Con đường dài đến Ngày Giới trẻ Thế giới: Đi bộ từ Roma đến Krakow
Nghỉ chân trên một con đường ở Cộng hòa Séc, một nhóm hành hương bộ hành từ Roma đến Krakow, Ba lan, kịp thời gian cho Ngày Giới trẻ Thế giới, trong đó gồm (từ trái) Ann Sieben, Nick Zimmerman, Rafael Maturo, Ricardo Simmonds và Andrew Dierkes.
Andrew Dierkes dừng lại để thưởng thức hoa trên con đường đồng quê ở trung Âu.
Lou Baldwin
21 tháng 7, 2016
Chỉ mất hơn 9 tiếng để bay từ Philadelphia đến sân bay Gioan Phaolo II ở Krakow, Ba lan, cho những du khách muốn đến tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới 25-31 tháng 7 ở thành phố đó. Một số dành thêm nhiều thời gian thư giãn, có lẽ để xem thêm một vài địa điểm trên đường đi.
Lấy ví dụ An-rê Dierkes, 23 tuổi, giáo xứ Thánh Agatha-Thánh Gia-cô-bê trong khu Đại học Thành phố của Philadelphia.
Hồi tháng Năm, anh bay đến Roma cũng trên một chuyến bay khoảng 9 tiếng từ Philly và gia nhập một nhóm người du lịch cùng mục đích. Sau một Thánh lễ hôm 21 tháng Năm tại Nhà nguyện Polish Crypt ở Vatican, nhóm khởi hành đi bộ cho một “Chuyến hành hương Năm Lòng thương xót” đến Krakow, đi được khoảng 20 đến 25 dặm một ngày.
Theo tinh thần hành khất thời trung cổ hoàn toàn dựa vào lòng hiếu khách của mọi người, hầu hết họ đều ngủ đêm tại các chủng viện hay các khu nhà giáo xứ.
Dẫn đoàn là Ricardo Simmonds, 35 tuổi, cựu giám đốc của Trường Đại học Pennsylvania Newman Center và là sáng lập viên nhóm Creatio trụ sở ở Denver, một nhóm tổ chức những chuyến đi truyền giáo giới trẻ.
Người chủ chốt của nhóm, đặc biệt là người cố vấn, là Ann Sieben, 52 tuổi, một cựu kỹ sư nguyên tử và là người hành khất chuyên tâm, đã dành ra gần suốt 9 năm qua ở trên đường cho những chuyến hành hương đến các đền thờ, hoàn toàn lệ thuộc vào lòng hiếu khách của những người mà bà gặp trên đường đi.
Lăng xăng trong nhóm là Rafael Maturo, 23 tuổi, quê ở Peru và Nick Zimmerman, 22 tuổi, từ Denver. Cả hai bạn trẻ này đang mở lòng cho khả năng tận hiến tu trì.
Dierkes, sinh ra và được nuôi dưỡng trong giáo xứ Thánh An-rê ở Drexel Hill, tốt nghiệp trường Trung học Thánh Giu-se và Đại học Pennsylvania School ngành Y sĩ. Anh hiện tại là một sinh viên tốt nghiệp tại Penn đang học health outcomes và nghiên cứu chính sách trong lúc làm trong bệnh viện.
Anh cũng cùng điều phối chương trình RCIA tại giáo xứ Thánh Agatha-Thánh Gia-cô-bê, và anh gặp Simmonds qua trung tâm Penn Newman.
Dierkes trước đây có ý tưởng đùa là làm chuyến hành hương bộ hành nổi tiếng El Camino de Santiago từ Pháp đến Tây ban nha, nhưng không thực hiện được.
“Thật lòng, tôi vẫn chưa hiểu tại sao, nhưng tôi tin là Chúa gọi tôi đi tham gia chuyến hành hương bộ hành này,” anh nói trên email khi đang trên hành trình. “Lòng khát khao được làm việc này đã nằm trong tim tôi từ rất lâu trước khi chính cơ hội đến với tôi, và thời gian và cơ hội hợp tác đã là nó thành sự thật.”
Lộ trình hành hương hơi vòng vèo một chút uốn lượn qua các thành phố và thị trấn ở Ý, Áo, Cộng hòa Czech và cuối cùng đến Ba lan. Nhóm sau đó đi qua Terni, Assisi, Arezzo, Bologna, Peschiera de Garda, Solden, Innsbruck, Bad Reichenhall, Andorf, Kajov, Trebic and Brno, và sẽ đến Đền thờ Lòng Chúa Thương xót ở Krakow ngày 25 tháng 7, vừa kịp thời gian cho Ngày Giới trẻ Thế giới.
Khoảng cách giữa Roma và Krakow chỉ dưới 1.000 dặm (khoảng 1.600km) nhưng vì họ không đi theo đường thẳng nên hành trình của họ khoảng 1.240 dặm (khoảng 1.987km) hơn hoặc kém một chút.
Trong nhóm thỉnh thoảng họ cũng tách ra. Ví dụ, Dierkes đi một mình đến thăm Prachatice, nơi sinh của Thánh Gioan Neumann của Philadelphia.
Một vấn đề thực tế,dù họ không phải trả tiền nhà ở nhưng họ phải trả tiền mua thức ăn nếu họ không được gia chủ cho ăn.
“Bản tính tự nhiên của tôi không thích làm người khác mất thoải mái, vì thế tôi rất ý thức về nỗ lực của chủ nhà khi giúp chúng tôi trên đường,” Dierkes nói. “Từ quan điểm này, tôi đã rất ấn tượng với sự sẵn sàng đón nhận và tiếp đãi chúng tôi, thậm chí rất mơ hồ về việc chúng tôi đến và rất ngạc nhiên khi dường như họ gán một giá trị nào đó với việc ở lại của chúng tôi. Với một số người, sự có mặt của chúng tôi là một món quà.”
Từ một cái nhìn tinh thần, “Hành trình này là một sự khảo sát nho nhỏ của giáo hội và sự gặp gỡ với các Ki-tôi hữu sống Tin mừng,” Dierkes nói. “Họ nhận ra Chúa Ki-tô hiện diện chí ít trong những anh chị em của họ và vinh dự, thậm chí rất khiêm nhường cung cấp cho những nhu cầu của họ.”
Một phần rất đặc biệt của chuyến hành hương là cầu nguyện, và nó là một thử thách ban đầu cho Dierkes phải định hình lại nhịp độ mỗi ngày, cân bằng lại những khía cạnh tinh thần và thể lý của chuyến hành hương. Anh lên khung thời gian cầu nguyện trong mỗi buổi sáng đọc kinh mân côi, tổng lại là 150 kinh mỗi ngày. Có những bài đọc suy niệm trong đó có “Bí mật của Kinh Mân côi” của Thánh Louis de Montfort và một sách hướng dẫn tự thực hành tâm linh của Thánh Ignatio thành Loyola.
Thánh lễ mỗi Chúa nhật là bắt buộc, nhưng cũng có thánh lễ hàng ngày bất cứ khi nào nhóm dừng lại chỗ có lễ.
Chẳng bao lâu nữa, chuyến hành hương có tiềm năng thay đổi cuộc sống này sẽ đến hồi kết. Với Dierkes, chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo?
Trước hết anh sẽ trở về Penn để hoàn tất khóa học của anh và trở lại công việc ở bệnh viện.
“Tôi nghĩ cũng rất an toàn khi nói về một người không đi bộ từ Roma đến Krakow, trải nghiệm WYD, và trở về vẫn còn nguyên vẹn con người đó,” anh hài hước. “Tuy nhiên, cụ thể hơn thì trải nghiệm này sẽ thay đổi cuộc sống của tôi thế nào rất khó nói. Tôi muốn tin điều đó, không giống như chuyến đến thăm của đức giáo hoàng đến Philadelphia, ảnh hưởng của sự kiện vẫn chưa hoàn toàn được nhận ra. I tưởng tượng có những hạt giống được gieo trong chuyến hành hương này sẽ lớn lên theo thời gian. Tôi sẽ có thể tri ân chuyến hành hương này trong tâm tình hồi tưởng quá khứ hơn là thời gian hiện tại.”
Khách hành hương Ngày Giới trẻ Thế giới thường đến từ những quốc gia chủ nhà của những sự kiện trước đây. (CNS graphic/Liz Agbey)
[Nguồn: catholicphilly.com]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/07/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét