Thứ Bảy, 1 tháng 10, 2016

Những khác biệt không thể tạo ra cho chúng ta sự gia tăng bạo lực, Đức Thánh Cha nói tại Georgia

Những khác biệt không thể tạo ra cho chúng ta sự gia tăng bạo lực, Đức Thánh Cha nói tại Georgia

Bắt đầu chuyến đi 3 ngày với bài diễn văn trước các nhà lãnh đạo xã hội, văn hóa
30 tháng 9, 2016
Pope in Georgia
Đức Thánh Cha đến sau 3 giờ chiều theo giờ địa phương của Tbilisi, thủ đô của Georgia, cho chặng đầu tiên của chuyến đi của ngài đến vùng Caucasus theo chủ đề “Pax vobis” (ND: Hòa bình đến với anh em), một lời khẩn cầu cho vùng này.
Tại sân bay, sau chuyến bay kéo dài 4 giờ, Đức Thánh Cha được Tổng thống Cộng hòa Giorgi Margvelashvili và phu nhân chào đón, cùng với Đức Đại Thượng phụ Catholicos của toàn thể Georgia, Đức Ilia II đáng kính. Hai thiếu nhi trong trang phục truyền thống dâng lên ngài giỏ nho trước sự hiện diện của các giới chức chính phủ và các đại diện của tổ chức dân sự.
Thủ đô của Georgia có mật độ tập trung người Công giáo đông nhất, cùng với khu vực miền Nam nơi các ngôi làng toàn tòng Công giáo vẫn còn hiện diện. Người công giáo trong quốc gia này chủ yếu theo nghi lễ Latin và Armenia, với một cộng đoàn nhỏ theo nghi lễ Assyrian Can-đê cũng như một nhóm người nhập cư, đại đa số là người Mỹ, Châu Âu và Ấn độ. Ở Tbilisi có 2 nhà thờ Công giáo theo nghi lễ La-tinh: Thánh đường Đức Mẹ Lên Trời trong khu trung tâm lịch sử và nhà thờ giáo xứ Thánh Phê-rô và Phaolo, tại đây một hội thừa sai Neocatechumenal Way (Phong trào tân tòng) gồm các linh mục, các gia đình thừa sai và giáo dân đã có mặt từ năm 1991.
Georgia chủ yếu là người Ki-tô Chính thống (chính thức) 83.9%, nhưng cũng có một cộng đồng thiểu số Hồi giáo quan trọng chiếm 9.9%.
Sau thảo luận ngắn với Tổng thống Margvelashvili, phu nhân và Đức Đại Thượng phụ trong một phòng nhỏ ở sân bay, Đức Thánh Cha được di chuyển bằng xe đến phủ tổng thống ở Tbilisi, tại đây ngài đọc diễn văn đầu tiên của chuyến viếng thăm đến Georgia, trước các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo của quốc gia, các thành viên của đoàn ngoại giao và các đại diện từ thế giới văn hóa.
“Tôi tạ ơn Thiên Chúa Toàn Năng ban cho tôi cơ hội được đến thăm vùng đất được chúc phúc này, một nơi của sự gặp gỡ và những giao lưu quan trọng của các nền văn  hóa và văn minh, điều này, từ ngày rao giảng đầu tiên của Thánh Nino đầu thế kỷ thứ 4, đã khám phá trong Ki-tô giáo giá trị sâu đậm nhất và nền tảng vững bền của những giá trị của nó,” Đức Thánh Cha mở lời. “Như Thánh Gioan Phaolo II đã nhận xét khi đến thăm đất nước của quý ngài: ‘Ki-tô giáo đã trở thành hạt giống trổ sinh hoa của nền văn hóa Georgia,’ và hạt giống này tiếp tục sinh trái. Nhớ lại với lòng tri ân cuộc gặp gỡ của chúng ta tại Vatican năm ngoái và những mối quan hệ tốt đẹp mà Georgia vẫn luôn duy trì với Tòa Thánh, tôi chân thành cảm ơn Ngài Tổng thống, về lời mời trang trọng của ngài và những lời chào mừng nồng hậu của ngài đại diện cho các giới Chính quyền của Nhà nước và toàn thể dân chúng Georgia.”
“Bề dày lịch sử nhiều thế kỷ của đất nước của quý ngài cho thấy rằng nó có cội rễ trong những giá trị được thể hiện trong văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống của dân tộc. Điều này đưa đất nước của quý ngài hoàn toàn và theo một cách rất đặc biệt vào trong nền tảng gốc của văn minh Châu Âu; đồng thời, cũng như vị trí địa lý của đất nước của quý ngài, Georgia là một chiếc cầu nối tự nhiên vĩ đại giữa Châu Âu và Châu Á, một đường liên kết tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương và quan hệ giữa các dân tộc. Qua nhiều thế kỷ điều này đã tạo sự thuận lợi cho các mối dây về thương mại cũng như đối thoại và trao đổi những ý kiến và kinh nghiệm giữa các dân tộc khác nhau. Như bài quốc ca của dân tộc tuyên xưng một cách tự hào: ‘Biểu tượng của tôi là quê hương của tôi … những rặng núi và thung lũng sáng ngời có Thiên Chúa ở cùng.’ Đất nước là một biểu tượng thể hiện giá trị của nó và dõi theo những đặc thù và lịch sử của nó; những ngọn núi vươn lên tự do trên không trung, vượt ra khỏi những bức tường ngăn cách, tạo cảnh hùng vĩ cho những thung lũng; chúng tạo nét riêng giữa chúng, kết nối chúng, mỗi ngọn có mỗi vẻ riêng biệt mở ra trên bầu trời chung duy nhất, bầu trời che phủ chúng và bảo vệ chúng.”
Ngài tiếp tục trình bày với tổng thống, ngài nói rằng 25 năm đã trôi qua từ sau tuyên bố độc lập của Georgia. “Trong suốt thời gian này khi Georgia giành lại được sự giải phóng hoàn toàn, đất nước đã xây dựng và củng cố vững mạnh thể chế dân chủ và tìm những con đường để bảo đảm sự phát triển chung nhất và đích thực nhất được khả thi. Tất cả những điều này xảy ra không phải không có những hy sinh lớn lao, mà dân tộc đối mặt một cách anh dũng để có thể bảo đảm được lòng khát khao tự do của dân tộc. Tôi hy vọng rằng con đường hòa bình và phát triển sẽ tiến tới với cam kết hợp nhất tất cả mọi thành phần của xã hội, để tạo ra những điều kiện cho sự ổn định, công bằng và tôn trọng luật pháp, từ đó thúc đẩy sự phát triển và những cơ hội lớn hơn cho tất cả.”
“Sự chung sống hòa bình giữa mọi dân tộc và chính phủ trong khu vực là điều kiện hàng đầu và không thể thiếu được cho sự tiến bộ đích thực và dài lâu,” ngài nhấn mạnh. “Việc này đòi hỏi gia tăng lòng kính trọng và quan tâm lẫn nhau, và điều này cũng không bao giờ có thể bỏ qua một bên sự tôn trọng quyền tối cao của mỗi quốc gia trong khuôn khổ luật pháp quốc tế. Để vượt lên những con đường dẫn đến hòa bình dài lâu và hợp tác thực sự, chúng ta phải nhớ lại rằng những nguyên tắc thích hợp cho một tình hữu nghị công bằng và vững bền giữa các nhà nước là nhắm đến việc phục vụ cho việc cùng chung sống đúng thực tế, theo trật tự và hòa bình giữa các dân tộc. Quả thật, có nhiều nơi trên thế giới, dường như có một lối suy nghĩ thống trị làm cản trở việc duy trì những sự khác biệt và bất đồng chính đáng – điều này có thể luôn luôn nảy sinh – trong một bầu khí của sự đối thoại văn minh trong đó lẽ phải, sự ôn hòa và tính trách nhiệm chiếm ưu thế. Đây là tất cả những gì cần thiết nhất trong giai đoạn lịch sử hiện tại, với rất nhiều chủ nghĩa khủng bố bạo lực đang thao túng và bóp méo những nguyên tắc tôn giáo, và nô dịch hóa những nguyên tắc đó thành các mưu đồ thống trị đen tối và cái chết.”
Tuy nhiên, ngài nói thêm, “Chúng ta nên toàn tâm toàn ý dành quyền ưu tiên cho con người trong những hoàn cảnh thực tế của họ và theo đuổi mọi nỗ lực nhằm ngăn cản những sự khác biệt không làm gia tăng bạo lực và có thể gây ra những tai ương kinh hoàng cho con người và cho xã hội. Còn hơn cả tình trạng bị bót lột khi những động cơ biến những bất hòa thành xung đột và xung đột thành thảm kịch không bao giờ kết thúc, những sự khác biệt về sắc tộc, ngôn ngữ, chính trị và tôn giáo có thể và phải tạo cho mọi người một nguồn làm phong phú lẫn nhau vì thiện ích chung. Điều này đòi hỏi mọi người biết sử dụng trọn vẹn giá trị riêng của họ, trên hết tất cả, có khả năng cùng chung sống hòa bình trên quê hương, hay được tự do quay trở lại mảnh đất đó, nếu vì một lý do nào đó họ đã bị bắt buộc phải ra đi. Tôi hy vọng rằng các giới chức dân sự sẽ tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến hoàn cảnh của những người này, và rằng họ sẽ hoàn toàn cam kết tìm đến những giải pháp thật sự, bất kể những vấn đề chính trị chưa được giải đáp. Nó cần có sự nhìn xa trông rộng và lòng can đảm để hiểu được sự tốt đẹp đích thực của các dân tộc, và theo đuổi điều tốt đẹp này với lòng quyết tâm và khôn ngoan. Liên quan đến vấn đề này, điều thực sự quan trọng là phải đặt trước mắt chúng ta sự đau khổ của người khác, để tiến tới trên con đường này với sự vững tin, tuy chậm và khó khăn, nó là con đường đam mê và giải thoát, và dẫn chúng ta đến hòa bình.”
“Giáo hội Công giáo, đã có mặt trên đất nước này qua nhiều thế kỷ và đã giữ một nét đặc thù riêng biệt của nó trong sự cam kết thăng tiến con người và trong những công việc bác ái, chia sẻ niềm vui và những quan tâm của người dân Georgia, và quyết tâm đưa ra những đóng góp cho sự thịnh vượng và hòa bình của dân tộc, bằng sự hợp tác tích cực với các giới chức và xã hội dân sự. Lòng khát khao cháy bỏng của tôi là Giáo hội Công giáo có thể tiếp tục đưa ra sự đóng góp thiết thực vào sự phát triển của xã hội Georgia, nhờ vào chứng tá chung của truyền thống Ki-tô giáo kết hiệp chúng ta, sự cam kết của giáo hội với những người thiếu thốn nhất, và sự đối thoại được đổi mới và được củng cố với Giáo hội Chính thống Georgia và những cộng đồng tôn giáo khác trong nước. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho Georgia và ban cho đất nước hòa bình và thịnh vượng!”
Chiều nay, trong khu Đại Thượng Phụ Chính thống giáo Georgia, Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với Đức Đại thượng phụ Catholicos của Toàn Georgia, Đức Ilia II, và sau đó gặp gỡ với cộng đoàn Assyrian-Can-đê trong nhà thờ Thánh Shemon Bar Sabbae.
Logo của chuyến tông du trong địa hạt Georgia là cây thập tự tượng trưng cho quốc gia, với tay thập tự hơi cong, được đóng khung màu đỏ ở một cạnh, màu cờ của Georgia, và cạnh bên kia là màu vàng, là màu cờ của Vatican.

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/10/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét