Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Đại dịch được nhìn dưới mắt của một bác sĩ Công giáo

Đại dịch được nhìn dưới mắt của một bác sĩ Công giáo

Đại dịch được nhìn qua đôi mắt của một bác sĩ Công giáo
Philippe Lissac | Godong

24 tháng Tư, 2020

“Tôi ước tôi luôn có thể cứu sống mạng người, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng có thể.”

Coronavirus tiếp tục gây nên nhiều nạn nhân trên toàn thế giới. Chỉ riêng ở Mỹ, hơn 50.000 người đã chết vì đại dịch, và trong số đó có nhiều bác sĩ bị nhiễm bệnh khi thực hiện công việc anh hùng mỗi ngày trong cuộc chiến cứu mạng người.

Cuộc chiến hàng ngày chống COVID-19 như thế nào đối với một bác sĩ Công giáo?

Bác sĩ Tim Flanigan là một chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại các Bệnh viện The Miriam và Rhode Island và là một phó tế của Giáo phận Providence. Ở đây, bác sĩ thổ lộ tâm tình với chúng ta, cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về đời sống riêng của mình, một đời sống đã bị đảo lộn giống như một cơn sóng thần khi tình trạng khẩn cấp sức khỏe quét qua.


Cuộc sống của bác sĩ như thế nào trong suốt những tháng khẩn cấp về sức khỏe này?

BS Tim Flanigan: “Những tuần lễ vừa qua thật khó khăn. Hầu hết thời gian của tôi ở trong nhà thương. Mỗi bệnh nhân khi đến thở hổn hển hoặc thở dốc đều làm nhói tim bạn.

Nhìn vào hồ sơ bệnh án của họ, tôi tự hỏi, ‘Liệu họ sẽ tự phục hồi nhanh chóng hay họ sẽ đi theo chiều hướng ngày càng xấu và cần đặt ống thở và rồi không qua khỏi?”

Đó là một kẻ thù lạ lẫm và không thể đoán trước.

BS Tim Flanigan: “Trong y khoa chúng tôi thường hiểu được tiến trình của các bệnh khá rõ. Khi bệnh ung thư di căn khắp cơ thể, mục tiêu của chúng tôi là kiểm soát cơn đau và làm dịu bớt khi bệnh nhân qua đời.

Khi một bệnh nhân bị suy tim xung huyết giai đoạn cuối và tim không còn hoạt động nữa thì chúng tôi có thể cho về nhà và để họ ra đi với gia đình họ ở bên cạnh.

Đại dịch được nhìn qua đôi mắt của một bác sĩ Công giáo
Bác sĩ Tim Flanigan "Chúng tôi phải hiện diện cùng với bệnh nhân trong khi không để mình trong tình trạng nguy hiểm quá lớn. Thông thường bệnh nhân có gia đình ngồi bên cạnh giường của họ, nhưng thật buồn là điều này bị cắt đứt.”

Với căn bệnh này, người ta không thể dự đoán. Bệnh nhân tỉnh táo và chiến đấu với hơi thở của họ, và một số người vượt qua cho dù rất khó khăn, và đó là điều rất đẹp, nhưng những người khác thì không.

Các bác sĩ muốn kiểm soát và muốn biết quá trình của bệnh. Nó đem đến cho chúng tôi sự chắc chắn và tự tin và giúp chúng tôi chăm sóc cho bệnh nhân và gia đình. Chúng tôi không có được điều này khi bệnh nhân của chúng tôi đến với bệnh viêm phổi Covid. Nhiều người vượt qua rất tốt trong hơn một tuần, không phải là một tiến trình khó, … những người khác tình trạng đột nhiên xấu đi vào giữa đêm trong khi hôm trước tình trạng của họ khá tốt.


Các bác sĩ đã thử những liệu pháp gì?

BS Tim Flanigan: “Chúng tôi thử các liệu pháp thử nghiệm. Chúng tôi bận rộn với các thử nghiệm Remdesivir và với huyết tương từ những bệnh nhân đã phục hồi và với hydroxychloroquine, và tất cả chúng tôi đều đưa ra những ý tưởng mới có thể có ích hoặc có thể không. Điều này thật đẹp, vì nó giúp chúng tôi tiến tới. 

Y học và khoa học tiến bộ trong từng bước nhỏ, không phải trong những bước nhảy vọt và vượt bậc. Các ý tưởng mới đều được chào đón vì chúng tôi có rất ít công cụ trong hộp dụng cụ của mình. Chúng tôi tìm cách thử và tìm thuốc ‘penicillin’ cho bệnh viêm phổi này nhưng chúng tôi không có. Tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ phát triển được một loại vaccine và đây sẽ là công cụ hữu hiệu của chúng tôi.


Phần khó khăn nhất của bác sĩ khi đối phó với các bệnh nhân COVID là gì?

BS Tim Flanigan: “Hiện tại, Chúng tôi phải hiện diện cùng với bệnh nhân trong khi không để mình trong tình trạng nguy hiểm quá lớn. Thông thường bệnh nhân có gia đình ngồi bên cạnh giường của họ, nhưng thật buồn là điều này bị cắt đứt.


Thiên Chúa hiện diện như thế nào giữa quá nhiều đau khổ như vậy?

BS Tim Flanigan: “Một trong những bệnh nhân của tôi trải qua quá trình bệnh rất khó khăn đã cảm nhận mạnh mẽ sự hiện diện của Thiên Chúa, và Chúa Giêsu ở với ông ta xuyên suốt quá trình. Ông ta sợ hãi và bất an nhưng có một sự chắc chắn trong lòng rằng ông ta sẽ vượt qua. Đức tin của chúng tôi trong thời gian này không là trừu tượng và nó cũng không phải là một ý tưởng. Đó là một thực tại cụ thể.

Chúa Giêsu đang sống. Mẹ Maria Thân Mẫu Ngài đang sống. Sự sống đời đời không phải là một khái niệm siêu hình hay triết học. Nó là một thực tại thật.

Nếu một người bị mù và nghe thấy giọng nói của anh chị em của mình, anh ta có hoài nghi về việc họ đang thật sự sống không? Không. Anh ta có thể chạm vào họ và anh ta có thể nghe thấy họ nhưng anh ta không thể nhìn thấy họ. Chúng ta phải mở đôi tai của tâm hồn mình và chúng ta phải nhìn thấy bằng linh hồn của mình, và chúng ta nhận thức được sự hiện diện thật sự của Chúa Giêsu là Đấng sống lại và là lòng thương xót của Chúa theo đúng ý nghĩa đang ở bên chúng ta.

Đối với tôi, đây là con đường duy nhất phía trước.

Có tình bằng hữu với Chúa Giêsu và Mẹ Maria có nghĩa là phải cảm nhận sự đau đớn, đồng thời mở tâm hồn đón nhận niềm vui. Điều đó là khó khăn đối với tâm hồn con người. Bước đầu tiên trong tình bằng hữu là xin Chúa Giêsu và Mẹ Maria hãy là bạn của anh. Xin điều này chỉ là một bước nhỏ nhưng là bước đi đầy sức mạnh. Đây là con đường phía trước.


Bác sĩ có sợ không?

BS Tim Flanigan: “Những giấc mơ của tôi khá nặng nề, chúng kể cho tôi biết những lo lắng đè nặng tôi nhiều hơn mức tôi chấp nhận. Nhưng giới bác sĩ rất cứng cỏi và chúng tôi không muốn thừa nhận điểm yếu của mình với bất kỳ ai! Nói chung tôi đang làm rất tốt. Đi bộ và chạy và ăn như điên, vì vậy đây là thời điểm thuận tiện để tăng cân, và nó là dấu hiệu của sự chữa lành trong tâm hồn, và đọc Kinh Mân côi.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/4/2020]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét