Đức Thượng phụ Moscow: “Chính trị không được can thiệp vào Đời sống của Giáo hội”
Gặp gỡ giữa Đức Hồng y Parolin và Đức Giám mục Chính tòa Hilarion
22 tháng Tám, 2017
Đức Thánh Cha và Đức Giám mục Chính tòa Hilarion © L'Osservatore Romano
Trong suốt các cuộc đối thoại “những câu hỏi then chốt về những quan hệ song phương giữa Tòa Thượng phụ Moscow và Giáo hội Công giáo Roma được nói đến trong bối cảnh của tình hình quốc tế hiện tại,” một bản tin cho biết.
Liên quan đến tình hình ở Syira, “các bên đồng ý rằng, trước hết, cần phải chấm dứt chủ nghĩa khủng bố trong địa hạt của Syria, và chỉ sau khi có hòa bình trong nước thì tương lai chính trị mới có thể được quyết định.”
Đức Tổng Giám mục Chính tòa Hilarion và Đức Hồng y Parolin cùng “cho biết về tính hữu ích của những bàn bạc giữa Tòa Thượng phụ Moscow và Tòa Thánh về Trung Đông và sự cần thiết phải theo đuổi hợp tác nhân đạo trong vùng này.”
Đức Giám mục Chính tòa Hilarion nhấn mạnh rằng “tình hình thảm kịch của người Ki-tô hữu ở Trung Đông” là “một trong những vấn đề cấp bách nhất.” Tòa Thượng phụ Moscow đang đưa ra mọi nỗ lực có thể được để cung cấp sự cứu trợ nhân đạo cho những người dân đang chịu đau khổ ở Syria,” ngài nói.
Ngài Chủ tịch của Phòng Ngoại vụ của Tòa Thượng phụ Moscow làm nổi bật “vai trò quan trọng của nhóm làm việc chung được thành lập cho mục đích này, đưa các đại diện của Giáo hội Chính thống Nga, Giáo hội Công giáo và các Hệ phái Ki-tô khác, cũng như các đại diện của các cộng đồng Hồi giáo lại với nhau.”
Cuộc xung đột vũ trang ở Ukraine cũng được thảo luận trong suốt cuộc gặp gỡ. Đức Tổng Giám mục Chính tòa “chia sẻ những quan tâm của ngài” liên quan đến cuộc tranh luận tại Hội đồng Tối cao của Ukraine về một dự luật “nhằm đến việc phân biệt đối xử của Giáo hội Chính thống Ukraine, và ngài bày tỏ lòng tri ân với Tòa Thánh vì sự ủng hộ cho vị trí của Tòa Thượng phụ Moscow trong vấn đề này.”
Ngài “cũng cảm thấy tiếc về những trường hợp cá nhân của những công bố mang tính chính trị hóa và hành động gây hấn của các đại diện của người Ukraine gốc Hy lạp-Giáo hội Công giáo ở Ukraine.”
“Cả hai bên cùng bày tỏ quan điểm tin tưởng rằng chính trị không được can thiệp vào đời sống của Giáo hội, và các Giáo hội ở Ukraine được kêu gọi để đóng một vai trong trong việc gìn giữ hòa bình và góp phần giúp cho sự nhận thức hiệp ước dân chính trong nước,” một bài báo cho biết.
Trong suốt buổi họp, cả hai bên “nhấn mạnh đặc biệt đến tầm quan trọng của những mối quan hệ giữa Chính thống giáo và Công giáo của buổi gặp gỡ lịch sử giữa Đức Thượng Phụ Kirill của Moscow và Toàn nước Nga và Đức Giáo hoàng Phanxico ở Havana vào tháng Hai năm 2016 và cuộc rước thánh tích của Thánh Nicholas ở Moscow và tại St. Petersburg từ tháng Năm đến tháng Bảy năm nay.
Để kết luận, hai nhà đối thoại thảo luận về “những triển vọng của hợp tác song phương về các lĩnh vực văn hóa và giáo dục.”
Đức Khâm sứ ở Nga, Đức ông Celestino Migliore; Cố vấn Sứ thần, viên chức của Phòng Quan hệ với các Chính phủ của Phủ Quốc vụ khanh, Đức ông Visvaldas Kulbokas, và ngài Thư ký của Khâm sứ Tòa Thánh tại Nga, Đức ông Erwin Lengyel cùng tháp tùng với Đức Hồng y Parolin.
Ngài Quốc vụ khanh bắt đầu chuyến đi hôm thứ Hai, 21 tháng Tám, trong đó ngài sẽ gặp gỡ Đức Thượng phụ Kirill và Tổng thống Vladimir Putin. Chuyến đi của ngài sẽ kết thúc ngày 24. Đã 18 năm kể từ khi Quốc vụ khanh Tòa Thánh đến Nga. Đánh dấu tầm quan trọng của những cuộc gặp gỡ này, Vatican tuần trước đã công bố những giai đoạn khác nhau.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/08/2017]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét