Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Đức Thánh Cha phó dâng tất cả các Người Mẹ cho Mẹ Maria trong Ngày của Mẹ

Đức Thánh Cha phó dâng tất cả các Người Mẹ cho Mẹ Maria trong Ngày của Mẹ

Đọc một kinh ‘Kính mừng’ cho tất cả những người Mẹ, còn sống cũng như đã qua đời
8 tháng 5, 2016
Đức Thánh Cha Lễ THăng thiên
Đức Thánh Cha Phanxico cho biết rất nhiều quốc gia đều mừng ngày của Mẹ hôm nay, vì thế ngài phó thác tất cả các người Mẹ cho Đức Bà.
Đức Thánh Cha nói đến những người Mẹ ở phần cuối bài huấn dụ của ngài sau phần kinh Truyền Tin tại Quảng Trường Thánh Phê-rô.
Ngài nói, “Chúng ta hồi tưởng lại với lòng biết ơn và trìu mến tất cả những người Mẹ, những người có mặt tại Quảng trường hôm nay, những người Mẹ của chúng ta, những người còn đang sống với chúng ta và những người đã về quê trời.”
Đức Thánh Cha xướng kinh cầu cho những người mẹ cùng với các tín hữu “Chúng ta hãy phó dâng các ngài cho Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giê-su, và chúng ta hãy đọc một kinh Kính Mừng dành cho tất cả các ngài.”

Regina Caeli toàn văn: Ngày lễ Chúa Lên trời

Thiên Chúa là người thật và thân xác Người đang ở trên trời, và đây là niềm hy vọng cho chúng ta
8 tháng 5, 2016
anggg
CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxico trước và sau Kinh Truyền Tin giữa trưa với những người có mặt ở Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Xin thân chào anh chị em, Xin chào.
Hôm nay ở Ý và những nơi khác trên thế giới, chúng ta cử hành lễ mừng Chúa Giê-su về trời, sự kiện này diễn ra 40 ngày sau Phục Sinh. Chúng ta suy ngẫm về việc Đức Giê-su Người rời bỏ trái đất này và đi vào một nơi đầy ánh vinh quang của Thiên Chúa, cùng mang theo bản tính nhân loại của Người. Như vậy xác phàm của nhân loại chúng ta lần đầu tiên được vào nước Thiên đàng. Tin Mừng theo thánh Luca cho thấy phản ứng của các tông đồ trước khi Chúa Giê-su “rời khỏi họ và được cất lên trời.”
Trong các ông chẳng có sự buồn phiền hay bấn loạn, nhưng các ông đã “tôn kính người và trở về  Jerusalem trong niềm hân hoan tưng bừng.”
Đây là sự trở lại của những con người không còn sợ hãi cái thành phố đã từng chối bỏ Thầy mình, của những con người đã chứng kiến sự phản bội của Juda và của Phê-rô người đã chối Thầy, sự tan rã của các môn đệ, và bạo lực của một thế quyền đã cảm thấy bị đe dọa.
Từ hôm đó, đối với các tông đồ và với mỗi môn đệ của Đức Ki-tô, họ có thể sống ở Jerusalem và trong mọi thành thị trên thế giới, ngay cả ở những nơi được coi là bất công và bạo lực nhất, bởi vì ở bầu trời bên trên mỗi thành thị đều là Thiên Đàng, và mỗi con người đều có thể hướng mắt lên với niềm hy vọng.
Thiên Chúa là con người thật và thân xác của Người đang ở trên thiên đàng, và đây là niềm hy vọng của chúng ta, đó là cái neo tàu cho chúng ta đang ở trên đó [trên thiên đàng] và chúng ta phải xác tín mạnh mẽ vào niềm hy vọng này nếu chúng ta hướng trông về thiên đàng. Trên thiên quốc là nơi cư ngụ của Thiên Chúa, Người đã tỏ lộ mình ra quá gần gũi với chúng ta đến nỗi Người mang một khuôn mặt của con người, đó là Giê-su Nazareth.
Người là vĩnh hằng; Người là Thiên Chúa-ở cùng-chúng ta.
Chúng ta hãy ghi nhớ điều này, Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa-ở cùng-chúng ta! Và Người không để chúng ta cô đơn. Chúng ta có thể nhìn tới để ghi nhớ tương lai đang nằm phía trước mặt chúng ta. Sự Thăng thiên của Chúa Giê-su, Đấng bị đóng đinh Đã Sống Lại, là lời hứa ban phần tham dự của chúng ta trong cuộc sống vĩnh hằng, cùng với Thiên Chúa.
Trước khi rời khỏi những người bạn của mình, Đức Giê-su đã nhắc lại biến cố cái chết của Người và sự phục sinh, Người nói rằng, “Anh em đã chứng kiến tất cả những điều này.” Nghĩa là các tông đồ, các môn đệ đã là những chứng nhân cho cái chết và sự phục sinh của Đức Ki-tô và hôm nay, là chứng nhân cho việc Lên Trời của Đức Ki-tô.
Và quả đúng như vậy, sau khi được nhìn thấy Thiên Chúa của mình bay về trời, các tông đồ trở lại thành phố như những chứng nhân và loan báo tin vui cho mọi người về một sự sống mới đã sinh ra từ Đấng Bị Đóng Đinh và Đã Sống Lại, và nhân danh Người “sự sám hối để tìm được sự tha thứ tội lỗi phải được rao truyền vì danh Người cho mọi dân tộc.”
Đây là lời chứng — không phải chỉ bằng lời nói nhưng còn bằng cả đời sống hàng ngày — rằng mỗi Chúa nhật không chỉ là đi nhà thờ nhưng trong suốt tuần lễ còn là về nhà, vào văn phòng, trường học, nơi hội họp và giải trí, vào bệnh viện, nhà tù, nhà dưỡng lão, những nơi chật cứng người tị nạn, những khu ngoại vi thành phố.
Đây là lời chứng chúng ta phải thực hành mỗi tuần: “Đức Ki-tô ở với chúng ta. Đức Giê-su đã về trời, nhưng Người vẫn ở giữa chúng ta. D(ức Ki-tô hằng sống.”
Chúa Giê-su đã bảo đảm với chúng ta rằng bằng lời tuyên xưng và lời chứng này chúng ta sẽ “được khoác tấm áo quyền năng từ trên cao,” và đó là quyền năng của Chúa Thánh Thần. Có một sự huyền bí trong sứ mệnh này: sự hiện diện thực sự của Chúa Ki-tô Phục sinh giữa chúng ta, Người cùng với ơn sủng của Thánh Thần tiếp tục khai lòng mở trí cho chúng ta, để chúng ta tuyên xưng tình yêu và lòng thương xót của Người, trong những môi trường đầy những thù nghịch của thành phố chúng ta.
Chúa Thánh Thần là nghệ nhân thực thụ tạo ra những chứng thực phong phú mà Giáo Hội và mỗi người lãnh nhận bí tích rửa tội mang lại cho thế giới.
Vì thế chúng ta không bao giờ có thể không ca tụng Thiên Chúa trong lời kinh nguyện của mình và khẩn cầu ơn sủng của Chúa Thánh Thần. Tuần này sẽ dẫn chúng ta tiếp đến Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta hãy cùng hiệp thông với Roma, cùng với Mẹ Maria Đồng Trinh, nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Bây giờ chúng ta làm điều này cũng trong tinh thần hiệp thông với các tín hữu đang tập họp tại thành Pompeii để cầu nguyện theo nghi thức truyền thống.
[Regina Caeli]
Thưa anh chị em rất thân mến, hôm nay là kỷ niệm lần thứ 50 ngày Quốc tế Truyền thông, được thành lập bởi Công đồng Vatican II. Quả thật, các vị tiền nhân của công đồng, phản ánh Giáo hội trong thế giới hiện đại, đã hiểu được sự quan trọng bức thiết của truyền thông, qua đó có thể “xây những chiếc cầu nối giữa các cá nhân trong gia đình, nhóm xã hội và các dân tộc. Điều này là hoàn toàn có thể thực hiện được trong cả thế giới  thực tế và thế giới kỹ thuật số.”
Tôi xin gửi đến những anh chị em đang hoạt động trong lĩnh vực truyền thông lời chào thân ái nhất, và tôi hy vọng rằng cách truyền thông trong Giáo hội của chúng ta luôn thể hiện việc rao truyền lời Chúa, một cách thức hợp nhất chân lý và lòng thương xót.
Cha xin gửi lời chào thăm đến tất cả mọi người, mọi tín hữu tại Roma và các vị hành hương đến từ Ý và nhiều quốc gia khác, cách riêng với các tín hữu Ba lan đến từ Warsaw, Lowicz và Ostroda; dàn hợp xướng Vienna; nhóm anh chị em Ireland, nhóm Những người bạn của Đức ông O’Flaherty; những học sinh đến từ trường Corderius ; và Katholische Akademische Verbindung ‘Capitolina.’
Cha chào thăm các thành viên của nhóm March for Life (Diễn hành vì Sự sống) , các bạn bè của Obra Don Folci, Tiểu chủng viện Pio X, và tổ chức Hướng đạo sinh Châu Âu thuộc Tây Roma và Nam Roma, và các tân tòng của Giáo Phận Genoa. Người Genoa nói rất to!
Hôm nay trên nhiều quốc gia kỷ niệm ngày của Mẹ. Chúng ta hồi tưởng lại với lòng biết ơn và trìu mến tất cả những người Mẹ, những người có mặt tại Quảng trường hôm nay, những người Mẹ của chúng ta, những người còn đang sống với chúng ta và những người đã về quê trời. Chúng ta hãy phó dâng các ngài cho Mẹ Maria, Mẹ của Chúa Giê-su, và chúng ta hãy đọc một kinh Kính Mừng dành cho tất cả các ngài.
[Đọc kinh Kính mừng]
Cha xin chúc tất cả chúng ta một ngày Chúa nhật tốt đẹp và, xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc tất cả một bữa trưa ngon miệng và hẹn gặp lại!
[Dịch bởi ZENIT]

[Nguồn: https://zenit.org]

[Dịch từ phiên bản tiếng Anh: TRI KHOAN 09/05/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét