị: Thiên Chúa sai các môn đệ của Ngài đi “như đàn chiên vào giữa đàn sói”:
“Người rao giảng đích thực biết mình yếu đuối, người đó biết rằng mình không thể tự bảo vệ mình. ‘Anh em ra đi như một con chiên vào giữa bầy sói’ – ‘Nhưng lạy Chúa, chúng sẽ ăn thịt con sao?’ – ‘Anh em sẽ đi! Đây là một hành trình.” Và tôi nghĩ chính Thánh Gio-an Kim Khẩu, ngài có một suy tư rất sâu sắc khi nói rằng: ‘Nhưng nếu anh em không ra đi như một con chiên, nếu anh em ra đi như một con sói giữa một đàn sói, Thiên Chúa sẽ không bảo vệ anh em: anh em sẽ phải tự bảo vệ mình.’ Khi người rao giảng tự tin mình rất thông minh, hoặc khi người có trách nhiệm rao truyền Lời Chúa cố gắng tỏ ra thông thái – ‘À, mình có thể giao thiệp tốt với những người này’ – chỉ cần vậy thôi, việc sẽ kết thúc xấu. Hoặc anh em sẽ mặc cả Lời Chúa: với quyền lực, với sự tự hào …”
Và để nhấn mạnh tính khiêm nhường của những sứ giả vĩ đại, Đức Thánh Cha Phanxico kể lại câu chuyện có người kể cho ngài nghe “người ấy huênh hoang về khả năng rao giảng Lời của Chúa rất tốt, và anh ta cảm thấy mình là một con sói.” Sau một bài giảng hay, Đức Thánh Cha nói, “người ấy đến tòa giải tội, và ở đó tìm được một ‘con cá lớn,’ một tội nhân nhiều tội nặng, và hối nhân này khóc, … ông ta xin sự tha thứ.” Và “vị giải tội này,” Đức Thánh Cha tiếp tục, “bắt đầu sưng mình lên với lòng tự hào” và “tò mò” và hỏi người kia lời nào đã chạm đến ông ta quá mức như vậy “đến mức ông ta cảm thấy buộc phải ăn năn.” “Chính lúc cha nói,” Đức Thánh Cha kết luận, “chúng ta hãy chuyển sang một chủ đề khác.” “Tôi không biết chuyện này có thật không,” Đức Thánh Cha nói rõ, nhưng điều chắc chắn là anh em sẽ có kết cục xấu nếu mang Tin mừng mà “cảm thấy rất chắc chắn vào bản thân, mà không giống một con chiên được Thiên Chúa bảo vệ.


Hãy mạnh dạn bước đi, với sự cầu nguyện và lòng khiêm nhường, giống như Thánh Cyril và Methodius
Và như vậy, Đức Thánh Cha kết luận, đây là đặc tính thừa sai của Giáo hội và của những sứ giả vĩ đại, “những người đã gieo trồng và đã giúp cho Giáo hội phát triển trên thế giới. Họ rất dũng cảm, những con người cầu nguyện, và khiêm nhường.” ngài kết luận bài giảng bằng lời nguyện: Nguyện xin Thánh Cyril và Thánh Methodius, giúp chúng con “loan báo Lời Chúa” theo những tiêu chuẩn này, như các ngài đã làm.


[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/02/2017]
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường

Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường
Đức Thánh Cha: Rao giảng Tin mừng với lòng can đảm, lời cầu nguyện, và sự khiêm nhường


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét