Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Tìm hiểu câu chuyện ít được biết đến về một vị công chúa người Công giáo đã nỗ lực chấm dứt chế độ nô lệ ở Brazil.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế, Cristo Redentor, trên Núi Corcovado, nhìn hướng về Rio de Janeiro, với Núi Sugarloaf và Bãi biển Copacabana nổi tiếng ở Brazil (ảnh: Mischa Schoemaker / Sipa via AP)


Alyssa Murphy

26 tháng Mười Một, 2023



Hình ảnh mang tính biểu tượng: tượng Chúa Giêsu trong màu trắng tinh tuyền vút cao phủ trên khung cảnh với đôi tay dang rộng. Tuy nhiên, hình tượng tuyệt vời này của Chúa Kitô là Vua và là Đấng Cứu thế của chúng ta ban đầu không được dự định để trở nên nổi tiếng — và có thể chỉ là sự miêu tả về một nhân vật chính trị — nếu không có sự khiêm nhường của Công chúa Isabel, con gái của hoàng đế Brazil, người đã có một ý tưởng vĩ đại hơn và mang tính tôn giáo hơn.

Ông Marcelo Musa Cavallari, sinh tại São Paulo, Brazil năm 1960, là tổng biên tập của ACI Digital cho biết lịch sử phong phú về sự ra đời của bức tượng đã bị hàng triệu người quên lãng, nói với Register: “Dù bức tượng Đấng Cứu Thế là một biểu tượng được yêu mến của đất nước và là một địa điểm du lịch rất nổi tiếng. Câu chuyện tuyệt vời về mối tương quan của bức tượng với việc chấm dứt chế độ nô lệ và Công chúa Isabel về cơ bản đã bị người Brazil lãng quên, khó có ai ở đất nước này biết về điều đó”.

Hôm nay khi chúng ta chiêm ngắm Chúa Kitô Vua, dưới đây là 12 chi tiết thú vị về bức tượng lớn nhất ở Brazil, Chúa Kitô Đấng Cứu thế, bức tượng đứng đó để nhắc nhở tất cả chúng ta về nước thiên đàng và sự hiện hữu của thiên đàng.

1. Trong thế kỷ 19, chế độ nô lệ là luật của quốc gia ở Brazil. Sau khi hai anh trai qua đời cách bi thảm, Công chúa Isabel là người thừa kế ngai vàng của phụ thân là Hoàng đế Pedro II. Nhưng là người phụ nữ kết hôn với một người Pháp, cùng với đức tin Công giáo mãnh liệt và quyết tâm xóa bỏ chế độ nô lệ, công chúa không được lòng nhiều người Brazil, đặc biệt là những chủ đồn điền đầy quyền lực, những người thúc đẩy phần lớn nền kinh tế nông nghiệp vào những năm 1850.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Lời tuyên thệ của Công chúa với tư cách là nhiếp chính của Đế chế Brazil, c. 1870 (Ảnh: Victor Meirelles)

2. Trong khi vua cha đi công du nước ngoài, Công chúa Isabel được gọi về giữ vai trò nhiếp chính thay mặt ông thực hiện nhiệm vụ. Trong vai trò nhiếp chính thứ ba và cũng là cuối cùng của công chúa, vào ngày 13 tháng 5 năm 1888, Công chúa Isabel Bragança đã ký Luật Hoàng gia số 3.353. Chỉ vỏn vẹn có 18 từ, nó được coi là một trong những văn bản luật quan trọng nhất trong lịch sử Brazil. Lei Áurea hay “Luật Vàng” đã bãi bỏ chế độ nô lệ dưới mọi hình thức.

Ông Cavallari nói với Register rằng điều thú vị cần lưu ý là khi công chúa còn nhiếp chính, “Công chúa Isabel chỉ đứng sau Nữ hoàng Victoria của Anh với tư cách là người phụ nữ quyền lực nhất thế giới về lãnh thổ và số lượng thần dân dưới sự cai trị của bà.”

3. Được tôn vinh là “người cứu chuộc” vì đã cứu rất nhiều người Brazil thoát khỏi đời sống nô lệ, một đề xuất được đưa ra là dựng một bức tượng để vinh danh công chúa. Cha Vincentian Pedro Maria Boss đưa ra ý tưởng dựng một tượng đài Kitô giáo trên Núi Corcovado để tôn vinh Công chúa Isabel vì hành động cao cả của bà trong việc chấm dứt chế độ nô lệ. Công chúa Isabel cũng được Đức Giáo hoàng Leo XIII tặng Bông hồng vàng cho những hoạt động của bà.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Thánh lễ ngoài trời vào ngày 17 tháng 5 năm 1888, kỷ niệm việc bãi bỏ chế độ nô lệ. Có thể nhìn thấy công chúa Isabel và chồng của bà dưới tán lọng bên trái. (Ảnh: Antônio Luiz Ferreira)

4. Thay vì đồng ý dựng một bức tượng trên đỉnh núi Corcovado để tôn vinh bà, Công chúa Isabel yêu cầu xây dựng một tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu như một lời tuyên bố hữu hình rằng Người là Đấng Cứu chuộc thực sự của nhân loại.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Mô hình Chúa Kitô Đấng Cứu Thế của Paul Landowski vào những năm 1920 (Photo: The Collector)

5. Được ủy quyền bởi Tổng giáo phận Rio de Janeiro, đây là sự hợp tác giữa các họa sĩ Brazil và Pháp. Ban đầu bức tượng được phác họa Chúa Kitô cầm một cây thánh giá lớn trong một tay và tay kia cầm quả địa cầu, nhưng sau khi nghiên cứu phong cảnh, hình ảnh Chúa Giêsu với đôi cánh tay dang rộng đã được vẽ theo phong cách Art Deco.

6. Ông Heitor da Silva Costa, kỹ sư địa phương đã thiết kế bức tượng. Vật liệu cho các lớp bên ngoài là đá soapstone vì có nhiều ở Brazil. Để có khả năng chống xói mòn, những hình tam giác nhỏ được cắt vào đá sau đó dán bằng tay lên vải dệt mỏng rồi dán lên tượng. Những người phụ nữ cần mẫn làm việc để gắn các mảnh đá vào bức tượng cũng viết tên những người thân yêu lên mỗi hình tam giác, tạo nên một lịch sử thật sống động trên mỗi viên đá được dán vào.

7. Ông Paul Landowski, một nhà điêu khắc người Pháp, đã đúc khuôn bức tượng bằng đất sét. Những phần khổng lồ của bức tượng sau đó phải được vận chuyển đến Brazil, vì vậy phải trải qua một quá trình rất vất vả để làm từng phần của bức tượng khổng lồ: chạm khắc đầu và tay với kích thước thật, sau đó điêu khắc một phiên bản thân mình cao 4 mét, sau đó được hoàn thành tại chỗ ở Brazil. Nhà điêu khắc người Romania Georghe Leonida được điêu khắc gia Landowski yêu cầu tạo tác tác phẩm cuối cùng, khuôn mặt của Chúa Kitô, chạm khắc cẩn thận những chi tiết phức tạp mong manh.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu ThếQuang cảnh núi Corcovado trước khi xây dựng, thế kỷ 19 (Photo: Marc Ferrez/Instituto Moreira Salles)

8. Chỉ một năm sau khi Luật Vàng được ký kết và Brazil trở thành nước cộng hòa, đế chế của vua Pedro II bị lật đổ để ngăn việc Công chúa Isabel trở thành nữ hoàng.

9. Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế trở thành kỳ quan thế giới kể từ năm 2007. Công chúng đã bình chọn tượng Chúa Kitô Đấng Cứu thế vào danh sách Bảy Kỳ quan mới của Thế giới, vào danh sách 21 địa điểm lọt vào vòng chung kết. Đây là khu thánh địa ngoài trời đầu tiên trên thế giới.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Toàn cảnh bức tượng trên đỉnh Núi Corcovado với Núi Sugarloaf (ở giữa) và Vịnh Guanabara ở phía sau.

10. Mỗi năm có hơn 2 triệu người viếng thăm địa danh nổi tiếng này. Bức tượng vút cao 98 feet (khoảng 29,87 m) không tính chân đế cao 26 feet. Hay cánh tay của tượng dang rộng 92 feet (hơn 28 m). Nặng 635 tấn, đây là bức tượng theo phong cách Art Deco lớn nhất thế giới. Đừng lo ... bạn có thể đi thang cuốn lên tới đỉnh!

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu thế vào những năm 1930 (Photo: Marc Ferrez )

11. Có những tấm ảnh đáng kinh ngạc về tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế bị sét đánh. Với tần suất sét đánh vào tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế, các cột thu lôi của bức tượng chuyển hướng hầu hết các tia sét này. Trở lại năm 2014, trong thời gian diễn ra World Cup, phần sau đầu của bức tượng đã bị sét đánh gây ra một số hư hại. Mọi nỗ lực sửa chữa được ráo riết thực hiện trước khi trận bóng đá đầu tiên của giải vô địch bắt đầu.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Tượng được chiếu sáng theo màu cờ của Brazil.

12. Bạn muốn có một địa điểm tổ chức đám cưới thật độc đáo? Dưới chân bức tượng có một nhà nguyện đẹp nhưng nhỏ và đơn sơ, có thánh lễ hàng ngày cho những người leo lên chân tượng Chúa Kitô Cứu Thế. Cung hiến cho thánh bổn mạng của Brazil là Nossa Senhora Aparecida, các đôi hôn phối cũng có thể yêu cầu được tổ chức kết hôn ở đó.

Mừng Chúa Kitô Vua: 12 chi tiết thú vị về Tượng Chúa Kitô Đấng Cứu Thế

Mộ của Công chúa Isabel (ngoài cùng bên trái) tại khu Lăng mộ Hoàng gia, trong Nhà thờ Chánh tòa Petrópolis, Brazil.(Photo: Wikimedia Commons )


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/11/2023]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét