Diễn văn của Đức Thánh Cha với Liên Minh Quốc tế các Giáo Hội Cải cách (World Communion of Reformed Churches)
‘Có một nhu cầu bức thiết về tính đại kết, song song với những đối thoại thần học nhắm đến việc ổn định những bất đồng về giáo lý truyền thống giữa những Ki-tô giáo, có thể thúc đẩy một sứ mạng rao giảng Tin mừng và phục vụ chung.’
10 tháng 6, 2016
L'Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch do Vatican cung cấp bài diễn văn của Đức THánh Cha Phanxico sáng nay khi ngài tiếp một phái đoàn từ Liên minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách (World Communion of Reformed Churches):
***
Anh chị em thân mến,
Tôi xin gửi lời chào mừng nồng hậu đến anh chịn em và tôi xin cảm ơn chuyến viếng thăm của quý vị: “Nguyện xin Thiên Chúa là Cha chúng ta, và xin Chúa Giê-su Ki-tô ban cho anh em ơn sủng và bình an!” (1 Cor 1:3). Tôi xin đặc biệt cảm ơn ngài tổng thư ký về những lời chúc mừng của ngài.
Buổi họp của chúng ta ở đây hôm nay là tiến thêm được một bước trên hành trình đánh dấu hoạt động huynh đệ, một hành trình được chúc phúc và tràn đầy hy vọng bởi đó chúng ta cố gắng sống trọn vẹn hơn bao giờ hết để nên xứng đáng với lời cầu nguyện của Đức Ki-tô “để tất cả nên một” (Gioan 17:21).
Đã mười năm trôi qua kể từ khi một phái đoàn Liên Minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách đến thăm vị tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo hoàng Benedict XVI. Từ đó trở đi, vào năm 2010, sự hợp nhất lịch sử giữa Hội nghị Cộng Đồng Cải Cách và Liên minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách đã diễn ra. Sự hợp nhất này đưa ra một mẫu gương xác thực cho tiến trình tiến đến mục tiêu hợp nhất Ki-tô giáo, và là một nguồn động viên cho nhiều người trên con đường đi đến hiệp nhất.
Ngày nay, trên hết mọi sự chúng ta cùng tạ ơn Thiên Chúa vì Người đã giúp chúng ta tái khám phá tình huynh đệ của chúng ta, như Thánh Gioan Phaolo II đã viết, đây không phải là kết quả của một lòng bác ái bao la hay một tinh thần gia đình mơ hồ, nhưng cội rễ là sự nhận biết tính độc nhất của Bí tích Rửa tội và bổn phận tiếp theo là để vinh danh Thiên Chúa trong các công trình của Người (Thông điệp Ut Unum Sint, 42). Trong tinh thần huynh đệ này, Công giáo và những Ki-tô giáo Cải cách có thể cùng phát triển với nhau để phục vụ Thiên Chúa hữu hiệu hơn.
Một động lực vô cùng đặc biệt để chúng ta tạ ơn là kết luận gần đây của giai đoạn 4 trong đối thoại thần học giữa Liên minh Quốc tế các Giáo hội Cải cách và Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hợp nhất Ki-tô hữu thảo luận về vấn đề Công chính hóa và Bí tích: Cộng đoàn Ki-tô là tác nhân cho Công lý. Tôi rất vui mừng nói rằng báo cáo kết luận đã nhấn mạnh thật rõ sự nối kết cần thiết giữa công chính hóa và công lý. Niềm tin vào Chúa Giê-su của chúng ta thúc ép chúng ta phải sống bác ái qua những hành động cụ thể có khả năng tạo ảnh hưởng đến lối sống của chúng ta, những mối quan hệ của chúng ta, và thế giới chung quanh ta. Dựa trên nền tảng của sự đồng thuận về giáo lý của sự công chính hóa, còn rất nhiều lĩnh vực khác mà Giáo hội Cải cách và Công giáo có thể cùng chung sức với nhau để làm chứng tá cho tình yêu xót thương của Thiên Chúa, và đây là một liệu pháp thực sự để chữa trị cho những sự nhiễu nhương và thờ ơ dường như đang vây quanh chúng ta.
Ngày nay chúng ta thường phải chứng kiến sự “sa mạc hóa tâm hồn.” Đặc biệt ở những nơi con người sống dường như Thiên Chúa không hiện diện, những cộng đoàn Ki-tô giáo của chúng ta phải trở nên những nguồn nước sinh lực tắm mát cho cơn khát hy vọng, một vóc dáng có thể tạo nguồn cảm hứng cho sự gặp gỡ, tình đoàn kết và yêu thương (Tông huấn Evangelii Gaudium, 86-87). Họ được kêu gọi để đón nhận và thắp lại ngọn lửa ân sủng của Thiên Chúa, để vượt qua tính ích kỷ cá nhân và mở lòng cho những sứ mạng. Đức tin không thể chia sẻ nếu nó được thực hành vượt ra ngoài cuộc sống thực, hay trong sự cách ly thiếu thực tế và trong những cộng đoàn tự coi mình là hoàn hảo nhất bác bỏ mọi thay đổi. Do dó không thể nào đáp lại được lòng khát khao tìm đến Thiên Chúa mà ngày nay có thể tìm thấy ở nhiều cách thức thể hiện trong những hình thức tôn giáo mới và đa dạng. Từng lúc từng lúc những hình thức này có thể sẽ gây nguy hiểm khi khuyến khích sự quan tâm của một người và nhu cầu riêng của một người, và cổ vũ cho một loại hình “bảo vệ quyền lợi tâm hồn.” Nếu con người ngày nay không “tìm được trong Giáo hội một sự duy linh có thể chữa lành và giải phóng tâm hồn, và làm ngập tràn sức sống và bình an, đồng thời thúc đẩy họ vào tình hiệp nhất huynh đệ và trổ sinh những kết quả tốt đẹp của sứ vụ, thì họ sẽ bị dẫn đến một kết cục qua những giải pháp chẳng mang lại cho họ cuộc sống thực nghĩa con người và cũng chẳng đem vinh quang về Thiên Chúa” (ibid., 89).
Có một nhu cầu bức thiết về tính đại kết, song song với những đối thoại thần học nhắm đến việc ổn định những bất đồng về giáo lý truyền thống giữa Ki-tô giáo, có thể thúc đẩy một sứ mạng rao giảng Tin mừng và phục vụ chung. Chắc chắn có nhiều sáng kiến như vậy và những hình thức hợp tác tốt đẹp hiện diện nhiều nơi. Và rõ ràng tất cả chúng ta đều có thể tạo kết quả tốt đẹp chung với nhau “để đưa ra được bằng chứng thuyết phục về niềm hy vọng của chúng ta” (1 Phê-rô 3:15), qua cách chia sẻ với tha nhân tình yêu thương xót của Chúa Cha mà chúng ta được đón nhận một cách hào phóng và được kêu gọi để chia sẻ lại tình yêu đó một cách rộng rãi.
Anh chị em thân mến, một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn chuyến viếng thăm của anh chị em và sự cam kết với sứ mạng phục vụ Tin Mừng, tôi mong muốn rằng cuộc họp này có thể là một dấu chỉ hữu hiệu cho sự quyết tâm của chúng ta trên hành trình cùng nhau tìm đến sự hiệp nhất trọn vẹn. Nguyện xin nó sẽ là động lực thúc đẩy tất cả mọi cộng đoàn Cải cách và Công giáo tiếp tục làm việc với nhau để đem lại niềm vui Tin mừng cho muôn dân trong thời đại của chúng ta. Xin Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.
[Văn bản gốc: tiếng Tây ban nha] [Bản dịch tiếng Anh của Vatican]
[Nguồn: ZENIT]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 11/06/2016]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét