Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn người gieo hạt

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn người gieo hạt

“Tâm hồn chúng ta là mảnh đất mà hạt giống Lời Chúa rơi vào” Nó có thể “tốt” hoặc “khô cằn, không để đâm rễ”
16 tháng Bảy, 2017
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Dụ ngôn người gieo hạt
Thêm chú thích
Angelus / Foto: Francesco Sforza - © PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau khi đọc Kinh Truyền tin với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* *  *
Trước Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Khi Chúa Giê-su nói Người dùng ngôn ngữ đơn giản đồng thời sử dụng những hình ảnh lấy từ những ví dụ của cuộc sống hàng ngày, để mọi người có thể dễ dàng hiểu được. Vì thế, họ lắng nghe Người thật chăm chú và hiểu rõ được thông điệp của Người, thông điệp đó đi thẳng vào tâm hồn của họ: và nó không phải là loại ngôn ngữ phức tạp quá khó hiểu, như những ngôn ngữ được các Luật sĩ thời đó sử dụng, nó không dễ hiểu và đầy sự cứng nhắc và xa cách với người dân. Và bằng ngôn ngữ này Chúa Giê-su đã làm cho mọi người hiểu được mầu nhiệm của Vương quốc Thiên Chúa, đó không phải là một thần học cao siêu. Và một ví dụ trong đó là Tin mừng hôm nay mang đến: dụ ngôn người gieo hạt.
Chúa Giê-su là người gieo hạt, chúng ta lưu ý điều đó. Với hình ảnh này, Ngài trình bày bản thân không phải là một người áp đặt, nhưng đề nghị; Ngài không thu hút chúng ta bằng cách chế ngự chúng ta, nhưng bằng cách cho đi bản thân: Ngài gieo hạt giống, Ngài gieo rắc Lời của Người bằng sự kiên nhẫn và quảng đại, đó không phải là một cái cũi hay cái bẫy, nhưng là một hạt giống có thể trổ sinh hoa trái. Và nó có thể trổ sinh hoa trái như thế nào? Nếu chúng ta đón nhận nó. Vì vậy, chúng ta phải đặc biệt quan tâm đến dụ ngôn này: thật ra dụ ngôn nói nhiều về các loại đất hơn là người gieo hạt. Chúa Giê-su, có thể nói như vầy, thực hiện một “x-quang tâm linh” của tâm hồn chúng ta, đó là mảnh đất trên đó Lời Người rơi vào. Tâm hồn chúng ta, giống như đất, có thể tốt và rồi Lời Chúa trổ sinh hoa trái – và rất nhiều — nhưng nó cũng có thể khô cằn, khó đâm rễ. Điều này xảy ra khi chúng ta nghe Lời Người, nhưng nó lại rơi ra ngoài, quả thật, giống như rơi trên đường: nó không đi vào trong chúng ta.
Giữa đất tốt và đường đi, đường nhựa – nếu chúng ta gieo hạt trên “những đám sỏi cuội” không có gì mọc lên được; tuy nhiên, có hai loại đất, mà theo chừng mực khác, chúng ta có thể có trong tâm hồn mình. Thứ nhất, Chúa Giê-su nói, là đất sỏi đá. Chúng ta hãy cố hình dung: một mảnh đất sỏi đá là nơi “không có nhiều đất” (x. c.5) để hạt giống nảy mầm nhưng lại không thể cắm rễ sâu xuống. Một tâm hồn hời hợt cũng như vậy, nó đón nhận Lời Chúa, muốn cầu nguyện, muốn yêu thương và làm chứng nhân, nhưng lại không kiên trì, mệt mỏi và không bao giờ “cất cánh.” Đó là một tâm hồn không có chiều sâu, nơi có những tảng đá của sự lười biếng lấn át đất tốt , nơi mà tình yêu không chung thủy và chóng qua. Rồi những người chỉ đón nhận Chúa khi nào thấy phù hợp với anh ta thì không trổ sinh hoa trái. Rồi có một chỗ đất cuối cùng, vùng đất gai góc, đầy những bụi gai bóp nghẹt những loài cây tốt lành. Những bụi gai này đại diện cho điều gì? “Những lo lắng sự đời và bả vinh hoa phú quý” (c. 22), Chúa Giê-su giải thích một cách rõ ràng. Các bụi gai là những thói hư tật xấu nghịch lại với Thiên Chúa, chặn đứng sự hiện hữu của Người: trước hết là những ngẫu thần của của cải trần gian, đam mê cuộc sống cho bản thân, muốn sở hữu và tìm quyền lực. Nếu chúng ta gieo cấy những bụi gai này, chúng ta bóp nghẹt sự phát triển của Thiên Chúa trong chúng ta. Mỗi người chúng ta có thể nhận ra được những bụi gai to và nhỏ của mình, những thói hư tật xấu cư ngụ trong tâm hồn mình, những thứ đó nhiều hay ít là những bụi gai không làm hài lòng Thiên Chúa và chặn lối một tâm hồn trong sạch. Chúng phải được nhổ đi, nếu không Lời Chúa không thể trổ sinh hoa trái; hạt giống không thể phát triển.
Anh chị em thân mến, hôm nay Chúa Giê-su mời gọi chúng ta hãy nhìn vào bên trong con người mình: tạ ơn vì những mảnh đất tốt tươi của chúng ta và phải dọn dẹp lại những chỗ đất chưa được tốt. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân chúng ta đã mở rộng cửa để đón nhận những hạt giống của Lời Chúa với đức tin chưa. Chúng ta hãy tự hỏi mình những tảng đá của sự lười biếng có phải vẫn còn nhiều và lớn lên trong chúng ta không; chúng ta hãy phân định và đặt tên cho những bụi gai của các thói hư tật xấu. Chúng ta hãy tìm sự can đảm để dọn dẹp sửa lại thành mảnh đất tốt tươi, một sự sửa đổi tâm hồn của chúng ta, mang đến cho Chúa qua việc xưng tội và lời cầu nguyện những tảng đá và bụi gai của chúng ta. Rồi Chúa Giê-su, người gieo hạt tốt lành, sẽ rất hạnh phúc thực hiện thêm một công việc: thanh tẩy tâm hồn chúng ta, bóc đi những cục đá và cái gai ngăn cản lời Chúa.
Nguyện xin Mẹ Thiên Chúa, Đấng mà hôm nay chúng ta kính nhớ với tước hiệu Mẹ Đồng Trinh Núi Ca-mê-lô Đầy ơn phúc, là người đón nhận Lời Chúa và đưa vào thực hành không ai bằng (x. Lc 8:21), giúp chúng ta thanh tẩy tâm hồn và ôm ghì lấy sự hiện diện của Thiên Chúa.
[Văn bản chính: tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]
[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/07/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét