Những Ki-tô hữu khẳng định báo cáo 'giả' có thể chọc giận những người cực đoan
23-07-2016 Vatican Radio
Các nhà lãnh đạo Giáo hội Công giáo và Tin lành đã tố cáo một bản tin báo cáo Ki-tô giáo của Mỹ khẳng định rằng 91.000 người Hồi giáo trên khắp Bangladesh đã trở lại Ki-tô giáo.
Báo cáo 20 tháng 7 từ tờ Christian Post khẳng định cơn sóng đã nổi lên trong 6 năm qua. “Thậm chí sự bách hại chống lại người Ki-tô hữu ở Bangladesh đang gia tăng, nhưng số người Hồi giáo trở lại Ki-tô giáo cũng tăng tương tự,” bản báo cáo cho biết.
Bản báo cáo tham khảo một tổ chức nhân quyền Ki-tô giáo trụ sở ở Mỹ, Tự do Ki-tô giáo Quốc tế làm nguồn thông tin chính. Bản báo cáo tiếp tục ước tính có 1,6 triệu người Ki-tô hữu ở Bangladesh, chiếm 1 phần trăm trong tổng số 160 triệu dân, 90 phần trăm làm người Hồi giáo Sunni.
Nhưng, theo dữ liệu từ Giáo hội Công giáo và một diễn đàn giáo hội Tin lành chính, chỉ có 600.000 người Ki-tô hữu, chiếm chỉ khoảng chừng 0,5 phần trăm dân số.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội gọi bản báo cáo là “không có cơ sở” và cảnh báo rằng nó đặt một “sự nguy hiểm kinh khủng” cho người Ki-tô hữu đang ở trong guồng tấn công gần đây.
"Đây hoàn toàn là một bản báo cáo bịa đặt sai sự thật, không có một thông tin đáng tin cậy nào về con số Ki-tô hữu đang gia tăng ở Bangladesh thuần túy qua sự cải đạo từ Hồi giáo,” Cha Albert Thomas Rozario, người triệu tập Ủy ban Công lý và Hòa bình ở Tổng giáo phận Dhaka nói với ucanews.com.
"Những nhóm tôn giáo thiểu số trong đó có người Ki-tô hữu đang là mục tiêu của các chiến binh, và những loại “báo cáo giả” như vầy có thể chọc tức những người Hồi giáo cực đoan và mời gọi thêm những vụ tấn công khác,” linh mục nói.
Một mục sư cấp cao của Giáo hội Báp-tít Bangladesh, giáo hội Tin lành lớn nhất, cũng tố cáo bản báo cáo là “giả” và “rất thất vọng.”
"Dựa trên kinh nghiệm và thông tin, con số gia tăng theo báo cáo không có cơ sở. Nó sẽ làm những người Hồi giáo cực đoan tức giận và kích động ngược đãi và bách hại,” vị mục sư 65 tuổi nói, ngài yêu cầu không nêu tên.
Mục sư nói rằng một vài nhà thờ giả danh lôi kéo những người nghèo theo đạo để lấy những khoản tiền tài trợ của nước ngoài có thể là nguyên nhân gây ra sai lầm đó.
"Tôi nghi ngờ những nhà thờ giả danh đó cung cấp thông tin nóng đến những nhà tài trợ vì những lợi ích của họ,” vị mục sư nói. “Nó có thể mang tiền đến cho họ nhưng nó đặt toàn thể cộng đồng Ki-tô hữu vào vòng nguy hiểm. Các nhà lãnh đạo Ki-tô giáo cần phải đứng lên để chống lại những nhà thờ giả danh này.”
Mặc dù Hồi giáo là quốc giáo, hiến pháp Bangladesh thành lập quốc gia là một nhà nước thế tục. Hiến chương cũng bảo vệ quyền được tuyên tín, thực hành và truyền bá bất kỳ tôn giáo nào một cách tự do, nhưng ngăn cấm việc ép buộc người khác bỏ đạo.
(Nguồn: UCANews.com)
[Nguồn: news.va]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/07/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét