Thứ Ba, 9 tháng 6, 2020

Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxico gửi cuộc họp trực tuyến được Scholas Occurrents tổ chức

Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxico gửi cuộc họp trực tuyến được Scholas Occurrents tổ chức
Vatican Media Screenshot

Thông điệp video của Đức Thánh Cha Phanxico gửi cuộc họp trực tuyến được tổ chức bởi Scholas Occurrents

Nhân dịp Ngày Môi trường Thế giới

05 tháng Sáu, 2020 18:01

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) văn bản thông điệp video Đức Thánh Cha Phanxico gửi khi kết thúc buổi họp trực tuyến với giới thanh thiếu niên, giới cha mẹ, và các nhà giáo trên toàn thế giới, được Scholas Occurrentes tổ chức, nhân dịp Ngày Môi trường Thế giới, 5 tháng Sáu năm 2020.


* * *

Thông điệp Video của Đức Thánh Cha

Anh chị em Scholas thân mến:

Hôm nay, sau sau tất cả những năm tháng chia sẻ vấn đề là nền tảng của chúng ta, thật là một niềm vui lớn lao được gọi anh chị em là “cộng đồng” — cộng đồng những người bạn, cộng đồng những anh chị em.

Tôi vẫn còn nhớ lúc khai sinh: hai nhà giáo, hai giáo sư, giữa cuộc khủng hoảng, với một chút điên rồ và một chút mang tính trực giác. Một sự cố gắng không có kế hoạch trước được thực hiện khi nó tiến bước trên hành trình. Khi đó cuộc khủng hoảng để lại một vùng đất bạo lực, thì việc giáo dục tập trung những thanh thiếu niên mang lại ý nghĩa, và vì thế tạo sinh ra cái đẹp.

Ba hình ảnh của hành trình này chạm đến tâm hồn tôi, đó là ba hình ảnh đã hướng dẫn ba năm suy tư và gặp gỡ: người điên trong phim “La Strada” của Fellini, “The Calling of Matthew” (tiếng gọi của Mátthêu) của Caravaggio, và “The Idiot” (chàng ngốc) của Caravaggio: Ý nghĩa — người điên –, tiếng gọi — Mátthêu — và cái đẹp. Ba câu chuyện đều là câu chuyện của sự khủng hoảng. Vì thế ở đây là trách nhiệm thuộc con người. Theo truy nguyên, khủng hoảng có nghĩa là “sự gián đoạn,” vết cắt hở dài và sâu, “sự mở rộng,” nguy hiểm nhưng cũng là “cơ hội.”

Khi rễ cây cần không gian để tiếp tục phát triển thì kết quả là chậu sẽ bị vỡ. Đó chính vì sự sống thì lớn hơn đời sống riêng của chúng ta, và vì thế nó vỡ ra. Nhưng đời sống là như thế! Nó phát triển và nó vỡ ra. Con người trở nên nghèo nàn nếu không có khủng hoảng! Tất cả đều hoàn hảo, tất cả đều theo trật tự, tất cả đều cứng nhắc. Mọi thứ thật nghèo nàn; nó như là … chúng ta hãy nghĩ về một nhân loại như vậy, giống như một nhân loại bị đau bệnh, bệnh rất nặng. Tạ ơn Chúa vì nó không phải như vậy. Như vậy nó trở thành một nhân loại đang ngủ.

Ngược lại, khủng hoảng là nền tảng kêu gọi chúng ta rộng mở, sự nguy hiểm xảy ra khi chúng ta không được dạy cách thức liên quan đến sự rộng mở đó. Vì vậy, nếu những cuộc khủng hoảng không được đồng hành tốt thì chúng trở nên nguy hiểm vì người ta có thể bị mất phương hướng. Và lời khuyên của các nhà hiền triết là đúng, ngay cả với những khủng hoảng cá nhân, hôn nhân, và xã hội nhỏ bé: “Đừng bao giờ bước đi một mình trong khủng hoảng, hãy cùng bước chung.”

Trong cuộc khủng hoảng, sợ hãi bao trùm chúng ta; cá nhân chúng ta khóa chặt lòng mình, hoặc chúng ta bắt đầu lặp đi lặp lại những gì là phù hợp cho số ít người, trong lòng trở nên trống rỗng, chặn cuộc gọi của chúng ta, đánh mất vẻ đẹp. Điều này xảy ra khi người ta trải qua cuộc khủng hoảng một mình. Tuy nhiên, có nét đẹp ở đây sẽ giải thoát thế giới, như Dostoyevski nói.

Scholas được khai sinh trong một cuộc khủng hoảng, nhưng nó không giơ nắm tay lên để chiến đấu với văn hóa, hoặc buông xuôi cánh tay đầu hàng, hoặc rơi lệ bỏ đi: thật là một tai họa, thật là thời gian khủng khiếp! Nó bước ra ngoài để lắng nghe trái tim của người trẻ, để gieo trồng thực tại mới. “Việc này có hiệu quả không? Chúng ta hãy tìm hiểu”.

Scholas xuất hiện từ những vết nứt của thế giới, không chỉ với cái đầu nhưng với toàn thân, để xem liệu sự mở rộng có dẫn đến một câu trả lời khác hay không. Và điều đó có nghĩa là giáo dục. Giáo dục là lắng nghe hoặc không phải là giáo dục. Nếu giáo dục không lắng nghe thì đó không phải là giáo dục. Giáo dục tạo ra văn hóa, hoặc nó không phải là giáo dục. Giáo dục dạy chúng ta biết thể hiện niềm hạnh phúc, hoặc nó không phải là giáo dục. Có thể có người nói với tôi: “Nhưng giáo dục không phải là biết được mọi điều sao?” Không. Đó là kiến thức, nhưng giáo dục là lắng nghe, tạo ra văn hóa, thể hiện niềm hạnh phúc. Và đây là cách Scholas phát triển.

Không chỉ là hai người hơi điên rồ này — những người Cha sáng lập — thì chúng ta có thể cười nói, tưởng tượng ra kinh nghiệm giáo dục ở giáo phận Buenos Aires, sau hai mươi năm, đã trở thành một văn hóa mới, “sống trên trái đất mang đầy tính thơ,” như Holderlin dạy chúng tôi: lắng nghe, sáng tạo và thể hiện niềm vui với cuộc sống; đó là văn hóa mới sống trên trái đất mang đầy tính thơ. Hòa hợp ngôn ngữ của tư tưởng với tình cảm và hành động. Đó là điều anh chị em đã nghe tôi nói nhiều lần: ngôn ngữ của cái đầu, của con tim và của bàn tay, được hòa hợp với nhau; cái đầu, con tim, và đôi bàn tay phát triển hài hòa.

Trong Scholas tôi nhìn thấy các giáo sư và sinh viên người Nhật cùng nhảy múa với người Columbia. Thật không thể tin được! Tôi đã nhìn thấy. Tôi nhìn thấy những thanh thiếu niên người Israel cùng vui chơi với người Palestine. Tôi đã nhìn thấy điều đó. Tôi nhìn thấy các sinh viên Haiti cùng suy tư với những sinh viên Dubai; những trẻ em của Mozambique cùng vẽ với trẻ em của Bồ Đào Nha … Tôi đã nhìn thấy, giữa phương Tây và phương Đông, một câu dầu ô-liu tạo ra văn hóa gặp gỡ. Vì vậy, trong cuộc khủng hoảng mới mà nhân loại đang đối mặt hôm nay, khi văn hóa cho thấy đã đánh mất sinh khí của nó, tôi mong ước được thể hiện niềm vui mừng rằng Scholas, là cộng đồng giáo dục, là một trực giác phát triển, mở rộng những cánh cửa Đại học Ý nghĩa, vì giáo dục là tìm kiếm ý nghĩa của mọi sự. Đó là dạy cách tìm kiếm ý nghĩa của mọi sự.

Tập hợp ước mơ của trẻ em và thanh thiếu niên với kinh nghiệm của người lớn và người cao tuổi. Sự gặp gỡ đó phải luôn luôn diễn ra, bằng không sẽ chẳng có nhân tính, vì không có cội nguồn, không có lịch sử, không có lời hứa, không có sự phát triển, không có ước mơ, không có lời tiên tri. Phải có sinh viên từ tất cả mọi thực tại, ngôn ngữ, và tín ngưỡng để không một ai ở ngoài khi điều được dạy không phải là một sự vật, nhưng là sự Sống. Cùng sự sống đó trao tặng cho chúng ta những thế giới khác, và sẽ luôn trao tặng cho chúng ta. khác nhau, những thế giới riêng biệt, như chính chúng ta. Trong những đau buồn, niềm vui, khát khao và sự tiếc nuối sâu thẳm nhất, những thế giới của sự Nhưng không, của Ý nghĩa và của cái Đẹp. “The Idiot” (Chàng ngốc), “The Calling” (Tiếng gọi) của Caravaggio và người điên của “La Strada.” Đừng bao giờ quên ba từ ngữ cuối cùng: tính nhưng không, ý nghĩa, và cái đẹp. Chúng dường như là vô ích, đặc biệt đối với ngày nay. Có ai khởi đầu một doanh nghiệp tìm kiếm sự nhưng không, ý nghĩa, và cái đẹp không? Điều này chẳng mang đến hiệu quả, nó không mang đến hiệu quả. Tuy nhiên, chính từ điều có vẻ như vô ích mà toàn thể nhân loại, cả tương lai, phải lệ thuộc vào đó.

Hãy tiếp tục tiến bước, hãy giữ lấy thực tại thần nghiệm được trao tặng, mà không ai sáng tạo ra, và những người đầu tiên ngạc nhiên là hai con người điên rồ đã thành lập nên nó. Và vì thế họ truyền lại, họ trao tặng, vì nó không phải là của họ. Nó là một điều đến với họ như một món quà. Hãy tiếp tục gieo trồng và thu hoạch, với nụ cười, với sự phiêu lưu, nhưng tất cả phải cùng nhau và luôn luôn nắm tay nhau để vượt qua mọi khủng hoảng. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Cảm ơn anh chị em rất nhiều.

[Văn bản chính: tiếng Tây Ban Nha] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/6/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét