Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Thông tin về vị tướng quân đội được thụ phong linh mục ở tuổi 61 đã làm chấn động

Thông tin về vị tướng quân đội được thụ phong linh mục ở tuổi 61 đã làm chấn động

Thông tin về vị tướng quân đội được thụ phong linh mục ở tuổi 61 đã làm chấn động

Facebook Henri Pillot

Henri de Beauregard 

29/05/22


Việc cha Henri Pillot được thụ phong là điều bất thường, và cuộc đời của cha đã trở thành nguồn cảm hứng cho tất cả những người cha phục vụ.

Có những sự trùng hợp trong niên lịch còn hơn cả tình cờ.

Hôm Chúa Nhật, ngày 15 tháng Năm, tại Roma, một sĩ quan đã trở thành linh mục, Thánh Cesar de Bus được tuyên phong thánh; hai ngày sau tại Lyon diễn ra tang lễ của một vị sĩ quan khác đã trở thành linh mục.

Cha Henri Pillot có một sự nghiệp phi thường, từ học viện quân sự Saint-Cyr của Pháp đến chủng viện Lyon, băng qua các dãy núi Algeria, cánh đồng hoang Coëtquidan (một trường quân sự ở Brittany) và dãy núi Alps. Việc Đức Giám mục Decoutray truyền chức cho cha vào năm 1992 là một tin chấn động. Năm 61 tuổi, cha là vị tướng quân đội đầu tiên bước vào hàng giáo sĩ của giáo phận Lyon.

Một linh mục phục vụ bằng mẫu gương

Mặc dù tuổi tác, tính cách và thói quen của một sĩ quan cấp cao hầu như không cho phép cha trở thành một linh mục giống như bất kỳ người nào khác, nhưng ân tứ của cha đã nhanh chóng đưa cha đến với việc phục vụ giới trẻ trong vai trò là tuyên úy của các tu sĩ Carthusia và của các thanh thiếu niên hướng đạo sinh.

Các hướng đạo sinh không bao giờ biết nhiều về cuộc đời binh nghiệp của cha vì cha ít nói về bản thân: cấp bậc của cha đủ để làm say mê trí tưởng tượng của họ, và hàng ngàn món quà lưu niệm, những lựu đạn trang trí và huy chương đóng khung trang trí căn hộ của cha khiến họ phải tròn mắt thán phục. Dáng người đậm chắc, trang phục gọn ghẽ, với cái bắt tay chắc nịch và một bộ ria mép chải chuốt, người đàn ông đã mang tính thẩm mỹ của nghề nghiệp trước đây. Mặc dù thỉnh thoảng cha có sử dụng ngôn ngữ đầy màu sắc, nhưng cha không bao giờ tự giới thiệu mình như một người có thẩm quyền đạo đức và không dính líu đến ngôn ngữ mang tính thần học cao.

Là một người luôn hoạt động, cha là một linh mục cho thanh thiếu niên và phục vụ bằng mẫu gương. Cha luôn chăm chú quan tâm đến từng linh hồn được giao phó cho cha. Trên hết, cha không bao giờ đánh mất niềm vui giao tiếp của mình, một cái nhìn hóm hỉnh mà ở tuổi đó không có, và một nụ cười làm thay đổi toàn bộ khuôn mặt của cha và làm bừng lên cả căn phòng.

Cha cười lớn trước mọi thứ

Cha Pillot thích cười to tiếng. Cha cười rất nhiều, cười lớn tiếng trước mọi thứ — kể cả bản thân, khi thính giác của cha bắt đầu giảm sút, mặc dù cha yêu âm nhạc. Đối với tất cả mọi người, cha mang đến bằng chứng sống động về một con người hạnh phúc: hạnh phúc với sự hiện diện của bản thân, với thời gian, và với việc phục vụ Chúa Nhân lành giống như cha đã phục vụ đất nước của mình trong quân đội.

Cha đã hoàn thành hai ơn gọi của mình, như nhiều hướng đạo sinh hiện là người chồng và là người cha làm chứng tá ngày nay. Họ dành tình cảm rất lớn cho “Padre” và minh chứng cho vai trò của cha trong việc xây dựng nhân cách của họ trước ngưỡng cửa của tuổi mới lớn.

Ở cuối cuộc đời, cha đã cống hiến phục vụ đất nước và Giáo hội của mình với cương vị là Chuẩn tướng và là linh mục của Chúa Giêsu Kitô, cha ra đi “như một người hướng đạo sinh trở về nhà sau kỳ nghỉ”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/5/2022]


Đức Tổng giám mục Canterbury ‘mong chờ’ ‘cuộc hành hương lịch sử vì hòa bình đến Nam Sudan’ với Đức Giáo hoàng Phanxicô

Đức Tổng giám mục Canterbury ‘mong chờ’ ‘cuộc hành hương lịch sử vì hòa bình đến Nam Sudan’ với Đức Giáo hoàng Phanxicô

Đức Tổng giám mục Canterbury ‘mong chờ’ ‘cuộc hành hương lịch sử vì hòa bình đến Nam Sudan’ với Đức Giáo hoàng Phanxicô

AFP/PHOTO POOL/ALESSANDRA TARANTINO

I.Media for Aleteia 

30/05/22 - updated on 05/30/22


Đức Justin Welby, Tổng giám mục Canterbury, ‘rất mong chờ’ cuộc hành hương đại kết lịch sử vì hòa bình ở Nam Sudan.

Khi Tòa Thánh chính thức thông báo ngày 28 tháng Năm chương trình của Đức Giáo hoàng Phanxicô tại Nam Sudan, Đức Justin Welby, Tổng giám mục Canterbury và là người đứng đầu Giáo hội Anh giáo, cho biết “Tôi rất mong đợi” chuyến đi chung tới đất nước bị tàn phá này. Ngài sẽ đi cùng với Đức Giáo hoàng người Argentina và Tiến sĩ Iain Greenshields, người điều hành Đại hội đồng chung Giáo hội Scotland. Chuyến thăm đại kết này đã được hứa hẹn vào năm 2019 sau cuộc gặp gỡ tại Vatican giữa các nhà lãnh đạo Nam Sudan và các nhà lãnh đạo Giáo hội Kitô giáo.

Đức Justin Welby cho biết trong một công bố trên trang web của Tổng giáo phận Canterbury: “Chúng tôi cầu nguyện rằng tính biểu tượng của chuyến viếng thăm của chúng tôi sẽ cho thấy sự hòa giải và tha thứ là có thể – và có thể biến đổi các mối quan hệ. Chúng tôi đến với tư cách là những người tôi tớ và môn đệ theo tiếng gọi của Đức Giêsu Kitô để trở thành những người kiến tạo hòa bình,” ngài nói thêm, “Thiên Chúa không quên Nam Sudan.”

Đức Iain Greenshields, vị điều hành mới của Đại hội đồng chung Giáo hội Scotland, cho biết ngài “rất khiêm nhường” trước cơ hội “giúp đỡ các anh chị em của chúng ta ở Nam Sudan với niềm khát khao hòa bình, hòa giải và công bằng.” Tuyên bố của ngài cho biết Giáo hội Scotland đã được mời để đại diện cho gia đình Trưởng lão (Presbyterian) vì mối quan hệ đối tác chặt chẽ với Giáo hội Trưởng lão Nam Sudan.

Kế hoạch cho chuyến hành hương đại kết

Trước khi đến Juba, thủ đô của Nam Sudan, hai nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ cùng với Đức Giáo hoàng Phanxicô đến Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi Đức Giáo hoàng sẽ hoàn thành phần đầu của chuyến tông du Châu Phi. Vào sáng ngày 5 tháng Bảy, cả ba vị sẽ bay từ Kinshasa đến Juba trong khoảng giữa buổi chiều. Sau đó, ba vị sẽ gặp Tổng thống Salva Kiir Mayardit và năm phó tổng thống của đất nước “để phản ánh về những cam kết” được đưa ra tại cuộc họp năm 2019 ở Vatican, Giáo hội Anh giáo cho biết.

Ba vị sẽ cùng đến thăm những người sống trong trại IDP vào ngày hôm sau và tổ chức một buổi canh thức cầu nguyện cho hòa bình ở ngoài trời. Tại quốc gia non trẻ được thành lập vào năm 2011, người ta cho rằng 400.000 người đã chết trong cuộc nội chiến khởi đầu từ năm 2013 do xung đột chính trị giữa Tổng thống đương nhiệm Salva Kiir, người dân tộc Dinka, và Phó Tổng thống Riek Machar, người dân tộc Nuer. Ước tính có khoảng 4 triệu người đã phải di tản.

Chuyến đi đại kết có tác động cao về mặt ngoại giao chưa từng có ở dạng này. Ý tưởng bắt nguồn từ “một buổi tĩnh tâm” tại Vatican vào ngày 11 tháng Tư năm 2019, quy tụ hai nhà lãnh đạo đối thủ của Nam Sudan – Tổng thống Salva Kiir và Phó Tổng thống Riek Machar – và các nhà lãnh đạo Kitô giáo.

Một hình ảnh từ cuộc gặp gỡ đặc biệt nổi bật: Đức Giáo hoàng Phanxicô đã quỳ gối trước các nhà lãnh đạo thù địch và hôn chân họ để buộc họ hòa giải. Đức Justin Welby và Đức Giáo hoàng Phanxicô cho biết hai vị sẽ sẵn sàng cùng nhau đi đến Nam Sudan nếu đạt được tiến bộ đáng kể về hòa bình.

Còn nhiều việc phải làm ở Nam Sudan

Vào tháng Mười Hai năm 2020, Đức Giáo hoàng, Đức Tổng giám mục Canterbury và Vị điều hành Giáo hội Scotland đã mô tả việc đạt được “tiến bộ nhỏ” là “không đủ” trong một lá thư gửi các nhà lãnh đạo của đất nước này. Vào tháng Bảy, ba vị lãnh đạo đã tái khẳng định mong muốn cùng nhau đến Nam Sudan, với điều kiện “những lời hứa có trọng lượng” đưa ra vào năm 2019 phải được tôn trọng.

Các ngài nói: “Người dân của các bạn tiếp tục sống trong sợ hãi và bấp bênh, cũng như thiếu tin tưởng vào khả năng thực thi công lý, tự do và thịnh vượng của quốc gia họ”. Và ba vị khẳng định, “vẫn còn nhiều việc phải làm ở Nam Sudan để hình thành một quốc gia phản chiếu Nước Thiên Chúa”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/5/2022]


Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 29 tháng 5, 2022

Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 29 tháng 5, 2022

Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 29 tháng Năm, 2022

______________________________


Anh chị em thân mến, buongiorno!

Hôm nay ở Ý và ở nhiều quốc gia cử hành Lễ Chúa Lên Trời, tức là Chúa trở về với Chúa Cha. Trong Phụng vụ, Tin Mừng theo Thánh Luca thuật lại lần hiện ra cuối cùng của Chúa Kitô Phục Sinh với các môn đệ (x. 24:46-53).

Cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu lên đến đỉnh điểm chính ở biến cố Lên Trời, biến cố chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Người lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha”. Biến cố này có ý nghĩa gì? Chúng ta nên giải thích nó như thế nào? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy tập trung vào hai hành động mà Chúa Giêsu thực hiện trước khi lên Trời: trước hết, Ngài công bố ơn Thần Khí – Ngài công bố món quà Thần Khí – và sau đó Ngài chúc phúc cho các môn đệ. Chúa loan báo ơn Thần Khí, và Ngài chúc phúc.

Trước hết, Chúa Giêsu nói với các người bạn của Ngài: “Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (câu 49). Ngài đang nói về Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi là Đấng sẽ đồng hành với họ, hướng dẫn họ, nâng đỡ họ trong sứ mệnh, bảo vệ họ trong các trận chiến thiêng liêng. Và như vậy, chúng ta hiểu được một điều quan trọng: Chúa Giêsu không bỏ rơi các môn đệ. Chúa về Trời, nhưng Ngài không để họ cô đơn. Đúng hơn, qua việc lên Trời về với Chúa Cha, Ngài bảo đảm sự tuôn đổ đầy tràn Chúa Thánh Thần, Thần Khí của Ngài.

Trong một dịp khác, Ngài nói: “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em” (Ga 16:7). Cũng trong câu này chúng ta nhìn thấy tình yêu của Chúa Giêsu dành cho chúng ta: tình yêu của Chúa là sự hiện diện không muốn giới hạn sự tự do của chúng ta. Trái lại, Chúa để không gian cho chúng ta, bởi vì tình yêu đích thực luôn tạo ra sự gần gũi không gò bó, không chiếm hữu, gần gũi nhưng không chiếm hữu; ngược lại, tình yêu đích thực làm cho chúng ta trở thành vai chính. Và bằng cách này, Chúa Giêsu Kitô cam đoan, “Thầy sẽ về cùng Chúa Cha, và anh em sẽ nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống: Thầy sẽ sai Thần Khí của Thầy đến với anh em và với sức mạnh của Người, anh em sẽ tiếp tục công việc của Thầy trên thế gian!” (x. Lc 24:49). Và như vậy, thay vì ở lại bên cạnh một vài người với thân xác của Ngài, khi lên Trời Chúa Giêsu trở nên gần gũi với tất cả mọi người bằng Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu hiện diện trong chúng ta, vượt qua mọi ranh giới của thời gian và không gian, để làm cho chúng ta trở thành những chứng nhân của Người trên thế gian.

Ngay sau đó – là hành động thứ hai – Đức Kitô giơ tay và ban phép lành cho các tông đồ (xem câu 50). Đó là một cử chỉ của chức tư tế. Từ thời Aaron, Đức Chúa Trời đã giao phó cho các tư tế nhiệm vụ ban phép lành cho dân (xem Ds 6:26). Tin Mừng muốn nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu là vị tư tế vĩ đại của cuộc đời chúng ta. Chúa Giêsu lên với Chúa Cha để cầu thay cho chúng ta, để trình bày nhân tính của chúng ta cho Người. Như vậy, trước mặt Chúa Cha, với nhân tính của Chúa Giêsu, có và sẽ luôn luôn có đời sống của chúng ta, hy vọng của chúng ta, những vết thương của chúng ta. Vì vậy, khi Ngài thực hiện cuộc “xuất hành” lên Thiên đàng, Đức Kitô “dọn đường” cho chúng ta, Ngài đi để chuẩn bị một chỗ cho chúng ta, và từ lúc này trở đi, Ngài cầu thay cho chúng ta, để chúng ta luôn được đồng hành và được chúc phúc bởi Chúa Cha.

Thưa anh chị em, hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến món quà Thần Khí mà chúng ta đã đón nhận từ Chúa Giêsu để trở thành những chứng nhân của Tin Mừng. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân xem chúng ta có thực sự là như vậy không; và chúng ta có khả năng yêu thương người khác hay không, để họ tự do và nhường chỗ cho họ. Và rồi: chúng ta có biết cách biến mình trở thành những người cầu thay cho người khác không, nghĩa là chúng ta có biết cách cầu nguyện cho họ và chúc phúc cho cuộc sống của họ không? Hay chúng ta phục vụ người khác vì lợi ích của bản thân? Chúng ta hãy học điều này: cầu thay nguyện giúp cho những hy vọng và đau khổ của thế giới, cầu cho hòa bình. Và chúng ta hãy chúc phúc bằng đôi mắt và lời nói của chúng ta với những người chúng ta gặp hàng ngày!

Giờ đây chúng ta hãy xin Đức Mẹ, Đấng được chúc phúc giữa các người phụ nữ, Đấng được đầy Chúa Thánh Thần, luôn cầu thay nguyện giúp cho chúng ta.

_______________________________

Sau Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng Đức Thánh Cha tiếp tục:

Hôm qua, Cha Don Luigi Lenzini đã được phong chân phước tại Modena. Ngài là một người chịu tử đạo vì đức tin, bị giết năm 1945 vì chỉ ra các giá trị của Kitô giáo là con đường cao đẹp của cuộc sống, trong bầu không khí thù ghét và xung đột lúc bấy giờ. Xin vị linh mục, một người mục tử theo trái tim của Chúa Kitô và là sứ giả của sự thật và công bằng, từ trên Thiên Đàng giúp chúng ta để làm chứng cho Tin Mừng với lòng bác ái và sự thẳng thắn. Chúng ta hãy vỗ tay hoan hô vị Chân phước mới!

Hôm nay là Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội, với chủ đề Lắng nghe bằng đôi tai của trái tim. Biết cách lắng nghe, ngoài việc là hành động bác ái đầu tiên, còn là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của đối thoại và truyền thông tốt: biết cách lắng nghe, để cho người khác nói hết lời, không cắt ngang họ, biết lắng nghe bằng đôi tai và bằng trái tim. Tôi hy vọng rằng mọi người có thể phát triển trong khả năng này để lắng nghe bằng con tim.

Hôm nay là Ngày Cứu trợ Quốc gia ở Ý. Chúng ta hãy nhớ rằng “người bệnh luôn quan trọng hơn bệnh của họ”, bệnh nhân luôn quan trọng hơn bệnh tật và “ngay cả khi không thể chữa khỏi bệnh, vẫn luôn có thể chăm sóc. Luôn có thể an ủi, luôn có thể làm cho con người cảm nhận được sự gần gũi” (Sứ điệp Ngày Thế giới Bệnh nhân 2022).

Hai ngày nữa là ngày cuối cùng của tháng Năm, phụng vụ Lễ Đức Mẹ Maria đi viếng, vào lúc 18 giờ trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả chúng ta sẽ lần chuỗi Mân côi cầu nguyện cho hòa bình, được kết nối với các đền thờ khác tại nhiều quốc gia. Cha mời gọi các tín hữu, các gia đình và cộng đoàn hiệp thông trong lời khẩn cầu này, để xin Thiên Chúa ban ơn mà thế giới đang mong đợi, nhờ lời chuyển cầu của Nữ vương Hòa bình.

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người Roma và anh chị em hành hương. Đặc biệt, cha gửi chào các tín hữu đến từ Hà Lan, Tây Ban Nha và Úc. Cha xin chào giáo xứ San Roberto Bellarmino kết thúc năm thánh kỷ niệm 400 năm ngày chết của Thánh Robert Bellarmine. Cha xin chào anh chị em người Ba Lan – luôn luôn có nhiều người Ba Lan hành hương! – cùng với phép lành cho những người ở quê hương đang tham dự cuộc hành hương lớn đến đền thờ Đức Mẹ Piekary Śląskie. Cha chào các học sinh của trường San Vincenzo ở Olbia và các em lớp Thêm Sức đến từ Luras.

Vào hôm thứ Hai ngày 29 và thứ Ba ngày 30 tháng Tám, tất cả các hồng y sẽ tập họp để suy tư về Tông hiến mới Praedicate evangelium, và vào thứ Bảy ngày 27 tháng Tám, tôi sẽ tổ chức một Công nghị tấn phong các tân Hồng y. Dưới đây là tên của các tân hồng y:

1. Đức Tổng Giám mục Arthur Roche – tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích;

2. Đức Tổng Giám mục Lazzaro You Heung-sik – tổng trưởng Bộ Giáo sĩ;

3. Đức Tổng Giám mục Fernando Vérgez Alzaga L.C. – chủ tịch Ủy ban Giáo hoàng về Quốc gia Thành Vatican, và chủ tịch phủ Thống đốc Quốc gia Thành Vatican;

4. Đức Tổng Giám mục Jean-Marc Aveline – tổng giám mục Marseille, Pháp;

5. Đức Giám mục Peter Ebere Okpaleke của Ekwulobia, Nigeria.

6. Đức Tổng Giám mục Leonardo Ulrich Steiner, O.F.M., của Manaus, Brazil;

7. Đức Tổng Giám mục Filipe Neri António Sebastião do Rosário Ferrão của Goa và Damão, Ấn độ;

8. Đức Giám mục Robert Walter McElroy của San Diego, Hoa Kỳ;

9. Đức Tổng Giám mục Virgilio Do Carmo Da Silva, S.D.B., của Dili, Đông Timor;

10. Đức Giám mục Oscar Cantoni của Como, Ý;

11. Đức Tổng Giám mục Anthony Poola của Hyderabad, Ấn độ;

12. Đức Tổng Giám mục Paulo Cezar Costa, Tổng giám mục của Tổng Giáo phận Brasília, Brazil;

13. Đức Giám mục Richard Kuuia Baawobr M. Afr., của Wa, Ghana;

14. Đức Tổng Giám mục William Goh Seng Chye của Singapore, Singapore;

15. Đức Tổng Giám mục Adalberto Martínez Flores, tổng giám mục của Asunción, Paraguay;

16. Đức Giám mục Giorgio Marengo, I.M.C., giám quản tông tòa Ulaanbaatar, Mông cổ.



Cùng với các vị ở trên, tôi sẽ thêm vào danh sách thành viên của Hồng y đoàn:

1. Đức Tổng Giám mục Jorge Enrique Jiménez Carvajal, nguyên giám mục của Cartagena, Colombia;

2. Đức Tổng Giám mục Lucas Van Looy, S.D.B., nguyên giám mục của Ghent, Bỉ;

3. Đức Tổng Giám mục Arrigo Miglio, nguyên giám mục của Cagliari, Ý;

4. Cha Gianfranco Ghirlanda S.J., – giáo sư thần học;

5. Đức ông Fortunato Frezza – kinh sĩ Đền thờ Thánh Phêrô.


Cha chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc! Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci.



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/5/2022]


Nghiên cứu cho thấy quá nhiều người Công giáo “quen với việc không đến nhà thờ”

Nghiên cứu cho thấy quá nhiều người Công giáo “quen với việc không đến nhà thờ”

Nghiên cứu cho thấy quá nhiều người Công giáo “quen với việc không đến nhà thờ”

Christin Lola | Shutterstock

J-P Mauro 

28/05/22


Trong khi những lo lắng về sức khỏe vẫn có thể bào chữa được, ngày càng có nhiều người Công giáo cho rằng sự thuận tiện của các thánh lễ trực tuyến là điểm mấu chốt.

Một cuộc khảo sát mới được thực hiện bởi Vinea Research đang xét đến những tác động của đại dịch đối với việc tham dự trong nhà thờ và việc thực hành đức tin. Trong những phát hiện quan trọng, cuộc khảo sát đã tìm thấy rằng một phần đáng kể người Công giáo đã “quen với việc không đến nhà thờ”. Các tác giả gợi ý rằng trong khi người Công giáo nói chung đã được củng cố đức tin trong thời gian đại dịch, nhưng nhiều người không vội trở lại với các hàng ghế trong nhà thờ.

Đời sống đức tin

Nhìn chung, niềm tin của người Công giáo không thay đổi nhiều trong hai năm qua. Những người trả lời rằng đức tin của họ là “vô cùng quan trọng” hoặc “rất quan trọng” chiếm 73%, trong khi những người đặt tầm quan trọng ở mức “vừa phải” hoặc “nhẹ” đối với đức tin vẫn ở mức 26%.

Đời sống cầu nguyện cũng hầu như không thay đổi. Trước đại dịch, hầu hết người Công giáo cho biết cầu nguyện trước khi đi ngủ và trước bữa ăn là thời gian cầu nguyện phổ biến nhất, và do đó, họ vẫn duy trì. Việc cầu nguyện trong thinh lặng cũng tương tự, đây là cách cầu nguyện phổ biến nhất đối với người Công giáo. Nhìn chung, người Công giáo cho biết thời gian dành cho việc cầu nguyện đã tăng lên, và tần suất cầu nguyện trước khi ăn cũng tăng lên, từ cầu nguyện duy nhất trước bữa tối đến trước tất cả các bữa ăn.

Thánh Lễ trực tuyến

Thánh Lễ trực tuyến đã trở thành một cách phổ biến để tham dự Thánh lễ trong thời gian đại dịch và nó tiếp tục là phương cách được nhiều người Công giáo ưa thích. Sáu mươi tám phần trăm người được hỏi cho biết rằng giáo xứ tại địa phương của họ phát trực tiếp Thánh lễ trong thời kỳ đại dịch và 40% tiếp tục làm như vậy trong năm 2022. Ba mươi ba phần trăm cho biết đã theo dõi các Thánh lễ được phát trực tiếp, với đa số xem Lễ truyền phát trực tiếp của giáo xứ họ.

Mối quan tâm về an toàn có thể không đóng một vai trò quan trọng trong ý kiến của người Công giáo đối với việc trở lại tham dự Thánh lễ. Một phần tư (75%) số người trả lời rằng họ cảm thấy hơi hơi, có một chút hoặc rất an toàn khi ở trong nhà thờ. Đa số người được hỏi (38%) nói rằng họ cảm thấy rất an toàn khi ở trong nhà thờ.

Tham dự Thánh Lễ

Trước đại dịch, 62% người được hỏi nói rằng họ tham dự Thánh lễ mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn. Tỷ lệ này tăng lên 79% khi tính đến những người tham dự Thánh lễ ít nhất mỗi tháng một lần. Trong nhóm này, 50% cũng cho biết họ đã tuân giữ tất cả các ngày thánh theo luật buộc, với con số cộng thêm 21% giữ 3-4 ngày thánh mỗi năm.

Tuy nhiên, đại dịch đã làm thay đổi ý định trong tương lai của cộng đoàn về việc tham dự Thánh lễ. Trong khi trước đại dịch, 89% cho biết họ muốn trực tiếp tham dự tất cả các Thánh lễ, thì con số này đã giảm xuống còn 61%.

Khi được hỏi có phải họ đã quen với việc không tham dự Thánh lễ trực tiếp hay không, 38% trong tổng số người được hỏi trả lời khẳng định. Con số này giảm xuống còn 24% với những người tham dự Thánh lễ hàng tuần, điều này cho thấy ngay cả những tín hữu sùng đạo nhất cũng đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Về lý do không muốn tham dự Thánh lễ, câu trả lời phổ biến nhất là sự lo lắng cho sức khỏe (52%) và tự cách ly do có người bệnh ở nhà (21%). Tuy nhiên, có những câu trả lời dường như có động cơ từ những lo ngại ít nghiêm trọng hơn. 21% nói rằng họ thích xem Thánh lễ tại nhà, trong khi 19% trả lời rằng nó dễ dàng hơn việc lái xe đến nhà thờ hay thay quần áo. 17% đơn giản cho biết vì nó dễ dàng hơn, vì họ không cần phải đọc kinh lớn tiếng hay quỳ gối.

Kết luận

Mặc dù đa số người Công giáo vẫn trân trọng và muốn tham dự Thánh lễ trực tiếp, nhưng số người không muốn tăng lên đáng kể kể từ năm 2020. Trong khi những lo ngại chính đáng về sức khỏe là câu trả lời phổ biến nhất cho việc không tham dự Thánh lễ trực tiếp, thì đã có sự gia tăng rất lớn đối với những người thích Thánh lễ trực tuyến chỉ vì sự thuận tiện.

Vinea Research gợi ý rằng sự giảm sút về thái độ tích cực này đối với việc tham dự Thánh lễ trực tiếp là một phát hiện đáng lo ngại nhất của nghiên cứu. Họ lưu ý rằng “quá nhiều người Công giáo không hiểu hoặc không quý trọng Thánh lễ.” Các tác giả của nghiên cứu đã viết:

“Cần nghiên cứu sâu hơn để khám phá sự hiểu biết nền tảng và những động cơ (nghĩa vụ so với khát khao và thói quen) đối với việc tham dự Thánh lễ của người Công giáo để tìm hiểu rõ hơn về phương cách tốt nhất nhằm xoay chuyển xu hướng này, và để người Công giáo có cái nhìn đúng đắn về Thánh lễ chứ không chỉ là ‘giải quyết’ bằng việc truyền trực tuyến Thánh lễ đến nhà.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/5/2022]


Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

Tiếp phái đoàn Chức sắc Phật giáo Mông Cổ, 28.05.2022

Tiếp phái đoàn Chức sắc Phật giáo Mông Cổ, 28.05.2022

Tiếp phái đoàn Chức sắc Phật giáo Mông Cổ, 28.05.2022

*****

Sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp phái đoàn Chức sắc Phật giáo của Mông Cổ, nhân kỷ niệm ba mươi năm hiện diện của Giáo hội Công giáo tại đất nước Châu Á này, và kỷ niệm ba mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Mông Cổ.

Sau đây là lời chào mừng của Đức Thánh Cha với những người hiện diện:

_________________________________

Lời chào của Đức Thánh Cha

Thưa quý ngài!

Với tình thân ái và lòng kính trọng, tôi xin chào mừng quý ngài là các nhà lãnh đạo của Phật giáo Mông Cổ, và Đức Tổng Giám mục Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa Ulaanbaatar là người đồng hành cùng quý ngài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn về chuyến thăm viếng đầu tiên của quý ngài tới Vatican với tư cách là đại diện chính thức của Giáo hội Phật giáo Mông Cổ. Chuyến đi nhằm mục đích đào sâu hơn mối quan hệ bằng hữu của quý vị với Giáo hội Công giáo, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác nhằm xây dựng một xã hội hòa bình. Đây là một dịp vô cùng đặc biệt vì năm nay đánh dấu kỷ niệm 30 năm thiết lập Phủ doãn Tông Tòa trên đất nước xinh đẹp của quý vị, cũng như quan hệ ngoại giao giữa Tòa thánh và Mông Cổ.

Ngày nay hòa bình là niềm khao khát thiết tha của nhân loại. Vì vậy, thông qua đối thoại ở tất cả các cấp, việc thúc đẩy văn hóa hòa bình và phi bạo lực và hoạt động để đạt mục đích này là vô cùng cấp thiết. Cuộc đối thoại này phải mời gọi tất cả mọi người loại bỏ bạo lực dưới mọi hình thức, kể cả bạo lực đối với môi trường. Thật đáng buồn, có những người tiếp tục lợi dụng tôn giáo bằng cách sử dụng tôn giáo để biện minh cho các hành vi bạo lực và hận thù.

Chúa Giêsu và Đức Phật là những người kiến tạo hòa bình và thúc đẩy phi bạo lực. “Chính Chúa Giêsu đã sống trong thời kỳ bạo lực. Tuy nhiên, Ngài dạy rằng chiến trường thật sự, nơi gặp gỡ giữa bạo lực và hòa bình, chính là trái tim con người. … Người không ngừng rao giảng về tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa, là tình yêu thương chào đón và tha thứ. Người dạy các môn đệ phải yêu thương kẻ thù của mình (x. Mt 5:44) và quay má bên kia (x. Mt 5:39). … Chúa Giêsu đã vạch ra con đường phi bạo lực. Người đã đi trên con đường ấy đến tận cùng là bước lên thập giá, qua đó Người trở thành sự bình an của chúng tôi và chấm dứt sự thù ghét (x. Êp 2:14-16)”. Vì vậy, “để trở thành những môn đệ thật sự của Chúa Giêsu ngày hôm nay cũng bao gồm việc tuân theo lời dạy của Ngài về phi bạo lực” (Thông điệp Ngày Thế giới Hòa bình, 1 tháng Một năm 2017, 3).

Thông điệp trọng tâm của Đức Phật là phi bạo lực và hòa bình. Ngài đã dạy rằng “chiến thắng để lại dấu vết của hận thù, bởi vì kẻ bại trận phải chịu đau khổ. Hãy từ bỏ mọi tư tưởng về chiến thắng và thất bại và sống trong bình an và niềm vui” (Kinh Dhammapada, XV, 5 [201]). Ngài cũng nhấn mạnh rằng chinh phục bản thân thì vĩ đại hơn chinh phục người khác: “Thà chiến thắng chính mình còn hơn chiến thắng một ngàn trận đánh chống lại một ngàn người” (ibid., VIII, 4 [103]).

Trong một thế giới bị tàn phá bởi xung đột và chiến tranh, trong vai trò là các nhà lãnh đạo tôn giáo, bám chặt vào các giáo lý tôn giáo của chúng ta, chúng ta có trách nhiệm khơi dậy trong con người ý chí từ bỏ bạo lực và xây dựng một nền văn hóa hòa bình.

Mặc dù sự hiện diện của những cộng đồng tín hữu Công giáo chính thức ở đất nước của quý vị là mới đây, và số lượng ít nhưng có ý nghĩa, Giáo hội cam kết trọn vẹn trong việc thúc đẩy một văn hóa gặp gỡ, theo lời của Thầy và Đấng sáng lập Giáo hội dạy: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (x. Ga 15:12). Chúng ta hãy củng cố tình bằng hữu của chúng ta vì ích lợi của tất cả mọi người. Mông Cổ có một truyền thống lâu đời về sự chung sống hòa bình giữa các tôn giáo khác nhau. Tôi hy vọng rằng lịch sử xa xưa về sự hài hòa trong đa dạng này có thể tiếp tục đến ngày nay, thông qua việc thực hiện hiệu quả tự do tôn giáo và thúc đẩy những sáng kiến chung vì ích chung. Sự hiện diện của quý vị ở đây hôm nay tự nó là một tín hiệu của hy vọng. Với những tình cảm này, tôi mời gọi quý vị tiếp tục cuộc đối thoại huynh đệ và những quan hệ tốt đẹp với Giáo hội Công giáo ở đất nước của quý vị, vì sự nghiệp hòa bình và hòa hợp.

Một lần nữa xin cảm ơn quý vị về chuyến thăm; và tôi hy vọng rằng thời gian ở lại Roma của quý vị sẽ đầy ắp những niềm vui và trải nghiệm thú vị. Tôi cũng chắc chắn rằng cuộc gặp gỡ của quý vị với các thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn sẽ mang đến cho quý vị cơ hội khám phá những cách thức để thúc đẩy hơn nữa cuộc đối thoại Phật giáo-Kitô giáo ở Mông Cổ và trong toàn khu vực.

Tôi cầu chúc cho quý vị và những người mà quý vị đại diện, trong các tu viện Phật giáo ở Mông Cổ, tràn đầy bình an và thịnh vượng.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/5/2022]


Nhà nguyện Sistine theo kiến trúc Rô-măng

Nhà nguyện Sistine theo kiến trúc Rô-măng

Nhà nguyện Sistine theo kiến trúc Rô-măng

conchitinarp | Shutterstock

Daniel Esparza

27/05/22


Nhà thờ kinh sĩ đoàn Thánh Isidore de León là nơi lưu giữ hài cốt của Thánh Isidore Sevilla. Những trang trí tranh tường đã mang lại cho nhà thờ danh hiệu “Nhà nguyện Sistine theo kiến trúc Rô-măng”

Nhà thờ Kinh sĩ đoàn Thánh Isidoro de León là một trong những khu phức hợp quan trọng nhất theo phong cách Rô-măng ở Châu Âu. Hơn một ngàn năm tuổi, tòa nhà đã trải qua nhiều thay đổi đáng kể, ban đầu là một nữ tu viện cung hiến cho Thánh Gioan Tẩy Giả, sau đó trở thành Đền Pantheon Hoàng gia cho các vị vua của León, và thậm chí còn được sử dụng làm doanh trại và chuồng ngựa cho quân đội của Napoléon xâm lược Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 19. Những trang trí tranh tường đã mang lại cho nhà thờ danh hiệu “Nhà nguyện Sistine theo kiến trúc Rô-măng.”

Một trong những thời điểm quan trọng nhất trong lịch sử của ngôi nhà thờ này là việc chuyển hài cốt của Thánh Isidore of Seville, thánh nhân và là học giả của thế kỷ thứ sáu, “vị học giả cuối cùng của thế giới cổ đại”, vào năm 1063.

Nhà nguyện Sistine theo kiến trúc Rô-măng

Ban đầu, Thánh Isidore được chôn cất tại Seville, nơi ngài đã phục vụ trong cương vị là tổng giám mục trong hơn 30 năm. Mộ của ngài trở thành một nơi tôn kính quan trọng đối với người Mozarab là những người Kitô hữu Iberia sống ở Andalusia sau khi Ả Rập chinh phục vương quốc Visigothic. Vào giữa thế kỷ 11, khi quyền nắm giữ của người Kitô giáo ở Bán đảo tăng lên và Vương quyền vua Hồi giáo suy yếu sau khi bị chia tách thành các taifas (các công quốc Hồi giáo độc lập), Vua Fernando I của León và Castile đã tìm cách di chuyển hài cốt của thánh nhân đến địa điểm ngày nay là Nhà thờ Kinh sĩ đoàn León.

Vua Fernando I, Nữ hoàng Doña Sancha và Nữ hoàng Doña Urraca.

Đền Pantheon Hoàng gia được xây dựng bởi vua Fernando I (“Đại đế”) và Nữ hoàng Doña Sancha là người đã tái hợp León và Castile vào năm 1037. Dưới thời cai trị của họ, nhiều tác phẩm nghệ thuật đã được đặt thực hiện, bao gồm cả tác phẩm Beatus de San Isidoro de León tuyệt mỹ là bản thảo thời trung cổ giá trị nhất được lưu giữ trong Thư viện Quốc gia Tây Ban Nha. Sự bảo trợ văn hóa của họ có cả lợi ích tôn giáo lẫn chính trị.

Doña Urraca là con gái của vua Fernando I. Urraca quả thật là một người phụ nữ đặc biệt (và đáng sợ). Cuối cùng bà trở thành nữ hoàng cai trị đầu tiên trong lịch sử Châu Âu. Bà cai trị Castilla, León và Galicia, đồng thời tuyên bố các tước hiệu Nữ hoàng của Toàn Tây Ban Nha và Nữ hoàng của Toàn Galicia. Trong cuộc hôn nhân với Raymond of Burgundy, bà tự giới thiệu mình là “người cai trị Vùng đất của Thánh Giacôbê:” Urraca tìm cách chiếm thánh tích của Thánh Giacôbê từ tay người Bồ Đào Nha và giao chúng cho Tổng giám mục của Compostela lúc bấy giờ là đức Diego Gelmírez , ngài bỏ các thánh tích vào một chiếc rương vàng. Chính bà đã đặt trang trí các bức tranh tường của Nhà thờ Thánh Isidore de León biến nhà thờ thành “Nhà nguyện Sistine theo kiến trúc Rô-măng”.

Vương cung Thánh đường

Nhà thờ Kinh sĩ đoàn Thánh Isidoro de León ban đầu là một nhà thờ được xây dựng trên di tích của một ngôi đền La Mã thờ thần Mercury, nơi ở của một cộng đoàn các nữ tu Benedictine. Nhưng khi tướng Al-Mansur Ibn Abi Aamir (938-1002) chinh phục León, nhà thờ đã bị phá hủy. Thành phố sớm được tái lập, và một nhà thờ và tu viện mới được vua Alfonso V của León thành lập, là thân phụ của nữ hoàng Doña Sancha, người sẽ kết hôn với Fernando.

Chính nữ hoàng Doña Sancha đã chọn tu viện mới làm địa điểm của nhà nguyện chôn cất của hoàng gia, Đền Royal Pantheon. Các vua, hoàng hậu và nhiều quý tộc Iberia được chôn cất dưới các hầm mộ được trang trí lộng lẫy của ngôi đền. Sau khi thánh tích của Thánh Isidore được chuyển đến nhà nguyện, một cộng đoàn các kinh sĩ đã được thành lập để duy trì tu viện, quản lý các thánh tích và chăm sóc khách hành hương: nhà thờ là một phần của tuyến đường hành hương đến Santiago de Compostela. Do đó, lẽ tự nhiên là nhiều họa sĩ muốn làm việc ở đó.

Vương cung thánh đường vẫn là một cơ sở của kinh sĩ đoàn, và giờ kinh nhật tụng được tổ chức hàng ngày.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/5/2022]


Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022

13 vị thánh bổn mạng của Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) Lisbon 2023

13 vị thánh bổn mạng của Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) Lisbon 2023

13 vị thánh bổn mạng của Ngày Giới trẻ Thế giới (WYD) Lisbon 2023

Public Domain | Fair Use

Philip Kosloski 

24/05/22


Danh sách bao gồm Thánh Gioan Phaolô II, Chân phước Pier Giorgio Frassati, Chân phước Chiara Badano và Chân phước Carlo Acutis.

Ngày Giới trẻ Thế giới tiếp theo sẽ diễn ra tại Lisbon, Bồ Đào Nha từ ngày 1 - 6 tháng Tám năm 2023. Khi công tác chuẩn bị cho sự kiện khổng lồ này đang tiếp tục, các nhà tổ chức đã công bố vào ngày 18 tháng Năm 13 vị thánh bổn mạng của sự kiện.

Các vị thánh này được một ủy ban tổ chức địa phương chọn là những mẫu gương vô cùng thánh thiện cho các bạn trẻ sẽ tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới.

Có nhiều thánh đến từ khắp Châu Âu, trong đó có một số vị đến từ Bồ Đào Nha, làm nổi bật đức tin của người dân địa phương.

1. THÁNH GIOAN PHAOLÔ II

Là giáo hoàng chịu trách nhiệm về Ngày Giới trẻ Thế giới đầu tiên, Thánh Gioan Phaolô II đã phục vụ trong cương vị giáo hoàng trong 26 năm, luôn gần gũi với giới trẻ trong mọi việc ngài làm.

2. THÁNH GIOAN BOSCO

Là linh mục ở thế kỷ 19, Thánh Gioan Bosco là một vị thánh người Ý có tầm ảnh hưởng lớn, đã thành lập các trại trẻ mồ côi và xây dựng một hệ thống giáo dục tôn trọng học sinh, đồng hành với những người trẻ trong các phấn đấu cũng như niềm vui của họ.

3. THÁNH VINH SƠN SARAGOSSA

Thánh Vinh Sơn, một vị tử đạo người Tây Ban Nha thuộc thế kỷ thứ 4, là thánh bổn mạng của Giáo phận Lisbon, Bồ Đào Nha.

4. THÁNH ANTÔN LISBON

Sinh tại Lisbon, Thánh Antôn là vị thánh dòng Phanxicô qua đời vào thế kỷ 13 tại Padua, Ý. Ngài nổi tiếng với việc rao giảng và những lời chuyển cầu xin tìm những đồ vật bị mất.

5. THÁNH BATÔLÔMÊÔ CỦA CÁC THÁNH TỬ ĐẠO

Là một tu sĩ Dòng Đa Minh thế kỷ 16 và là Tổng Giám mục của Braga. Thánh Batôlômêô là người đóng vai trò quan trọng trong Công đồng Trent.

6. THÁNH GIOAN DE BRITO

Xuất thân từ Lisbon, Thánh Gioan de Brito là một tu sĩ Dòng Tên tử đạo ở Ấn độ năm 1693.

7. CHÂN PHƯỚC JOANA BỒ ĐÀO NHA

Chân phước Joana Bồ Đào Nha là con gái của Vua Alfonso V và qua đời năm 1490, sau khi từ bỏ những quyền thuộc quốc vương của mình và gia nhập dòng Đa Minh.

8. CHÂN PHƯỚC JOÃO FERNANDES

Chân phước João Fernandes là một tu sĩ Dòng Tên tử vì đạo ngoài khơi quần đảo Canary vào năm 1570 khi đang trên đường đi truyền giáo ở Brazil.

9. CHÂN PHƯỚC MARIA CLARA HÀI ĐỒNG GIÊSU

Chân phước Maria Clara Hài đồng Giêsu là người sáng lập Dòng Các Bệnh viện Phanxicô Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Chân phước làm việc giữa những người nghèo ở Lisbon, qua đời năm 1899.

10. CHÂN PHƯỚC PIER GIORGIO FRASSATI

Là “người của các Mối Phúc,” Chân phước Pier qua đời ở tuổi 24. Ngài thích đi bộ đường dài, leo núi và phục vụ những người nghèo ở Turin, Ý.

11. CHÂN PHƯỚC MARCEL CALLO

Là một hướng đạo sinh người Pháp và là thành viên của phong trào Thanh niên Công nhân Công giáo, Chân phước Marcel chết trong trại tập trung Mauthausen năm 1945 vì đức tin Kitô giáo của mình.

12. CHÂN PHƯỚC CHIARA BADANO

Qua đời năm 1990 khi còn trẻ, Chân phước Chiara Badano là một chứng nhân hân hoan cho đức tin Công giáo và là một tia sáng hy vọng cho nhiều người trẻ.

13. CHÂN PHƯỚC CARLO ACUTIS

Là “người mê máy tính”, Chân phước Carlo Acutis qua đời năm 2006 ở tuổi 15 và nổi tiếng vì lòng sùng kính đối với Bí tích Thánh Thể, xây dựng một cuộc triển lãm về tất cả các Phép lạ Thánh Thể.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/5/2022]


Đức Thánh Cha Phanxicô: Trường học Công giáo không nên chỉ mang danh nghĩa Kitô giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô: Trường học Công giáo không nên chỉ mang danh nghĩa Kitô giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô: Trường học Công giáo không nên chỉ mang danh nghĩa Kitô giáo

Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các thành viên của Dòng De La Salle ngày 21 tháng Năm, 2022. Vatican Media

Courtney Mares

Vatican, 21 tháng Năm, 2022 / 07:00 am


Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng các trường Công giáo không nên chỉ mang danh nghĩa Kitô giáo, nhưng phải là thực chất.

Nói với các Sư huynh dòng De La Salle, Đức giáo hoàng nhấn mạnh rằng các nhà giáo dục Kitô giáo trước hết phải là chứng nhân cho Tin Mừng.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói ngày 21 tháng Năm, “Trong trường học của Đức Kitô, nhà giáo dục Kitô giáo trước hết là một chứng nhân, và người ấy là một giáo viên đến mức độ trở thành một nhân chứng.”

“Và trên hết, tôi cầu nguyện cho anh em, để anh em có thể là huynh đệ không chỉ trên danh nghĩa, mà trên thực tế. Và để các trường học của anh em không chỉ mang danh nghĩa Kitô giáo, mà phải là thực chất,” ngài nói.

Đức Thánh Cha gặp gỡ các Sư huynh trường Kitô khi dòng đang tham dự Tổng Tu nghị lần thứ 46 ở Roma với chủ đề: “Xây dựng những con đường mới để biến đổi cuộc sống”.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói, “Chúng ta biết rằng ‘đường’, con đường mới thật sự, là Chúa Giêsu Kitô.”

“Bằng cách đi theo Người, bằng cách cùng bước đi với Người, thì cuộc sống của chúng ta được biến đổi, và về phần chúng ta sẽ trở thành men, muối và ánh sáng.”

De La Salle Christian Brothers, chính thức được gọi là Dòng Anh em Trường Kitô (Brothers of the Christian Schools), được thành lập bởi Thánh John Baptist de La Salle cung cấp nền giáo dục Kitô giáo cho thanh thiếu niên, đặc biệt là người nghèo.

Các sư huynh sống trong cộng đoàn và tuyên khấn khó nghèo, khiết tịnh, vâng lời, và phục vụ người nghèo qua công cuộc giáo dục.

Đức Thánh Cha Phanxicô đọc cho các sư huynh một trích đoạn trong thư của Thánh Phaolô gửi tín hữu Galát, trong đó Thánh Phaolô nói rằng ngài đã phải quặn đau sinh ra một lần nữa cho đến khi “Đức Kitô được hình thành nơi anh em”.

Ngài nói: “Giáo dục theo con đường này là hoạt động tông đồ của anh em, đóng góp cụ thể vào việc truyền giáo: làm cho nhân loại lớn lên theo Đức Kitô.”

“Theo nghĩa này, các trường học của anh em là ‘Kitô giáo’: không phải vì nhãn hiệu bên ngoài, mà vì đi theo con đường này.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng các giáo viên Kitô giáo đang “đi tuyến đầu” trong việc “giáo dục để chuyển từ một thế giới khép kín sang một thế giới mở; từ văn hóa vứt bỏ sang văn hóa quan tâm; từ văn hóa loại bỏ thành văn hóa hội nhập; từ việc theo đuổi lợi ích riêng trở thành việc theo đuổi lợi ích chung”.

Ngài nói thêm, “Là những nhà giáo dục, anh em biết rất rõ rằng sự chuyển đổi này phải bắt đầu từ lương tâm, nếu không nó sẽ chỉ là một mặt tiền.”

Buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô với các sư huynh trường Kitô là một trong nhiều cuộc tiếp kiến mà ngài thực hiện ngày 21 tháng Năm. Đức Thánh Cha cũng đã gặp gỡ các nhà xuất bản của tạp chí Famiglia Cristiana, những người tham dự một hội nghị quốc tế về đa dạng sinh học, và các thiếu niên sẽ lãnh nhận bí tích Thêm sức ở Giáo phận Genoa năm nay.

Trong tất cả các buổi tiếp, Đức Thánh Cha ngồi xe lăn nói chuyện. Ngài thường phải ngồi xe lăn kể từ ngày 5 tháng Năm do chấn thương ở đầu gối phải, mặc dù đức giáo hoàng đã đứng lâu hơn khi dâng thánh lễ trong lễ phong thánh được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô vào ngày 15 tháng Năm.

Cuối bài phát biểu trước các sư huynh trường Kitô, Đức Thánh Cha Phanxicô cảm ơn họ đã phục vụ trong cương vị là những người thầy và nhắc nhở họ không quên cầu nguyện cho ngài.

Ngài nói: “Hãy ra đi với niềm vui của việc rao giảng Tin mừng qua việc giáo dục và niềm vui của giáo dục qua việc rao giảng Tin mừng.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/5/2022]


Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 22 tháng 5, 2022

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 22 tháng 5, 2022

Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 22 tháng Năm, 2022

_________________________________

 

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em Chúa nhật hạnh phúc!

Trong bài Tin mừng của Phụng vụ hôm nay, nói lời tạm biệt các môn đệ trong bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu nói một điều gần như là di chúc: “Thầy để lại bình an cho anh em.” Và ngay lập tức Ngài nói thêm, “Thầy ban bình an của Thầy cho anh em” (Ga 14:27). Chúng ta cùng suy ngẫm về hai câu nói ngắn gọn này.

Trước hết là câu Thầy để lại bình an cho anh em. Chúa Giêsu tạm biệt bằng những lời diễn tả tình cảm và sự an bình. Nhưng Ngài nói lời này vào một thời khắc không một chút bình an. Giuđa đã bỏ đi để phản bội Chúa, Phêrô sắp sửa chối Ngài, và gần như mọi người khác sẽ bỏ rơi Ngài. Chúa biết điều này, nhưng Ngài không quở trách, Ngài không dùng những lời gay gắt, Chúa không nói những lời nặng nề. Thay vì thể hiện sự bấn loạn, Chúa vẫn tốt lành cho đến cùng. Có một câu tục ngữ nói rằng bạn sẽ chết theo cách bạn đã sống. Thực tế, những giờ cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu giống như bản chất toàn bộ cuộc đời của Người. Chúa cảm thấy sợ hãi và đau đớn, nhưng không nhường bước cho sự phẫn uất hoặc phản kháng. Chúa không cho phép bản thân trở nên cay đắng, Người không trút giận, Người không mất kiên nhẫn. Chúa bình an, một sự bình an đến từ trái tim hiền lành luôn tin cậy. Đây là nguồn bình an mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta. Vì không ai có thể để lại sự bình an cho người khác nếu chính bản thân họ không có sự bình an đó. Không ai có thể ban tặng sự bình an nếu người đó không bình an.

Thầy để lại bình an cho anh em: Chúa Giêsu chứng minh rằng sự hiền lành là có thể. Người thể hiện nó đặc biệt trong thời khắc khó khăn nhất, và Người muốn chúng ta cũng cư xử theo cách đó, vì chúng ta cũng là những người thừa kế sự bình an của Người. Chúa muốn chúng ta hiền lành, cởi mở, sẵn sàng lắng nghe, có khả năng làm dịu những căng thẳng và đan dệt sự hòa hợp. Đây là việc làm chứng cho Chúa Giêsu có giá trị hơn hàng ngàn lời nói và nhiều bài giảng. Chứng nhân của sự bình an. Là người môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta hãy tự hỏi bản thân rằng chúng ta đã cư xử như vậy ở nơi chúng ta sống chưa – chúng ta có làm dịu những căng thẳng, và chúng ta có xoa dịu những xung đột không? Chúng ta có mâu thuẫn với ai đó và luôn sẵn sàng đáp trả, bùng nổ, hay chúng ta biết cách phản ứng bất bạo động, chúng ta có biết cách phản ứng bằng những hành động hòa bình không? Tôi phản ứng theo cách nào? Mọi người có thể tự hỏi mình điều này.

Chắc chắn rằng sự hiền lành này là không dễ dàng. Nó thật khó khăn ở mọi cấp độ, xoa dịu những xung đột! Câu nói thứ hai của Chúa Giêsu đến trợ giúp cho chúng ta: Thầy ban bình an của Thầy cho anh em. Chúa Giêsu biết rằng tự bản thân chúng ta không có khả năng vun đắp hòa bình, chúng cần giúp đỡ, chúng ta cần được ơn. Hòa bình, một bổn phận của chúng ta, trước hết đó là một ơn của Chúa ban. Thật vậy, Chúa Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (c. 27). Sự bình an mà Chúa ban tặng cho chúng ta mà thế gian không biết được đó là gì? Sự bình an này là Chúa Thánh Thần, cùng một Thần Khí của Chúa Giêsu. Đó là sự hiện diện của Thiên Chúa trong chúng ta, đó là “sức mạnh bình an” của Thiên Chúa. Chính Chúa Thánh Thần, Đấng làm mềm trái tim và đổ đầy sự bình an cho nó. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng nới lỏng sự cứng nhắc và dập tắt những cám dỗ muốn tấn công người khác. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng nhắc chúng ta nhớ rằng có những người anh chị em bên cạnh chúng ta, không phải là những chướng ngại hoặc là kẻ thù. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta sức mạnh tha thứ, để bắt đầu trở lại, để làm lại khởi đầu mới vì chúng ta không thể làm điều này bằng sức mạnh của riêng mình. Và cùng với Người, cùng với Chúa Thánh Thần, chúng ta trở thành những người bình an.

Anh chị em thân mến, không có tội lỗi nào, không có thất bại nào, không có sự thù hận nào ngăn cản chúng ta không kiên trì nài xin món quà này từ Chúa Thánh Thần là Đấng ban cho chúng ta sự bình an. Tâm hồn chúng ta càng cảm thấy bất an, chúng ta càng cảm thấy lo lắng, mất kiên nhẫn, tức giận trong lòng, thì chúng ta càng cần phải xin Chúa ban cho Thần Khí bình an. Chúng ta hãy học cách thưa mỗi ngày: “Lạy Chúa, xin ban cho con sự bình an của Người, xin ban cho con Thánh Thần của Người.” Đây là một lời cầu nguyện rất hay. Chúng ta hãy cùng nhau lặp lại: “Lạy Chúa, xin ban cho con sự bình an của Người, xin ban cho con Thánh Thần của Người.” Cha không nghe thấy rõ lắm. Xin lặp lại một lần nữa: “Lạy Chúa, xin ban cho con sự bình an của Người, xin ban cho con Thánh Thần của Người.” Và chúng ta cũng hãy xin điều này cho những người sống bên cạnh chúng ta, cho những người chúng ta gặp mỗi ngày, và cho các nhà lãnh đạo quốc gia.

Xin Đức Mẹ giúp chúng ta biết chào đón Chúa Thánh Thần để chúng ta có thể trở thành những người xây dựng hòa bình.

_________________________________________

Sau Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng

Anh chị em thân mến,

Chiều nay tại Lyon, chị Pauline Marie Jericot, Người sáng lập Hiệp hội Truyền bá Đức tin hỗ trợ cho các hội truyền giáo, sẽ được phong chân phước. Người phụ nữ trung thành này đã sống trong nửa đầu những năm 1800. Chị là một phụ nữ can đảm, chú ý đến những thay đổi đang diễn ra vào thời điểm đó, và có tầm nhìn phổ quát về sứ mệnh của Giáo hội. Ước mong tấm gương của chị khơi dậy trong mọi người niềm khao khát tham gia bằng lời cầu nguyện và lòng bác ái cho việc rao giảng Tin mừng trên khắp thế giới. Một tràng pháo tay cho vị tân Chân phước!

Hôm nay, Tuần lễ Laudato Si’ bắt đầu, hãy lắng nghe chăm chú hơn nữa tiếng kêu của Trái đất đang thôi thúc chúng ta cùng nhau hành động để chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. Tôi cảm ơn Bộ Thúc đẩy sự Phát triển Con người Toàn diện, và nhiều tổ chức tham gia vào chương trình, và tôi mời mọi người cùng tham gia.

Thứ Ba tới đây là Lễ Nhớ Đức Trinh Nữ Maria, Đức Maria Phù hộ các Kitô hữu, thân thương cách đặc biệt đối với người Công giáo ở Trung Quốc tôn kính Đức Maria Phù hộ các Kitô hữu là Bổn mạng của họ tại Đền thờ Sheshan ở Thượng Hải, ở nhiều nhà thờ trên khắp đất nước và tại gia đình họ. Dịp vui này cho tôi cơ hội để một lần nữa khẳng định với họ về sự gần gũi tinh thần của tôi. Tôi chăm chú và thường xuyên theo dõi cuộc sống và hoàn cảnh thường là phức tạp của các tín hữu và mục tử, và tôi cầu nguyện cho họ mọi ngày. Cha mời gọi tất cả anh chị em hiệp nhất với nhau trong lời cầu nguyện này để Giáo hội ở Trung Quốc có thể sống trong sự hiệp thông hữu hiệu với Giáo hội hoàn vũ trong tự do và yên bình, và có thể thực hiện sứ mệnh loan báo Tin Mừng cho mọi người, từ đó mang lại sự đóng góp tích cực vào sự tiến bộ tinh thần và vật chất của xã hội.

Và cha gửi lời chào đến tất cả anh chị em, những người hành hương đến từ Roma, Ý, và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, cha gửi lời chào đến các tín hữu đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp, Bỉ, Ba Lan và Puerto Rico; các linh mục đến từ Ecuador; cộng đoàn Emmaus từ Foggia; các thiện nguyện viên của Soccorso di Saint-Pierre (Aosta); các sinh viên đến từ Verona và các thiếu niên nam nữ đến từ Sombreno, thuộc Giáo phận Bergamo.

Cha chào tất cả anh chị em, những người tham gia sự kiện quốc gia Scegliamo la vita [Chúng ta chọn sự sống] quốc gia đang có mặt ở đây. Cha cảm ơn vì sự cống hiến của anh chị em trong việc thúc đẩy sự sống và ủng hộ sự phản đối, điều mà người ta thường cố gắng hạn chế. Thật đáng buồn, trong những năm vừa qua, đã có một sự thay đổi trong tâm lý chung, và ngày nay chúng ta ngày càng có xu hướng nghĩ rằng cuộc sống là tốt đẹp theo cách của chúng ta, rằng chúng ta có thể chọn cách kiểm soát, sinh ra hoặc lấy đi sự sống theo ý muốn của chúng ta, như thể đó là hệ quả riêng của sự lựa chọn cá nhân. Chúng ta hãy nhớ rằng sự sống là một món quà của Thiên Chúa! Nó luôn thánh thiêng và bất khả xâm phạm, và chúng ta không thể dập tắt tiếng nói lương tâm.

Chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc! Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci.



[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/5/2022]


Pauline Jaricot, vị tân chân phước của Giáo hội Công giáo là ai?

Pauline Jaricot, vị tân chân phước của Giáo hội Công giáo là ai?

Pauline Jaricot, vị tân chân phước của Giáo hội Công giáo là ai?

Chân phước Pauline Jaricot (1799-1862). | Wikimedia Commons/Public Domain.

Jean-Marie Dumont

Lyon, Pháp, 21 tháng Năm, 2022 / 04:00 am


Năm 1859 là năm Thánh Gioan Vianney qua đời, ngài đã tặng một cây thánh giá cho chị Pauline Jaricot, người sẽ trở thành vị chân phước mới nhất của Giáo hội vào Chúa nhật này.

Khi làm việc đó, thánh nhân nói những lời này: “Chỉ duy nhất Thiên Chúa là chứng nhân, Chúa Giêsu Kitô là khuôn mẫu, Đức Maria là chỗ dựa, và sau đó không có gì, không gì khác ngoài tình yêu và sự hy sinh.”

Ngày nay, có thể nhìn thấy thánh giá đó tại Maison de Lorette, một tòa nhà mới được phục hồi gần đây ở Lyon là thành phố ở trung tâm miền đông nước Pháp, nơi chị Jaricot sẽ được phong chân phước vào ngày 22 tháng Năm.

Chị Jaricot là một nhân vật nổi bật trong giới Công giáo Pháp thế kỷ 19 nhưng ít được biết đến bên ngoài nước Pháp hơn Thánh Vianney là người đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời chị.

Chị đã gặp vị linh mục khi còn nhỏ. Cha mẹ chân phước có một ngôi nhà ở miền quê, ở Tassin, gần Lyon, trong giáo xứ Dardilly nơi Cha Vianney phục vụ. Thỉnh thoảng cha đến ăn trưa tại nhà Jaricot vào Chúa nhật, cho đến khi được bổ nhiệm làm cha sở Curé of Ars.

Jaricot sinh tại Lyon ngày 22 tháng Bảy năm 1799, sau Cách mạng Pháp và sáu tháng trước cuộc đảo chính của Napoléon Bonaparte. Vùng Lyon là một trung tâm quan trọng của cuộc kháng chiến chống lại Cách mạng và Jaricot đã được rửa tội bởi một refractory priest (refractory priest: linh mục từ chối lời thề trung thành với nhà nước Pháp hơn là những ảnh hưởng từ nước ngoài như Giáo hoàng).

Chị là con út trong gia đình có bảy người con. Mẹ là một công nhân dệt tơ lụa — một công việc có thu nhập thấp — nhưng nhờ người cha làm chủ nhà máy, gia đình chị sống sung túc ở trung tâm Lyon, cạnh Nhà thờ Saint-Nizier.

Vào một ngày kia, chính trong nhà thờ đó đã làm thay đổi cuộc đời chị. Năm 17 tuổi, chị nghe một bài giảng lễ khiến chị rung động cực độ. Cho đến thời điểm đó, chị sống một đời sống Kitô hữu nhuốm màu phù phiếm. Nhưng vào lễ Giáng sinh năm 1816, chị đã khấn đồng trinh trọn đời trong một nhà nguyện nhỏ cung hiến cho Đức Trinh nữ Maria trên đồi Fourvière, một quận của thành phố Lyon nằm về phía tây của khu phố cổ.

Năm 1815, gia đình chuyển đến một địa điểm khác trong thành phố, gần khu phố La Croix-Rousse, nơi những người thợ tơ lụa nghèo khó sinh sống. Sau cuộc hoán cải năm 1816, Jaricot bắt đầu cầu nguyện nhiều và quyết định ăn mặc như những người thợ tơ lụa để gần gũi với người nghèo và là dấu chỉ cho thấy sự hiện diện của Đức Kitô giữa họ.

Chị vẫn tiếp tục đi Nhà thờ Saint-Nizier (nơi chị được chôn cất), nhưng cũng bắt đầu đến Nhà thờ Thánh Polycarp ở La Croix-Rousse (nhà thờ ngày nay lưu giữ trái tim của chân phước). Tại đây, chị thành lập một nhóm trong giáo xứ với những người thợ tơ lụa được gọi là Réparatrices du cœur de Jésus méconnu et méprisé.

Trong những giờ cầu nguyện dài, chân phước nghe tiếng Chúa Giêsu than van về sự vô ơn bạc nghĩa của loài người. Chị thành lập một nhóm đền tạ và an ủi Chúa Giêsu thông qua việc cầu nguyện và hành động. Linh đạo của nhóm tập trung vào Thánh Thể và lòng sùng kính Thánh giá.

Một ngày nọ, Jaricot nghe được một vài tin xấu từ các bạn của một người anh của chân phước, Philéas, đang là một chủng sinh ở Paris. Hội Thừa sai nước ngoài Paris, được thành lập năm 1663 để truyền giáo cho vùng Châu Á, đang gặp khó khăn về tài chính.

Cùng với các thành viên khác trong nhóm của mình, chân phước bắt đầu quyên tiền cho Hội vào thứ Sáu hàng tuần trên các đường phố của Lyon. Từ đó xuất hiện tổ chức tiền thân được gọi là Hội Truyền bá Đức tin và sau này là Hiệp hội truyền bá Đức tin.

Vào năm 1922, Đức Piô XI đã thêm tước hiệu “Giáo hoàng” và ngày nay hiệp hội là lâu đời nhất trong số bốn Hiệp hội Truyền giáo Giáo hoàng, một nhóm bao gồm các hội truyền giáo của Công giáo dưới quyền của Giáo hoàng.

Khi sáng kiến này mở rộng, cha linh hướng của Jaricot yêu cầu chân phước dành tâm trí nhiều hơn nữa cho việc cầu nguyện. Đó là khoảng thời gian khó khăn đối với chân phước vì chị muốn được hoạt động. Nhưng trong thời gian này, chân phước đã viết quyển sách “Infinite Love in the Divine Eucharist”, một bài suy niệm đơn sơ nhưng sâu sắc về Bí tích Thánh Thể được nhiều thế hệ người Công giáo Pháp đọc.

Năm 1825, Đức Giáo Hoàng Lêô XII đã tổ chức Đại Năm Thánh, kêu gọi người Công giáo lần hạt Kinh Mân Côi để bảo vệ Giáo hội và thế giới khỏi những mối nguy hiểm như chủ nghĩa phản giáo quyền và vô tôn giáo.

Để đáp lại, chân phước Jaricot đã thành lập Hội Kinh Mân côi. Ý tưởng rất đơn giản: 15 thành viên của một nhóm kết hợp với nhau để đọc đủ 15 chục kinh mân côi mỗi ngày. Sáng kiến này đã thành công lớn ở Pháp và nhanh chóng lan rộng ra bên ngoài.

Một số nhóm Kinh Mân Côi tiếp tục phát triển mạnh ở Lyon. Các thành viên của họ thỉnh thoảng gặp nhau tại các địa điểm liên quan với Jaricot, chẳng hạn như Maison de Lorette. Chị mua lại ngôi nhà trên Đồi Fourvière vào năm 1832. Cùng với những phụ nữ khác, chị thành lập một cộng đoàn giáo dân nhỏ ở đó có tên gọi là Filles de Marie (“Con Đức Mẹ”). Họ tuân thủ thói quen cầu nguyện nghiêm ngặt và các hoạt động như cổ động Kinh Mân Côi và thăm viếng người bệnh.

Sức khỏe của chị Jaricot không ổn định và vào năm 1835, chị lên đường đến Mugnano, một thị trấn ở miền nam nước Ý nơi lưu giữ các thánh tích của Thánh Philomena. Chị bị thu hút bởi những câu chuyện về phép lạ nhờ sự chuyển cầu của thánh nhân ở đó.

Vào ngày lễ Thánh Philomena, Jaricot rước lễ gần đền thờ lưu giữ thánh tích. Ngồi trên một chiếc ghế dành cho người tàn tật, chị cảm nhận sự chữa lành mà sau này được gọi là “phép lạ vĩ đại của Mugnano.” Bạn có thể nhìn thấy chiếc ghế ở đền thờ ngày nay.

Khi từ nước Ý trở về, Jaricot mang về một số thánh tích nhỏ và dâng cho Thánh Gioan Vianney.

Nhờ Hiệp hội Truyền bá Đức tin và Hội Kinh Mân Côi, danh tiếng của Jaricot ngày càng lan rộng. Chị nhận được thư từ khắp nơi trên thế giới từ các nhà truyền giáo và các nhân vật trong Giáo hội. Nhưng những năm cuối đời của chị được đánh dấu bằng sự đau khổ rất nhiều và sống dưới bóng của Thánh giá.

Vào thời điểm chị hoán cải, Jaricot đã nghe thấy Chúa Giêsu hỏi chị trong lời cầu nguyện: “Con có muốn chịu đau khổ và chết vì Ta không?” Chị viết trong một cuốn sổ rằng “Tôi đã tự hiến mình như một nạn nhân cho Đức Chúa thượng.”

Kinh hoàng trước tình trạng của những người công nhân ở Lyon, chị đã đề nghị mua nhà máy vào năm 1845 mà chị hy vọng sẽ phục vụ như một doanh nghiệp Kitô giáo kiểu mẫu. Nhưng chị đã bị lừa và dự án thất bại nặng nề. Chị trải qua quãng đời còn lại để cố gắng trả các khoản nợ cho những người mà chị đã thuyết phục đầu tư cùng với chị.

Danh tiếng của chị bị giảm sút đáng kể, và vào cuối đời, chị được đưa vào danh sách người nghèo của thành phố. Chị qua đời gần như cô đơn vào năm 1862.

Sau cái chết của chị, một bản văn dài được phát hiện và được xem là di chúc thiêng liêng của chị. Bản văn có những lời này: “Hy vọng của tôi là nơi Chúa Giêsu! Kho báu duy nhất của tôi là Thánh giá! Tôi sẽ luôn chúc tụng Chúa và lời ngợi khen Ngài sẽ không ngớt trong miệng tôi”.

Chân phước Jaricot được biết đến nhiều nhất với các tổ chức do chị thành lập. Nhưng việc chị được phong chân phước vào ngày 22 tháng Năm sẽ thu hút sự chú ý đến đời sống thiêng liêng sâu sắc của chị, được đánh dấu với lòng sùng kính Thánh Thể và Thánh Giá, tuân phục thánh ý và hy vọng không ngừng nơi Chúa. Mối quan hệ của chị với Thiên Chúa sâu sắc đến mức một số tác giả đã mô tả chị là một nhà thần bí có thể so sánh với Thánh Catherine thành Siena.



[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/5/2022]