Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Hồng y Parolin và Bộ trưởng Lavrov, Nga và Vatican cùng nhau chống lại những khủng hoảng toàn cầu

Hồng y Parolin và Bộ trưởng Lavrov, Nga và Vatican cùng nhau chống lại những khủng hoảng toàn cầu

Ngài Quốc vụ khanh gặp gỡ Ngoại trưởng. Quan tâm đến Ki-tô hữu ở Châu Phi và Trung Đông và về những khủng hoảng ở Ukraine và Venezuela. “Đối thoại giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống giáo phải được thúc đẩy.” Ký thỏa thuận du lịch ngoại giao không cần thị thực

Hồng y Parolin và Bộ trưởng Lavrov, Nga và Vatican cùng nhau chống lại những khủng hoảng toàn cầu
Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng y Phê-rô Parolin, và Ngoại trưởng Nga, Sergey Lavrov

Pubblicato il 22/08/2017
Ultima modifica il 22/08/2017 alle ore 17:25
SALVATORE CERNUZIO
ROME
Quan điểm chung của Nga và Vatican về những vấn đề như chống chủ nghĩa khủng bố, thúc đẩy hòa bình, công bằng và gia đình ngày nay là một sự thật quá rõ ràng. Còn nhiều việc cần phải được thực hiện trong mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống giáo, cũng như cần có nhiều nỗ lực hơn nữa trong những cố gắng hợp tác cho các vấn đề khẩn cấp toàn cầu, bắt đầu từ những tình hình thảm kịch của người Ki-tô hữu đang sống ở Châu Phi và Trung Đông, đến những khủng hoảng ở Venezuela và xung đột ở Ukraine. Những lập luận và những lời hứa được đặt lên chiếc bàn gỗ lớn hình chữ nhật mà Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và Đức Hồng y Phê-rô Parolin ngồi đối diện nhau trong ngày thứ hai của chuyến đi đến Moscow của ngài, vây quanh là các máy chụp và máy quay phim và các đại diện của cả hai phái đoàn.
Một cuộc đối thoại hòa bình và gợi nhiều suy nghĩ, kéo dài trên một tiếng rưỡi đồng hồ, khi hai nhân vật cánh tay phải của Tổng thống Putin và Đức Giáo hoàng Phanxico làm nổi bật tại cuộc họp báo sau đó. Khi làm sáng tỏ nội dung của cuộc nói chuyện, cả hai bên khẳng định rằng Kremlin và Vatican đều đồng ý về “những giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng” trên thế giới và cho những vấn đề như cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, đối thoại liên tôn, làm vững mạnh tính công bằng xã hội và các giá trị gia đình, đồng thời nhắc lại mong muốn làm sáng tỏ một số vấn đề chưa giải quyết được.
Trên tất cả là sự đối thoại giữa hai Giáo hội. “Chúng tôi tin đây là một điều rất tốt đẹp, song song với những mối dây quan hệ giữa hai nhà nước, khi ủng hộ cho sự đối thoại giữa hai giáo hội,” ông Lavrov trình bày trong một buổi nói chuyện riêng với Hồng y Parolin, khen ngợi sự gặp gỡ vào tháng Hai năm 2016 tại Cuba giữa ngài Bergoglio và Thượng phụ Kirill đánh dấu một “sự bứt phá” quan trọng. Theo ngài Parolin, sự kiện này, cùng với hành trình của các thánh tích của Thánh Nicholas vòng quanh nước Nga, đã “khơi ngòi cho một động cơ tích cực” cho tất cả mọi phía “để đưa ra thêm những dấu chỉ và hành động khác có thể củng cố thêm cho con đường này.” Ngoài ra Đức Hồng y không quên nhắc đến một số việc chưa được thực hiện, chẳng hạn cấp phép cư trú làm việc cho các tu sĩ không phải người Nga và hoàn trả lại một số nhà thờ, rất cần thiết cho việc chăm sóc mục vụ cho người Công giáo trong nước.
Về cuộc gặp gỡ thứ hai có thể có giữa Đức Phanxico và Đức Kirill, đức Hồng y - chiều nay Hồng y sẽ gặp gỡ đức Thượng phụ trong khu nghỉ hè của ngài ở Peredelkino, ngay bên ngoài Moscow - giải thích: “Chúng tôi không nói về những việc cụ thể, không phải chuyến đi của Đức Thánh Cha hay bất kỳ việc gì cụ thể khác. Chúng tôi sẽ xét sau, Thần Khí của Chúa sẽ gợi ý những bước tốt nhất để thực hiện.”
Hiện tại còn nhiều ưu tiên khác: “Tôi ở Moscow này cùng với ngài Sergey Lavrov và Tổng thống Vladimir Putin như một người trung gian cho những mối quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế cần quan tâm, đặc biệt tạo ra những giải pháp đúng đắn và dài lâu cho Trung Đông, Ukraine và các vùng khác trên thế giới,” vị lãnh đạo cao cấp của Vatican nói. “Trong những tình hình thảm kịch như vậy,” ngài tiếp tục, “Tòa Thánh thực sự phải tìm cách để làm dịu bớt thảm cảnh của người dân, nhưng cũng cam kết hoạt động cho công bằng, và sự thật của các vấn đề, và không cho phép sự bóp méo hiện thực.” Ngài nói thêm, “Vatican không nhận lấy những vai trò chính trị nhưng kêu gọi sự tôn trọng luật quốc tế và thúc giục lấy lại được bầu khí lành mạnh và tôn trọng giữa các dân tộc.” Có “một sự quan tâm rất lớn đối với người Ki-tô hữu” ở Bắc Phi và Trung Đông, đặc biệt Syra, Iraq, Libya và Yemen, và “Tòa Thánh liên tục nhắc lại điều quan tâm rằng tự do tôn giáo phải được duy trì trong tất cả mọi quốc gia và trong tất cả mọi tình hình chính trị.”
Một quan tâm tương tự cũng hướng về tình hình ở Venezuela, một quốc gia Đức Parolin đã làm khâm sứ trong nhiều năm. Ngài Quốc vụ khanh nói rằng do truyền thống lâu đời của mối quan hệ song phương, “Nga có thể giúp vượt qua thời gian vô cùng khó khăn này đã quật ngã dân tộc Nam Mỹ trong một thời gian rất dài.” Về phía mình, ông Lavrov nhắc lại rằng Nga ngay từ đầu đã ủng hộ “tiến trình trung gian của Đức Giáo hoàng Phanxico giữa các bên” và công nhận rằng “có nhiều vai trò tích cực bên ngoài có thể giúp Venezuela thoát khỏi” hoàn cảnh bi kịch của họ. “Tuy nhiên, điều quan trọng là, - người đứng đầu về ngoại giao của Nga cảnh báo liên quan đến Hoa kỳ, - phải hiểu rằng tất cả các lực lượng bên ngoài, đẩy phe đối lập hướng đến sự chống đối mạnh mẽ với chính quyền, bằng cách dùng vũ lực, chỉ phá hoại những nỗ lực của các người thực sự quan tâm đến việc lấy lại hòa bình và ổn định cho Venezuela.”
Cuối cùng một thỏa thuận về yêu cầu bỏ thị thực đã được ký kết giữa Nga và Ngoại giao Vatican bởi Phó Ngoại trưởng Nga, Aleksei Meshkov và ngài khâm sứ ở Moscow, Đức ông Celestino Migliore. Văn bản chỉ dành cho những người có hộ chiếu ngoại giao của hai quốc gia ký kết.

[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/08/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét