Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2018

Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức - Những phép lạ chữa lành 2

Bắt đầu từ hôm nay, Tri Khoan trích dịch quyển Contemporary, Scientifically Validated Miracles Associated with Blessed Mary, Saints and the Holy Eucharist (Những phép lạ đương đại của Mẹ Maria Diễm Phúc, các Thánh và Thánh Thể được khoa học công nhận) và đăng theo từng phần.
___________________________________________________________

Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức - Những phép lạ chữa lành

B
Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức

B.1

Những phép lạ chữa lành

__________________________________________________________

B.2
Marie Bailly và Alexis Carrel – 1902



Trường hợp thứ nhất liên quan đến Marie Bailly, được chứng thực bởi nhà vật lý học được trao giải Nobel – Tiến sĩ Alexis Carrell. Trường hợp này được điều tra bởi Tiến sĩ Stanley Jaki, Ph.D., người đã có hai bằng tiến sĩ về vật lý học và thần học, là một người đóng góp đáng kể cho lịch sử và triết học của khoa học, và là người được trao giải Templeton. (19) Trường hợp này liên quan đến cả Tiến sĩ Carrell và người nhận được phép lạ chữa lành – Marie Bailly. Tiến sĩ Carrell được trao giải Nobel về những kỹ thuật khâu mạch máu và tạp chí Scientific American công nhận rằng ông “đã đi tiên phong trong tất cả các tiến bộ chính trong ngành giải phẫu hiện đại, trong đó có ghép cơ quan nội tạng.” (20)

Năm 1902 một bác sĩ bạn của Tiến sĩ Carrell mời ông giúp chăm sóc cho các bệnh nhân được chuyển bằng đường hỏa xa từ Lyons đến Lộ Đức. Khi đó tiến sĩ Carrell là người theo thuyết bất khả tri, ông không tin vào các phép lạ, nhưng đồng ý giúp, không chỉ vì tình bạn, nhưng cũng vì ông quan tâm muốn tìm hiểu những nguyên nhân tự nhiên nào có thể cho phép những trường hợp chữa lành nhanh như vậy xảy ra ở Lộ Đức. Trên xe lửa, ông gặp Marie Bailly, chị bị tuberculous peritonitis cấp tính; bụng của chị căng phồng lên với những khối u lớn và rất cứng. (21) Dù Marie Bailly vẫn còn nửa tỉnh nửa mê, nhưng tiến sĩ Carrell tin rằng chị chắc chắn sẽ chết ngay sau khi tới Lộ Đức – hoặc không thì trước khi tới nơi. Các bác sĩ khác trên xe lửa đều đồng ý với chẩn đoán này.

_____________________________________________________________

19 Stanley Jaki thực hiện cuộc điều tra chuyên sâu cho Dossier 54 về vụ việc tại Phòng Y khoa Lộ Đức. Ông đưa ra những bằng chứng về y khoa (từ Carrel và hai bác sĩ khác) trong Dossier, cùng với một bài phân tích về nó, trong phần giới thiệu của ông về phiên bản mới của quyển Hành trình đến Lộ Đức của Alexis Carrel. Quyền sách được xuất bản bởi công ty của riêng ông, Real View Books, và có thể đặt mua trên mạng tại địa chỉ http://www.realviewbooks.com/. Cha Jaki tóm tắt những điểm chính của trường hợp này trong một bài thuyết trình cho Hiệp hội Y khoa Công giáo. Xem Stanley Jaki 1999 “Hai phép lạ Lộ Đức và Người được trao giải Nobel: Điều gì đã xảy ra? Hiệp hội Y khoa Công giáo.
https://www.catholicculture.org/culture/library/view.cfm?recnum=2866.
20 Xem trên.
21 Chính Tiến sĩ Carrell viết về sự chữa lành này trong quyển sách tựa đề Hành trình đến Lộ Đức lấy nhân vật chính là Tiến sĩ Lerrac (“viết ngược của Carrel”) và thay đổi tên “Marie Bailly” thành “Marie Ferrand” trong câu truyện. Đó là bài miêu tả trọn vẹn những gì Tiến sĩ Carrel chứng kiến trên chuyến xe lửa đến Lộ Đức. Xem Tiến sĩ Alexis Carrel 1950 Hành trình đến Lộ Đức, bản dịch của Virgilia Peterson (NY: Harper Brothers). Một bản miễn phí trên mạng tại http://www.basicincome.com/bp/files/The_Voyage_to_Lourdes.pdf.
_____________________________________________________________


Khi xe lửa đến Lộ Đức, chị Marie được đưa đến Hang Đức Mẹ, tại đó ba bình nước được đổ trên bụng căng phồng của chị. Sau lần đổ nước đầu tiên, chị cảm thấy một cơn đau quặn khủng khiếp, nhưng sau lần đổ nước thứ hai, nó giảm dần, và sau lần đổ nước thứ ba, chị cảm thấy nhẹ dần. Bụng của chị bắt đầu xẹp xuống và mạch của chị trở lại bình thường. (22) Tiến sĩ Carrel đứng đằng sau chị Marie (cùng với những bác sĩ khác) ghi chú chi tiết mỗi khi nước được rót xuống bụng của chị, và ông viết: “Bụng căng phồng và rất cứng bắt đầu xẹp xuống dần và trong vòng 30 phút nó hoàn toàn biến mất. Không có bất kỳ biện pháp hút dịch nào từ cơ thể được thực hiện.” (23) Sau đó chị Marie ngồi dậy trên giường, ăn tối (không bị nôn ói), và tự đứng dậy xuống hỏi giường và mặc quần áo ngày hôm sau. Rồi chị lên xe lửa, ngồi trên toa ghế cứng, và đến Lyons hoàn toàn khỏe mạnh. Tiến sĩ Carrel vẫn chú ý đến tình trạng tâm lý và thể lý của chị, và yêu cầu chị phải được theo dõi bởi một chuyên gia tâm thần và một bác sĩ trong suốt bốn tháng. (25) Sau đó, chị Marie gia nhập Dòng Nữ tử Bác ái – để hoạt động với các bệnh nhân và người nghèo với một cuộc sống rất hăng hái – và qua đời năm 1937 ở tuổi 58. (26)
Khi tiến sĩ Carrel chứng kiến biến cố diễn ra quá nhanh và y khoa không thể giải thích được, ông tin rằng ông đã được nhìn thấy một điều như phép lạ, nhưng với ông từ bỏ thuyết bất khả tri hoài nghi trước đây của ông là rất khó – vì vậy ông vẫn chưa trở lại với đức tin Công giáo của tuổi thơ xưa kia. Ngoài ra, ông muốn tránh trở thành một nhân chứng y khoa cho một biến cố phép lạ vì ông biết rằng nếu phép lạ được mọi người biết đến rộng rãi, nó sẽ phá hủy sự nghiệp của ông tại khoa y ở Đại học Lyons.

Tuy nhiên, sự chữa lành cho Marie Bailly là một phép lạ quá hiển nhiên (quá nhanh chóng, khỏi dứt hoàn toàn, và không thể giải thích được) đến mức nó trở nên nổi tiếng trên truyền thông ở Pháp và trên khắp thế giới. Các phóng viên tỏ ý rằng tiến sĩ Carrel không cho đó là một phép lạ, và điều đó buộc Carrel phải viết một bài trả lời trên báo chí nói rằng một bên (gồm một số tín hữu) vội vàng nhảy đến kết luận nó là một phép lạ quá nhanh, và một bên (cộng đồng y khoa) lại từ chối một cách vô lý không nhìn đến sự thật diễn ra như một phép lạ. (27) Quả thật, Carrel hàm ý rằng sự khỏi bệnh của chị Bailly có thể là phép lạ.

Không như tiến sĩ Carrel đã lo ngại, sự bảo vệ của ông cho phép lạ chữa lành chị Bailly sẽ đưa đến dấu chấm hết cho sự nghiệp của ông tại khoa y ở đại học Lyons, thật trớ trêu nó lại có kết quả rất tốt cho tương lai của ông – vì nó dẫn ông đến Đại học Chicago và sau đó đến Đại học Rockefeller. Năm 1912, ông được trao giải Nobel cho công trình trong các kỹ thuật khâu mạch máu. Tiến sĩ Carrel trở lại Lộ Đức nhiều lần, và trong một lần khác ông đã chứng kiến một phép lạ thứ hai – một sự chữa lành ngay lập tức một bé trai 18 tháng tuổi bị mù. Dù chứng kiến hai phép lạ này, tiến sĩ Carrel vẫn không thể tự mình dứt khoát khẳng định thực tại của các phép lạ – sự can thiệp siêu nhiên của Chúa thể hiện trên thế giới. Năm 1938, một năm sau khi Xơ Marie Bailly qua đời, Carrel kết bạn với Giám đốc Đại Chủng viện Rennes, ngài khuyên ông nên đến với Cha Alexis Presse là Tu sĩ Dòng Xi-tô cải cách – một nhà linh hướng nổi tiếng và là bạn của Thủ tướng Charles de Gaulle, và ông bắt đầu đối thoại với cha. Năm 1942, Carrel tuyên bố rằng ông tin Thiên Chúa, tin sự bất tử của linh hồn, và tin các giáo huấn của Giáo hội Công giáo. Hai năm sau, năm 1944, khi ông Carrel đang hấp hối ở Paris, ông được chuyển đến với Cha Presse, cha thực hiện các Phép Cuối cùng của Giáo hội cho ông. Ông đã không thể chối bỏ các phép lạ của Lộ Đức, và chúng đã dẫn dắt ông tiếp tục tìm kiếm bản chất tâm linh của ông và sự mạc khải Ki-tô giáo. Cuối cùng ông đã tìm được chính mình kết hiệp với Thiên Chúa qua Giáo hội từ thời thơ ấu của ông.
______________________________________________________________


22 XemJaki “Hai phép lạ Lộ Đức …”
23 Nt.
24 Nt.
25 Nt.
26 Nt.
27 XemJaki “Hai phép lạ Lộ Đức …”



______________________________________________________________



[Nguồn: magiscenter]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/11/2018]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét