Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2016

Đức Thánh Cha dâng Lễ cho các tín hữu đã qua đời ngày Lễ các Linh Hồn

Đức Thánh Cha dâng Lễ cho các tín hữu đã qua đời ngày Lễ Các Linh Hồn

“Và nỗi buồn được hòa trộn với hy vọng”
3tháng 11, 2016
SS. Papa Francesco - Santa Messa Cimitero Prima Porta02-11-2016@Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Đức Thánh Cha Phanxico tối thứ Tư đã đến nghĩa trang Prima Porta của Roma, tại đây ngài dâng Lễ cho Các Linh hồn. Đến nghĩa trang ngài vào viếng khu di cốt và đặt hoa tại nhiều mộ, và cầu nguyện thầm.
Nghĩa trang Flaminio Cemetery ở Prima Porta, nơi Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ Các Linh hồn, là nghĩa trang lớn nhất ở Roma. Sau lễ, trên đường về Vatican, Đức Thánh Cha Phanxico đã đến viếng Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô để cầu nguyện riêng cho những vị tiền nhiệm của ngài trên ngai tòa Phê-rô.
Theo đài phát thanh Vatican, ngài cầu nguyện trong Hầm mồ Vatican tối thứ Tư, hang ở dưới Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô. Hầm mồ có mộ của các vua, nữ hoàng và giáo hoàng từ thế kỷ thứ X.
Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện riêng tại mộ cho các vị tiền nhiệm của ngài trong thế kỷ XX: Benedict XV, Pi-ô XI, Pi-ô XII, Chân phước Phao-lô VI, Gioan Phao-lô I.
Trong bài giảng Lễ tại nghĩa trang, ngài giảng ứng khẩu, Đức Thánh Cha đưa ra suy tư về những lời của ông Gióp:
Dưới đây là  bản dịch của ZENIT bài giảng của Đức Thánh Cha:
Ông Gióp ở trong bóng tối. Quả thật ông đang bước đến cửa tử. Và, ngay lúc đau thương, đau khổ, và phải chịu đựng nhiều nhất, Gióp vẫn tuyên xưng hy vọng: “Tôi biết rằng Đấng bênh vực tôi vẫn sống, và sau cùng, Người sẽ đứng lên trên cõi đất. Chính tôi sẽ được ngắm nhìn Người, Đấng mắt tôi nhìn thấy không phải người xa lạ. Lòng tôi những tha thiết mong chờ” (Job 19:25.27). Ngày tưởng nhớ những người qua đời mang hai ý nghĩa. Ý nghĩa đau buồn: nghĩa trang là rất buồn, nó nhắc chúng ta nhớ về những người thân yêu đã ra đi, nó cũng nhắc chúng ta nhớ về tương lai, về cái chết, nhưng trong nỗi buồn này, chúng ta mang theo những cánh hoa, tượng trưng của hy vọng, cha thậm chí có thể nói rằng đó là một sự mừng vui, nhưng là về sau này, không phải bây giờ. Và nỗi buồn được hòa trộn với hy vọng. Và đây là điều tất cả chúng ta cảm nhận được hôm nay trong lễ mừng này: ký ức về những người thân yêu, trước cái chết của họ vẫn còn đó, và hy vọng.
Nhưng chúng ta cũng cảm thấy rằng sự hy vọng này giúp chúng ta, vì cả chúng ta cũng sẽ phải bước vào con đường ấy. Tất cả chúng ta sẽ đi vào con đường này sớm hoặc muộn, tất cả chúng ta sẽ phải bước vào nó, với nỗi sầu khổ ít hơn hoặc nhiều hơn, nhưng tất cả chúng ta, nhưng cũng sẽ cùng với bông hoa hy vọng, với nguồn sống ở bên kia. Sự hy vọng phục sinh không làm chúng ta thất vọng.
Và người đầu tiên bước vào con đường này là Chúa Giê-su. Chúng ta sẽ đi vào con đường Ngài đã đi. Và người mở cánh cửa cho chúng ta vào là chính Ngài, là Đức Giê-su: với thập giá của Ngài, Ngài mở cho chúng ta cánh cửa hy vọng; Ngài mở cánh cửa cho chúng ta đi vào nơi chúng ta sẽ hưởng nhan Chúa. “Tôi biết rằng Đấng Cứu độ tôi đang sống, và cuối cùng Người sẽ đứng trên trái đất … và tôi nhìn thấy Thiên Chúa … và đôi mắt tôi sẽ nhìn thấy chứ không phải người khác.”
Hôm nay chúng ta về nhà với hai sự ghi nhớ: ghi nhớ về quá khứ về những người thân yêu của chúng ta đã ra đi, và ghi nhớ về tương lai của con đường chúng ta sẽ bước đi – chắc chắn như vậy, sự an toàn; sự chắc chắn đó được bảo đảm từ lời của Chúa Giê-su: “Tôi sẽ cho họ sống lại ngày sau hết” (Ga 6:40)
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [Bản dịch của ZENIT]
Đức Thánh Cha dâng Lễ cho các tín hữu đã qua đời ngày Lễ Cầu Hồn

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/11/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét