Đại sứ Georgia mong chờ chuyến thăm của Đức Giáo hoàng
Một cảnh quan của Tbilisi, thủ đô của Georgian nơi Đức Thánh Cha sẽ đến cho chuyến thăm 2 ngày từ thứ Sáu 30 tháng 9 - RV
29/09/2016 14:00
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico cất cánh đến Tbilisi thủ đô của Georgia hôm thứ Sáu cho chuyến thăm 2 ngày đến một nước Cộng hòa đại đa số là Chính Thống giáo
Cùng với việc đến thăm các giới chức tôn giáo và dân sự ở Tbilisi, Đức Thánh Cha sẽ đến thành phố cổ Mtskheta ở gần đó, được thành lập vào thế kỷ thứ 5 trước Chúa Giáng sinh và rất nổi tiếng vì là một trong những Khu Di sản Thế giới của UNESCO. Cựu thủ đô này có nhiều tượng đài kỷ niệm quan trọng của nền kiến trúc Ki-tô giáo ban đầu cho vùng Caucuses, bao gồm Thánh đường Thượng phụ Svetitskhoveli thuộc thế kỷ 17.
Chuyến viếng thăm sau 17 năm tính từ chuyến thăm đánh dấu bước ngoặt của Đức Thánh Cha Gioan Phaolo II đến nước cộng hòa, lúc đó đang chiến đấu để tái thiết lại thành một quốc gia độc lập sau 70 năm dưới sự thống trị của Xô-viết.
Tiết sĩ Tamara Grdzelidze là một nhà thần học Chính thống giáo, hiện đang là đại sứ của Georgia tại Tòa Thánh. Trước chuyến thăm của Đức Thánh Cha, bà ngồi với Philippa Hitchen để nói chuyện về những mong chờ của chuyến đi và về những khó khăn thuộc lịch sử giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống giáo ở quốc gia của bà …
Bà đại sứ bắt đầu bằng lời nói rằng Đức Thánh Cha Phanxico “mang niềm vui đến mọi nơi ngài đến vì thế tôi hy vọng ngài cũng sẽ làm điều này ở Georgia!” Bà hy vọng ngài sẽ nói vào con tim của người Georgia giúp họ hiểu được “sự thông thái và niềm vui tâm hồn mà ngài mang theo cùng ngài.” Đồng thời, bà nhấn mạnh đến tầm quan trọng cho Đức Giáo hoàng đến thăm một trong những đất nước Ki-tô giáo cổ xưa nhất thế giới.
Nói đến nguồn gốc của Giáo hội ở thế kỷ thứ 4 bởi một người phụ nữ có tên Nino, bà nói “Đó là một sự khởi đầu rất đặc biệt của đời sống Ki-tô giáo ở Georgia.” Bà giải thích rằng Nino là một cô gái từ Cappadocia, người đầu tiên đã hoán cải hoàng hậu và đức vua, làm cho Ki-tô giáo trở thành tôn giáo chính thức của vương quốc.
“Khó khăn” là cụm từ mà bà đại sứ mô tả mối quan hệ giữa Chính thống giáo và Công giáo ở đất nước của bà, theo số đông vì tàn dư của văn hóa Xô-viết vẫn còn lơ lửng trên dân tộc suốt một phần tư thế kỷ sau độc lập. Đồng thời, bà nói, Giáo hội Chính thống đột nhiên được độc lập và đã cố gắng hoạt động như là “một biểu tượng dân tộc” và điều này đưa Giáo hội Công giáo “vào một vị thế khó khăn.” Về mặt khác, bà nhấn mạnh rằng có nhiều điển hình về những mối quan hệ tốt đẹp và sự hợp tác tốt giữa hai Giáo hội.
Được hỏi về những mong chờ đại kết của chuyến viếng thăm này, bà đại sứ lưu ý cách mà Đức Thánh Cha Phanxico “cố gắng đưa Ki-tô hữu từ mọi truyền thống lên con tàu” như ngài đã làm qua “việc tiếp tục đối thoại với thế giới” về vấn đề bảo vệ môi trường. Bà chỉ ra rất nhiều cố gắng ngài đã làm trong năm vừa qua để đến với các nhà lãnh đạo Chính thống giáo, từ chuyến viếng thăm của ngài tới Đức Thượng phụ Kirill ở Cuba, đến chuyến thăm Lesbos gặp gỡ Đức Thượng phụ Bartholomew và Đức Tổng giám mục Athens. “Ngài đang cố gắng rất nhiều để có những mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với các nhà lãnh đạo Chính thống giáo” bà nói, một số thì cảm thấy “gặp rắc rối khi nói về duy nhất tính của giáo lý.”
Đức Thượng phụ Ilia II của Georgia, bà đại sứ nói, có sức ảnh hưởng rất lớn đối với dân chúng và là “một nhà lãnh đạo rất có uy tín”, ngài đã dẫn dắt Giáo hội từ 1977. Bà lưu ý về cách ngài đã “thực sự canh tân đời sống Giáo hội,” bà nói, đặc biệt chỉ ra một sự sung mãn mới của đời sống đan tu, và các ấn phẩm tôn giáo mà “tất cả đều được chính thức công nhận dưới sự lãnh đạo của ngài.”
Nói về mối quan hệ Giáo hội - Nhà nước ở Georgia, Bà đại sứ Grdzelidze nói “theo hiến pháp Giáo hội tách biệt khỏi Nhà nước,” tuy nhiên Hiến pháp vẫn công nhận vai trò đặc biệt của Giáo hội Chính thống trong lịch sử của dân tộc. Bà cũng đề cập đến phương hướng chung đưa ra bồi thường cho Giáo hội vì những việc tịch thu sung công mà các thành viên của Giáo hội phải chịu trong suốt kỷ nguyên cộng sản.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/10/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét