Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem

Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem

14 tháng Mười Một, 2018
Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem
Catherine Leblanc | Godong


Tấm ảnh đã bị mờ vì bụi bẩn sau nhiều thế kỷ.

Nhà sử học nghệ thuật Emma Maayan-Fanar đang điều hành một cuộc nghiên cứu khảo cổ học tại di tích cổ Shivta, trong hoang mạc Negev của Israel, thì chị để ý thấy một cặp mắt liếc nhìn chị từ một bức tường đóng lớp bụi dày bên ngoài. Cẩn thận lau từng chút để lộ ra một bức vẽ miêu tả phép rửa của Đức Ki-tô. Sự phát hiện này được xem là “cực kỳ hiếm” vì những bức ảnh Đức Ki-tô của các Ki-tô hữu tiên khởi về thực tế không còn tồn tại ở Israel.

“Khuôn mặt của Ngài ở ngay đó, đang nhìn chúng tôi,” Maayan-Fanar nói về sự khám phá với Haaretz. “Tôi có mặt ở đó đúng lúc, đúng địa điểm và đúng góc độ ánh sáng, và đột nhiên tôi nhìn thấy đôi mắt. Đó là khuôn mặt của Chúa Giê-su khi chịu phép rửa, đang nhìn vào chúng tôi.”

Bức vẽ mô tả chân dung Chúa Giê-su của Ki-tô hữu tiên khởi vô cùng hiếm được tìm thấy ở Giê-ru-sa-lem


Chị tiếp tục nói về những khác biệt giữa tấm ảnh cổ xưa này và quan điểm của Tây phương về dáng vẻ bên ngoài của Chúa Ki-tô. Ở Phương Tây, Chúa Giê-su thường được miêu tả là một người đàn ông cao lớn với mái tóc dài và nước da vàng, nhưng Christian Post cho thấy trong tấm ảnh cổ xưa ngài là một người đàn ông “với mái tóc xoăn, khuôn mặt dài và sống mũi dài.”

Đầu năm nay, Joan E. Taylor, giáo sư về nguồn gốc Ki-tô giáo và Do Thái giáo Đền thờ Thứ Hai (Second Temple Judaism) tại Đại học King’s College của Luân Đôn, xuất bản một quyển sách cố gắng trả lời cho câu hỏi của tiêu đề quyển sách, What Did Jesus Look Like? (Hình dáng Chúa Giê-su trông thế nào?). Ông viết về chủ đề này cho tờ Irish Times:

“Những bản vẽ của thời kỳ tiên khởi mô tả Chúa Giê-su đã đặt ra khuôn mẫu để ngày nay tiếp tục những bản vẽ mô tả chân dung của Người dựa trên hình ảnh của một hoàng đế được tôn vương và bị ảnh hưởng bởi những cách trình bày thần ngoại giáo. Đặc biệt mái tóc dài và bộ râu được lấy theo hình ảnh mô tả của văn hóa Hy-La. Một vài tấm ảnh cổ nhất còn lại mô tả chân dung Chúa Giê-su đặc biệt rất giống với phiên bản thần Jupiter, Neptune hay Serapis.

“Về cách phối màu, mái tóc màu nâu đen chuyển sang đen, đôi mắt nâu sâu thẳm, nước da màu olive. Chúa Giê-su có vẻ ngoài là một người Trung Đông. Về chiều cao, một người đàn ông trung bình trong thời gian đó có chiều cao khoảng 166 cm (5’ 5’’).”

Dù niên đại chính xác của tác phẩm nghệ thuật này vẫn chưa được xác định chắc chắn, nhưng Shivta tin rằng tấm ảnh thuộc thời kỳ khoảng thế kỷ thứ 2. Tấm hình Đức Ki-tô gần như chắc chắn có tuổi từ 1.500 đến 1.800 năm.

Di tích khu thành cổ được khám phá năm 1871, nhưng trong suốt thời gian từ đó đến nay các nhà khảo cổ đều nghiên cứu về địa điểm xây dựng, chưa ai chú ý đến tấm ảnh. Tuy nhiên, còn có một tấm ảnh khác được tìm thấy mô tả sự biến hình, nhưng không thể hiện khuôn mặt của Đức Ki-tô.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/11/2018]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét