Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Phỏng vấn với linh mục cho thấy những góc thật của người Công giáo ở Nga

Phỏng vấn với linh mục cho thấy những góc thật của người Công giáo ở Nga

14 tháng Bảy, 2017

Phỏng vấn với linh mục cho thấy những góc thật của người Công giáo ở Nga
Evgenya Novozhenina | Sputnik

"Sự hiện diện của người Công giáo không phải là một thực tại vừa được tạo nên gần đây do sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản,” cha José Mariá Vegas nói, cha thuộc dòng Truyền giáo Trái tim Vô nhiễm Mẹ Maria.

Nước Nga thuộc Chính thống giáo, nhưng có hơn 250 giáo xứ Công giáo trên khắp lãnh thổ mênh mông của quốc gia. Cho dù có sự ghen tị và những cáo buộc về sự cải đạo, những mối quan hệ giữa Chính thống giáo và Công giáo đang cải thiện. Chúng tôi phỏng vấn Cha José María Vegas, CMF, ngài đã ở đất nước này trên 20 năm. Cha giải thích cho chúng tôi lý do tại sao một số người Chính thống Nga bị cuốn hút đến với phụng vụ và những truyền thống của Công giáo, theo họ là những nghi thức khô khan và cứng nhắc bằng tiếng La-tinh, ngược lại với tinh thần Chính thống phong phú.
Tình hình của người Công giáo ở Nga như thế nào?
Giáo hội Công giáo luôn hiện diện như một nhóm tôn giáo thiểu số. Nhưng điều phải nhấn mạnh sau đây là rất quan trọng: sự hiện diện của người Công giáo không phải là một thực tại vừa được tạo nên gần đây do sự sụp đổ của chủ nghĩa Cộng sản. Giáo hội Công giáo đã luôn luôn hiện diện ở Nga, bởi những nhóm thiểu số các dân tộc theo truyền thống Công giáo: Ba lan, Lithuania, Belarusia, Ukraina, Đức ...
Từ khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ, Giáo hội đã và đang phát triển đều đặn.
Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản, nhiệm vụ đầu tiên của chúng tôi là tìm cách tái kiến thiết những cấu trúc Công giáo (các giáo xứ, các giáo phận, chủng viện) đã có từ trước cuộc cách mạng, và sau cách mạng đã bị phá hủy (chỉ có vài trường hợp ngoại lệ); và các nhóm tín hữu tản mác khắp nơi trong vùng lãnh thổ mênh mông này để giữ đức tin, cho dù có khó khăn tới đâu.
Ngày nay, sự hiện diện của người Công giáo tiếp tục phần lớn gồm những nhóm thiểu số các dân tộc Công giáo, mặc dù thực tế có một tỷ lệ phần trăm khá lớn người Công giáo ngày nay là người Nga không thuộc các nhóm thiểu số đó, và là những người chọn đức tin Công giáo một cách tự do.
Vì vậy chúng tôi vẫn còn là nhóm thiểu số, tức là về con số thì chẳng đáng kể lắm, cho dù có sự hiện diện đáng chú ý của hơn 250 giáo xứ và 4 giáo phận (hai giáo phận thuộc khu vực Châu Âu: Moscow và Saratov; và hai trong vùng Siberia: Novosibirsk và Irkutsk). Có một chủng viện liên giáo phận ở Saint Petersburg, đã đào tạo được mấy chục linh mục trong suốt 25 năm qua. Một cách thể hiện quan trọng cho sự hiện diện của Công giáo được gắn liền với công tác xã hội của Caritas và những tổ chức Công giáo khác, và một số nhà xuất bản dịch văn chương Công giáo sang tiếng Nga — họ cũng đã bắt đầu đưa ra một lượng nhỏ sách Công giáo của riêng họ.
Trạng thái tâm lý của người Nga đón nhận tinh thần Công giáo như thế nào, với những nghi lễ và truyền thống riêng?
Người Nga, đa phần là người Chính thống giáo, xem phụng vụ La-tinh và Roma (với họ là cứng nhắc và khô khan) như là những đặc điểm riêng biệt của Công giáo. Vì thế, sự thật là ngày nay đối với nhiều người họ,  phụng vụ được cử hành bằng tiếng Nga gây ra sự lo lắng và là một dấu hiệu của việc cải đạo về phía người Công giáo (thực ra nó cũng không phải là vấn đề).
Nhưng thật sự cũng có một số người Nga cảm thấy bị cuốn hút bởi tinh thần Công giáo, cũng như bởi phụng vụ và các truyền thống, vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ, việc cử hành phụng vụ bằng tiếng Nga — và vì thế, họ có thể hiểu những gì đang được nói và thực hiện, Lời Chúa — là cuốn hút đối với nhiều người họ. Cũng vậy, có nhiều con đường thực hành thiêng liêng khác nhau, một số đặc biệt dành cho giáo dân, cũng là điểm thu hút một số họ. Chúng ta phải nhớ rằng theo tinh thần Chính thống giáo, gồm nhiều giá trị lớn, căn bản được cấu trúc theo đời sống đan viện, và vì vậy, khó mà áp dụng được cho những người sống ở ngoài đời thường. Họ cũng đánh giá ở mức độ cao hơn việc chuẩn bị thần học và tính tự chủ cao hơn mà giáo dân có thể tìm thấy trong Giáo hội Công giáo.
Dù sao đi nữa, tôi phải nói rằng tất cả những điều này không phải là vấn đề lớn, và nhiều người Chính thống nhìn Công giáo qua lăng kính của những thiên kiến về lịch sử.
Đức Mẹ Đồng trinh Kazan đại diện cho điều gì đối với một người Công giáo Nga?
Đức Mẹ Đồng trinh Kazan là một ảnh thánh có nguồn gốc từ chính thành phố đó, mặc dù bức ảnh gốc ngày nay đang được giữ ở Saint Petersburg. Ở Nga, linh tu liên quan đến những ảnh thánh có truyền thống rất vững chắc, và điều này cũng ảnh hưởng đến nhiều người Công giáo. Với một người Công giáo Nga, Đức Mẹ Đồng trinh Kazan là một bức ảnh khơi gợi lên lòng sùng kính, cũng như những ảnh khác (chẳng hạn ảnh Vladimirskaya [một ảnh Đức Mẹ nổi tiếng – ghi chú của người dịch (bản tiếng Anh)]) hoặc những hình ảnh Công giáo khác. Nhưng nó không có gì đặc biệt quan trọng lắm đối với những ảnh tôn giáo khác.
Tình hình đối thoại liên tôn và đại kết có tốt không?
Hiện tại, những mối quan hệ giữa người Công giáo và Chính thống đã dịu xuống và cải thiện đáng kể. Sự căng thẳng trong những năm đầu khi phục hồi lại những cấu trúc của Công giáo ở Nga đã giảm xuống rất nhiều, và những cáo buộc về việc cải đạo đã gần như biến mất. Nói tóm lại, không khí đã tích cực hơn nhiều.
Nhưng điều đó cũng không có nghĩa là trước đây không có những liên lạc và hợp tác tích cực. Thật ra, những căng thẳng vừa được nói đến ở trên hiện diện chủ yếu trong những mối quan hệ cấp cao. Nhưng tại những địa điểm cụ thể (giáo xứ, thành phố v.v..) tình hình còn tùy, và bây giờ vẫn còn tùy thuộc, chủ yếu vào những người hoạt động ở đó. Ở nhiều nơi, các mối quan hệ rất tốt, thân thiện, và huynh đệ; ở một số nơi khác, vẫn còn có các vấn đề.
Ở Saint Petersburg, đặc biệt ở chủng viện, có những mối quan hệ rất tốt với chủng việc của Chính thống giáo, và một số linh mục của Chính thống giáo và giáo dân hợp tác với chủng việc của chúng tôi bằng việc dạy các lớp học, hay bằng những cách khác. Caritas là một nơi có sự hợp tác rất mạnh, vì nhiều nhân viên và thiện nguyện viên là người Chính thống.
Còn nhiều việc phải làm, và chúng tôi cần phải củng cố thêm những liên hệ, nhưng không khí hôm nay đã tốt hơn, tích cực hơn. Rõ ràng, cuộc gặp gỡ của Đức Kirill với Đức Phanxico ở Havana đã giúp cải thiện không khí này, mặc dù trước cuộc gặp gỡ đó chúng tôi đã cảm nhận được luồng gió thay đổi (một sự thay đổi chắc chắn đã làm cho cuộc gặp gỡ này được tiến hành).
Còn điều gì vẫn làm cho ngạc nhiên về nước Nga, không tính đến thời gian cha sống ở đây?
Tôi đã ở nước Nga 21 năm, cho nên tôi đã có thời gian làm quen với hầu như mọi thứ. Tôi vẫn tiếp tục thấy rất khó khăn thích ứng được với bộ máy quan liêu của Nga vô cùng nặng nề, nó thay đổi những quy định khá thường xuyên. Nhưng cho dù bị vấn đề này, mọi việc đã cải thiện rất lớn trong vài năm gần đây.

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/07/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét