Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

'Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương là thực’ - Bà Meg Taylor

'Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương là thực’ - Bà Meg Taylor

Dame Meg Taylor, Secretary General of the Pacific Islands Forum Secretariat, speaks at the 16-nation Pacific Islands Forum (PIF) opening in the Micronesian capital Palikir on September 8, 2016 - AFP
Bà Meg Taylor, Tổng thư ký của Bộ phận Hành chính Diễn Đàn của Các Đảo Thái Bình Dương, phát biểu tại Diễn Đàn 16 Quốc Gia Đảo Thái Bình Dương (PIF) diễn ra tại thủ đô Palikir của Liên Bang Micronesia ngày 8 tháng 9, 2016 - AFP
18/01/2017 16:51
(Vatican Radio) "Ảnh hưởng của biến đổi khi hậu trên Thái Bình Dương là thật. Nó không còn là điều sẽ xảy ra; nó đang xảy ra."
Đó là đánh giá của Bà Meg Taylor, Tổng Thư Ký của Bộ Phận Hành Chính Diễn Đàn Các đảo Thái Bình Dương, một tổ chức liên chính phủ thúc đẩy sự hợp tác giữa các chính phủ độc lập trên Thái Bình Dương.
Hôm thứ Tư, Liên Hiệp Quốc công bố rằng tổ chức đã đóng góp $500 triệu cho Quỹ Khí Hậu Xanh của Liên Hiệp Quốc, quỹ được thành lập để giúp các quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Trong một phỏng vấn với Devin Watkins, Bà Taylor nói rằng bất kỳ điểm nào trong Hiệp Ước Khí Hậu COP 21 Paris đều có thể có “một ảnh hưởng nghiêm trọng đến Thái Bình Dương” và “là một thảm họa cho chúng ta.”
Bà Taylor nói các nhà lãnh đạo của các quốc gia Thái Bình Dương đóng “một vai trò nổi bật trong hoạt động với các chính phủ ở Châu Âu và Hoa Kỳ để bảo đảm rằng Hiệp Ước COP 21 Paris đi vào thực hiện.”

Thời tiết khắc nghiệt và GDP
Bà giải thích rằng biến đổi khí hậu ở Thái Bình Dương đồng nghĩa với sự xấu đi của những mẫu thời tiết khắc nghiệt, đặc biệt lốc xoáy.
“Sau trận lốc xoáy Category 5 lớn của năm ngoái tấn công vào Fiji và những mất mát của đất nước và năm trước đó cơn lốc xoáy Pam tấn công vào Vanuatu, chuyện gì xảy ra nói theo thuật ngữ mất GDP? Vanuatu mất 64% GDP. Fiji mất khoảng 20%. Samoa cũng bị một cơn sóng thần và mất 30% GDP."
Bà nói rằng, bất kể việc phải đối mặt với những mất mát này, “điều làm tôi kinh ngạc về người dân ở đây và giới lãnh đạo là sự quyết tâm tồn tại và sự linh hoạt của người dân, và tôi nghĩ đó là những gì chúng ta phải hoạt động và xây dựng."

Không chỉ GDP, nhưng là mạng sống con người
Bà Taylor nói rằng những người từ các vùng khác trên thế giới thường hỏi bà, “Dân số các đảo của bà là bao nhiêu?”
"Việc có 3 người, 30 người hay 300 người không phải là vấn đề; tất cả đều như nhau. Họ là những con người sống trên các đảo là nhà của họ."
Bà nói rằng Thái Bình Dương chiếm 98% bề mặt Trái đất. “Vâng, nó không phải là vùng đất, nó là nước. Nhưng đó là những chính phủ trên đại dương … Đây là những nguồn tài nguyện trong các đại dương, không chỉ có cá, nhưng là những nguồn tài nguyên dưới lòng đại dương: hệ sinh thái của những tài nguyên này, chúng rất quan trọng cho nhân loại.”
"Những người sống trên các hòn đảo đó là những người chăm sóc, họ rất quan trọng. Họ đóng góp vào những phương kế sinh nhai của người khác.”

Cầu nguyện trước các buổi họp
Trong một lưu ý về văn hóa, bà Taylor nói rằng trong vùng Thái Bình dương không có bữa ăn nào, không có buổi họp, hay bất kỳ cuộc gặp gỡ nào của con người lại không bắt đầu bằng một thời gian cầu nguyện ngắn xin hướng dẫn.
“Trong nhiều xã hội của chúng ta, điều đó đặt trên nền tảng truyền thống, xin lộc của Đấng Tạo hóa trợ giúp cho cuộc đối thoại mang lại được cách giải quyết tốt.”
Bất kể có rất nhiều tín ngưỡng ở nơi bà làm việc, bà Taylor nói, “Bạn có thể xin một khoảng thời gian tĩnh lặng, để tâm trí được bình an trở lại … Nó không chỉ là vì lợi ích của nó, nhưng thực sự là để xin sự hướng dẫn của Thiên Chúa.”

(Devin Sean Watkins)

[Nguồn:radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/01/2017]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét