Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày

TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày

‘Chúa Giê-su cho chúng ta khả năng được tự do bất kể những khiếm khuyết về bệnh tật và những giới hạn’
9 tháng 11, 2016
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi tiếp kiến sáng nay tại Quảng trường Thánh phê-rô.
__
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Đời sống của Chúa Giê-su, đặc biệt trong ba năm sứ vụ công khai của Ngài, là những sự gặp gỡ không ngừng với mọi người. Trong số họ, người bệnh có một vị trí đặc biệt. Không biết bao nhiêu trang Tin mừng nói về những lần gặp gỡ này! Người bại liệt, người mù, người phong cùi, người bị quỷ ám, người động kinh, và không biết bao nhiêu người bệnh đủ loại … Chúa Giê-su đã đến gần với mỗi người, và Ngài chữa lành họ bằng sự hiện diện của Ngài và quyền năng của sức mạnh chữa lành của Ngài. Vì thế, trong các mối phúc thương người, thăm viếng và giúp đỡ người bệnh là không thể thiếu.
Cùng với điều này, chúng ta có thể đưa vào mối phúc gần gũi với những người đang trong tù. Quả thật, người bệnh và người trong tù sống trong một điều kiện bị giới hạn tự do. Thực tế khi bị thiếu tự do thì chúng ta mới nhận ra nó giá trị biết bao! Chúa Giê-su cho chúng ta khả năng được tự do bất kể những khiếm khuyết về bệnh tật và về những giới hạn. Ngài cho chúng ta sự tự do đến từ sự gặp gỡ của chúng ta với Ngài và từ sự nhận thức mới mà sự gặp gỡ này dẫn đưa chúng ta đến với hoàn cảnh riêng của chúng ta.
Bằng những mối phúc thương xót này, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với một hành động nhân văn vĩ đại: chia sẻ. Chúng ta hãy nhớ từ này: chia sẻ. Người bệnh thường cảm thấy cô đơn. Chúng ta không thể giấu giếm sự thật này rằng, đặc biệt trong thời đại của chúng ta, trên giường bệnh, người ta mới có một trải nghiệm sâu sắc hơn về sự cô đơn chạy qua suốt một phần lớn đời người. Một sự thăm viếng có thể làm cho người bệnh cảm thấy bớt cô đơn và một chút có tình bạn bè và là một liều thuốc tối ưu! Một nụ cười, một cái xoa bóp, một cái bắt tay là những cử chỉ đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng với những người cảm thấy bị bỏ rơi. Có bao nhiêu người dành thời gian đến thăm người bệnh ở trong các bệnh viện và tại nhà! Đó là công việc vô giá của những tình nguyện viên. Khi điều đó được làm nhân danh Chúa, thì nó trở thành một cách thế thể hiện lòng thương xót hùng hồn và hiệu quả. Chúng ta đừng để người bệnh cô đơn! Chúng ta đừng cản trở họ tìm được sự khuây khỏa, và đừng ngăn cản chúng ta được nên phong phú hơn qua sự gần gũi với những người đau hổ. Bệnh viện đích thực là “những giáo đường đau khổ,” tuy nhiên, nơi đây sức mạnh của lòng bác ái được thể hiện sáng tỏ giúp duy trì và cảm nhận lòng thương xót.
Cũng như vậy, cha cũng nghĩ đến những người trong tù. Chúa Giê-su cũng không quên họ. Bằng cách đưa việc thăm viếng người tù vào trong các mối phúc của lòng thương xót, Ngài muốn mời gọi chúng ta, trước hết, hãy đừng là quan tòa của bất cứ ai. Dĩ nhiên, nếu một người phải vào tù tức là anh ta đã phạm tội, anh ta đã không tôn trọng pháp luật và sự cùng chung sống của mọi người. Vì thế, anh ta đang phải nếm sự trừng phạt trong nhà tù. Nhưng, bất kể một tù nhân đã làm những gì, thì anh ta vẫn luôn được Thiên Chúa yêu thương. Ai có thể bước sâu vào lương tâm của người đó để hiểu anh ta cảm thấy thế nào? Ai có thể hiểu được sự đau khổ và sự hối hận? Thật vô cùng dễ dàng để rửa tay của chúng ta khi khẳng định rằng anh ta có tội. Thay vì vậy, một người Ki-tô hữu được kêu gọi để quan tâm đến anh ta, để một người đã phạm tội hiểu được tội lỗi anh ta đã làm và quay trở lại với chính con người anh ta. Chẳng nghi ngờ gì, thiếu tự do là một trong những tình trạng thiếu thốn lớn nhất cho con người. Nếu cộng thêm với việc này là sự giảm sút tính nhân đạo mà những con người này đang phải sống, thì thực sự đây là trường hợp người Ki-tô hữu cảm thấy được thúc đẩy để làm cách nào đó tốt nhất để lấy lại cho họ phẩm giá.
Thăm người trong tù là một mối phúc thương xót, đặc biệt ngày nay, nó mang lấy một giá trị đặc biệt vì những hình thức khác nhau của chủ nghĩa trung ương điều khiển mà chúng ta là đối tượng phải chịu. Vì thế, không ai được chỉ ngón tay vào người khác. Thay vào đó tất cả chúng ta phải trả lại cho bản thân chúng ta những khí cụ của lòng thương xót, bằng những thái độ chia sẻ và tôn trọng. Cha tự hỏi là điều gì đã khiến họ phải phạm tội và làm sao họ lại có thể đầu hàng trước nhiều hình thức tội lỗi khác nhau. Tuy nhiên, cộng tất cả những suy nghĩ này lại với nhau, cha cảm thấy tất cả họ đang thiếu thốn sự gần gũi và lòng nhân hậu, vì thế lòng thương xót của Chúa sẽ làm nên những điều kỳ diệu. Cha đã nhìn thấy không biết bao nhiêu nước mắt rơi xuống trên má của những tù nhân, những người có lẽ chưa bao giờ khóc trong đời họ; và điều này chỉ vì họ cảm thấy được đón nhận và được yêu.
Và chúng ta cũng đừng quên rằng Chúa Giê-su và các Tông đồ cũng trải qua tù đày. Trong trình thuật cuộc Thương khó chúng ta biết về những đau khổ mà Thiên Chúa phải gánh chịu: bị bắt, bị lôi đi như một kẻ tội đồ, bị chế nhạo, bị trừng phạt, bị đội mão gai … Người, là Đấng Duy Nhất Vô tội! Và Thánh Phê-rô và thánh Phaolo cũng bị tù (Cv 12:5; Phl 1:12-17). Chúa nhật vừa rồi là Năm Thánh của Tù nhân – vào buổi chiều, một nhóm các tù nhân từ Padua đến gặp cha. Cha hỏi họ sẽ làm gì ngày hôm sau, trước khi trở về Padua. Họ nói với cha: “Chúng con sẽ đến nhà tù Mamertine để chia sẻ trải nghiệm với Thánh Phaolo.” Nghe thật dễ thương làm sao, và nó làm cha thật vui. Và cũng trong đó, trong nhà tù, họ đã cầu nguyện và rao giảng Phúc âm. Thật cảm động là trang trong sách Công vụ Tông đồ kể chuyện ở trong tù của Thánh Phaolo; ngài cảm thấy cô đơn và muốn một trong các người bạn đến thăm ngài (2 Ti-mô-thê 4:9-15). Ngài cảm thấy cô đơn vì đại đa số đã rời bỏ ngài một mình … Phaolo vĩ đại.
Những mối phúc thương xót này, như chúng ta đều biết, là rất cổ xưa và luôn hợp thời. Chúa Giê-su đã bỏ lại những việc đang làm và đến thăm nhạc mẫu của Thánh Phê-rô; một mối phúc thương xót xa xưa. Chúa Giê-su đã làm điều đó. Chúng ta đừng rơi vào tính thờ ơ, nhưng chúng ta hãy trở thành những khí cụ của Thiên Chúa và việc này sẽ làm cho chúng ta nhiều điều tốt lành hơn nhiều việc khác vì lòng thương xót được truyền qua bằng một hành động, một lời nói, một sự thăm viếng và lòng thương xót này là một hành động phục hồi lại niềm vui và phẩm giá cho người đã bị mất nó.

[Văn bản gốc: Tiến Ý] [Bản dịch tiếng Anh của]

Tiếng Ý
Anh chị em hành hương nói tiếng Ý thân mến: xin chào mừng! Cha xin chào các Cha Dòng Năm Dấu Thánh đang mừng kỷ niệm 200 năm thành lập và các Nữ tu Dòng Thánh Ca-tê-rin thành Siena. Cha xin chào nhóm Caritas từ Livorno; các bạn trẻ bị Hội chứng Rett; các sinh viên và đặc biệt các anh em từ học viện Severi-Guerrisi, cùng đi theo có Đức Cha Oppido Mamertina-Palmi, Đức ông Francesco Milito, và các quân nhân “Reoas” Trung Đoàn Ba Viterbo. Nguyện xin cho việc đi qua Cửa Thánh nhắc mỗi người chúng ta nhớ rằng chỉ qua Chúa Giê-su thì chúng ta mới có thể đi vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa Cha, Người đón nhận và tha thứ tất cả.
Một lời chào đặc biệt gửi tới các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi uyên ương mới cưới. Hôm nay chúng ta mừng Cung hiến Vương Cung Thánh Đường La-tê-ra-nô, thánh đường của Roma. Các bạn trẻ, hãy cầu nguyện cho người kế nhiệm Thánh Phê-rô, để ngài luôn xác quyết anh em trong đức tin; anh chị em bệnh nhân thân yêu, hãy cảm nhận sự gần gũi của giáo hoàng trong lời cầu nguyện, để đối mặt với những thử thách của bệnh tật; các đôi uyên ương thân yêu, hãy dạy đức tin cho các con cái bằng sự đơn giản, nuôi dưỡng nó bằng tình yêu dành cho Giáo hội và cho những vị mục tử của Giáo hội.

[Bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/11/2016]

TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày

TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét