Tiến sĩ Seuss, Các hành tinh và Những bông tuyết — bằng chứng kết hợp chứng minh có Đấng Tạo hóa
Tất cả những gì chúng ta phải làm là nhìn mặt trời mọc, ngắm một bông hoa nở, một vầng trăng tròn, một cầu vồng … nghe tiếng khóc một em bé mới sinh hay suy tư về sự kỳ diệu của một bông tuyết, là độc nhất với chính bản thân nó.
11 tháng 5, 2016
Pixabay
Mười năm trước, theo bản tin của NASA, tàu vũ trụ Horizon rời khỏi hành tinh nhỏ bé và khiêm tốn của chúng ta và bắt đầu chuyến hành trình của nó đến tiến đến các đường biên của thái dương hệ của chúng ta và đi xa hơn nữa. Sau khi vượt qua khoảng cách hơn 3 triệu dặm (khoảng 5 triệu km), Horizon cuối cùng đã vượt qua Diêm vương tinh, hành tinh xa mặt trời nhất. Tôi không biết các bạn thế nào, nhưng riêng tôi thấy một cảm xúc dâng lên rất khiêm nhường và kính phục loài người chúng ta, biết sử dụng những vật chất chung quanh mình để xoay sở tìm cách đến được với một hành tinh cách quá xa chúng ta. Tuy nhiên, nếu tính trong vũ trụ, hành tinh đó cũng gần với chúng ta như người hàng xóm ở cùng đường.
Làm sao chúng ta có thể biết cách đo khoảng cách và vị trí, tỷ trọng và khí hậu của những nơi ở một khoảng cách quá xa không hình dung nổi? Tốc độ của ánh sáng là 186.000 dặm/giờ (khoảng 300.000km/giờ). Ai đã tính ra con số đó? Làm sao bạn đo được tốc độ của ánh sáng? Giả sử con số đó là đúng thì trong 1 phút ánh sáng đi được hơn 11 triệu dặm (khoảng 18 triệu km). Như vậy một ngày ánh sáng đi được cỡ 16 triệu dặm (khoảng 26 triệu km). Nhân con số đó với 4 năm rưỡi. Bạn có hình dung ra tôi đang muốn đi tới đâu với con số này không? Ánh sáng từ mặt trời đến trái đất chúng ta mất 8 phút. Bây giờ các nhà khoa học đã tìm ra 1 “hành tinh” thuộc thái dương hệ khác cách chúng ta 1 ngàn năm ánh sáng (light years) và họ tính toán được rằng hành tinh này quay xung quanh mặt trời của nó trong 385 ngày đối chiếu với 365 ngày của trái đất chúng ta. CHU CHA!
Chúng ta vượt qua Diêm Vương tinh. Dường như Kính Thiên văn Kepler của NASA (Kepler Space Telescope), lắp đặt năm 2009, đã tìm ra hành tinh xa xôi này; họ đặt tên cho nó là Kepler 452b. Hành tinh xa này có thể tương tực như quê hương của chúng ta là Trái đất. “Xin chào chị hành tinh Kepler 452b.” Kính Thiên văn Kepler đã nhận diện ra được gần 5000 hành tinh xa từ khi nó bắt đầu quét đến những vùng sâu nhất của vũ trụ. Nhưng đây là hành tinh đầu tiên có thể giống như Trái đất. Bây giờ, chúng ta thử tính - nó cách xa trái đất 1004 năm ánh sáng. Thái dương hệ gần chúng ta nhất là Alpha Centauri, một khoảng cách cỡ 4,3 năm ánh sáng. Điều đó có nghĩa là thái dương hệ gần nhất cách thái dương hệ chúng ta khoảng 1 ngàn tỷ dặm (hơn 1600 tỷ km) và chúng ta phải mất khoảng 10 ngàn năm để đến đó. Kepler 452b xa hơn khoảng cách đó 200 lần. Câu hỏi của tôi là – làm sao chúng ta biết được những điều này?
Còn trái đất thì sao? Hãy nghĩ về một số điều Trái đất làm mà không cần chúng ta phải bận tâm. Đây là một ví dụ; chúng ta không bao giờ nghĩ đến THỜI GIAN nhưng nếu không có nó thì không bao giờ có được sự chuẩn xác, và chúng ta có một loạt những thứ hỗn độn. Có 24 giờ trong một ngày; không phải 25 hay 23 hay 24,8 nhưng là 24. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu có nhiều sự lựa chọn về số giờ trong một ngày? Hãy thử tưởng tượng những khả năng có thể xảy ra? Vậy làm sao chúng ta có được con số 24 giờ 1 ngày? Chỉ 1 từ có thể trả lời được câu hỏi đó, “sự hoàn hảo.”
Thế còn những vụ nổ? (Xin kiên nhẫn với tôi một chút – tôi thực sự muốn đưa ra một quan điểm.) Những vụ nổ là tàn phá và, trong hầu hết mọi trường hợp, là tàn phế, là chết chóc và phá hủy. Ngày 4 tháng 7 năm ngoái một người ở Maine, trong tâm trạng vui như hội, đã phóng một rocket đặt trên đỉnh đầu của mình. Ông ta chết liền tại chỗ. Jason Pierre Paul, ngôi sao hậu vệ chuyên nghiệp của đội bóng bầu dục New York Giants thuộc Hiệp Hội Bóng Bầu dục quốc gia (NFL) mất mấy ngón tay vì pháo bông. C. J. Wilson, trong đội bóng bầu dục Tampa Bay Buccaneers, cũng phải về hưu vì mất mấy ngón tay do pháo bông. Chúng ta có thể quay trở lại 70 năm trước vào ngày 6 tháng 8 năm 1945, trái bom nguyên tử đã thổi tung thành phố Hiroshima của Nhật thành từng mảnh vụn. Nó đã giết chết 80.000 người. Tiếp theo là nếu tôi đặt một trái bom cho nổ trong xe của tôi thì cơ hội để có được một cái xe đẹp hơn là - à, ZERO.
Vậy bây giờ – đi vào vấn đề. Vụ nổ Big Bang (The Big Bang Theory of Creation) đã trở thành một giải thích được ưa chuộng lý giải vũ trụ vô tận này đã hình thành như thế nào. Thực tế, tất cả các nhà khoa học đều đồng ý với nhau rằng vũ trụ này có một khởi đầu. Họ cũng biết rằng vũ trụ này đang mở rộng hơn và đang thay đổi và đang chết, cũng giống chúng ta. Với câu hỏi: Tại thời điểm tạo dựng khi vụ nổ khổng lồ xảy ra hay cứ coi nó giống như một trai bong bóng khổng lồ căng dần căng dần cho đến lúc nó “bụp” và bung các vật chất ra ngoài, tất cả mọi việc đó chắc chắn phải có sự điều khiển. Ai làm việc đó?
Những vụ nổ lung tung chắc chắn không và không thể có được kết quả hoàn hảo như ta thấy. 24 giờ 1 ngày là một sự hoàn hảo bắt chủng loài bất toàn của chúng ta phải lệ thuộc vào, kể cả những loài động vật. Nếu không chúng ta lại đi tin những điều nghịch lý. Sự hoàn hảo vây quanh chúng ta. Chúng ta có thể đoán giờ mặt trời mọc và lặn đúng từng giây, trăng tròn và trăng khuyết chính xác đến từng phút. Chúng ta có thể biết thủy triều lên và xuống và có thể tính được mực cao nhất và thấp nhất theo từng phút. Chúng ta biết hiện tượng nhật nguyệt thực, bất kể là nhật thực hay nguyệt thực sẽ xảy ra và xảy ra ở đâu. Chúng ta đã học cách sử dụng thế giới quanh ta để duy trì sự sinh tồn của loài người hay, trong nhiều trường hợp, phá hủy nó.
Bottom line: vì vũ trụ thì rộng lớn và bao la (và rõ ràng là vô tận) và tất cả trong đó đều chuyển động và thay đổi theo một hệ thống trật tự vô cùng hoàn hảo chứng minh rằng phải có một người nào đó lớn hơn và thông minh hơn bất kỳ ai trong chúng ta đưa mọi sự vào quỹ đạo của nó. Chúng ta không thể hiểu được điều này. Chúng ta không thể chứng minh nó một cách khoa học. Nhưng bất kể là gì đi nữa, chúng ta vẫn đang sống trong nó và sống qua từng giây từng ngày trong cuộc sống. Sự hoàn hảo không đến từ những hỗn độn. Sự hoàn hảo chỉ có thể đến từ một người nào đó HOÀN HẢO. Chúng ta ở đây tại CWG (Conversation With God: Trò chuyện cùng Chúa) thì biết Người đó là ai cho dù chúng ta không thể nhìn thấy NGƯỜI hay đụng chạm được NGƯỜI. Tất cả những gì chúng ta có thể làm chỉ là nhìn mặt trời mọc, ngắm một bông hoa nở, chiêm ngưỡng vần trăng tròn, một cầu vồng … hay nghe tiếng một trẻ sơ sinh khóc, hoặc suy nghĩ về sự kỳ diệu của một bông tuyết, độc nhất với chính bản thân của nó.
Có lẽ Tiến sĩ Seuss đã gắn nó vào trong quyển sách nổi tiếng của ông, Horton Hears a Who (Horton nghe thấy một Người). Có lẽ hành tinh Trái đất của chúng ta thực sự không lớn hơn “Whowille” của Horton.Có lẽ chúng ta chỉ là những hạt bụi trong một quả cầu bụi. Có thể chúng ta không to lớn và thông minh như chúng ta nghĩ. Chúng ta cần phải có một đấng Tạo Hóa. Nó là một sự hợp lý. Và cuối cùng thì mọi sự đều ở trong tay NGƯỜI. Tôi cũng chắc chắn rằng NGƯỜI tán thành với câu nói nổi tiếng trong sách của Tiến sĩ Seuss, “một người là một người không kể người đó nhỏ như thế nào. Có lẽ những con người rất “thông minh” kia, những người chối bỏ những gì phải thuộc về bản chất của vạn vật cần phải hít vào một hơi thật sâu của sự khiêm nhường để nhận ra rằng tất cả vạn vật không thể xảy ra do kết quả của một vụ nổ hay sự giản nở tự do nào đó. Nó là một sự bất hợp lý và vô nghĩa đối với tôi.
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 12/05/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét