Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Hội nghị thượng đỉnh các Thẩm phán chống lại Buôn người bắt đầu ở Vatican

Hội nghị thượng đỉnh các Thẩm phán chống lại Buôn người bắt đầu ở Vatican

Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội chủ trì một sự kiện cấp cao khác để chống lại tình trạng nô lệ hiện đại
3 tháng 6, 2016
Summit of judges
Theo sự thúc giục của Đức Thánh Cha Phanxico nhằm chống lại mọi hình thức khác nhau của tình trạng nô lệ hiện đại, buôn người, lao động cưỡng bức, buôn bán nội tạng người và tội phạm có tổ chức, Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học và Xã hội đã  mời một số đông các vị thẩm phán, công tố viên và thẩm phán tòa sơ thẩm từ nhiều quốc gia – những diễn viên chính trong cuộc chiến chống lại tội ác – đến dự một buổi hội cấp cao bắt đầu hôm nay.
“Hội nghị Thượng đỉnh” mới là hội nghị cuối cùng trong một loạt các cuộc họp quan trọng được tổ chức bởi Viện Hàn lâm với cùng mục đích, đáng chú ý nhất là vào năm 2014, với các nhà lãnh đạo của các tôn giáo lớn có sự ảnh hưởng trong thế giới toàn cầu hóa. (http://www.endslavery.va/content/endslavery/en/events/declaration.html) và năm 2015, gồm các thị trưởng của các thành phố thủ đô và trung tâm thị tứ lớn của nhiều quốc gia (http://www.endslavery.va/content/endslavery/en/events/mayors.html), bây giờ là sự triệu tập các chánh thẩm phán, các công tố viên và thẩm phán tòa sơ thẩm của nhiều quốc gia. Đức Thánh Cha hôm nay sẽ có một buổi gặp gỡ chung với những tham dự viên hội nghị.
Trong số những thành viên tham dự có: phái đoàn cấp cao từ Hoa Kỳ, dẫn đầu là Đại sứ Susan Coppedge, chịu trách nhiệm trong Văn phòng Ngoại giao Chính phủ theo dõi và chống lại tình trạng buôn người; Kevin Hyland, Ủy viên Cao Ủy Anh quốc chống lại nô lệ hiện đại, cùng với Alison Saunders, giám đốc Hội đồng Công tố Cộng đồng; Corinne Dettmeijer- Vermeulen, Báo cáo viên Quốc gia Hà lan về nạn Buôn người; Maria Grazia Giammarinaro, Ủy viên Cao ủy Liên Hiệp Quốc chống lại buôn người; Anna Skarhead, Chánh án Toàn Công lý Thụy điển và là tác giả của mô hình chống mại dâm Thụy điển (dựa trên những hoạt động trái phép của khách hàng).
Các tham dự viên của Ý gồm Franco Roberti, Công tố viên Chống Mafia Quốc gia; Giovanni Salvi, Công tố viên Cộng đồng Roma; thẩm phán tòa sơ thẩm Maria Monteleone, chuyên gia về tội phạm chống lại phụ nữ và trẻ em, và Antonio Ingroia là Công tố viên Chống Mafia cũng là đồng nghiệp cũ của Falcone và Borsellino,.
Cũng sẽ có một nhóm đông đến từ Mexico dẫn đầu là Edgas Elías Azar, Chủ tịch Tòa án Tối cao Mexico, và  mặc nhiên có một phái đoàn quan trọng của Argentina, dẫn đầu là Ricardo Luis Lorenzetti, Chủ tịch Tòa án Tối cao, cùng với Sebastián Casanello thuộc tòa án liên bang và chánh án María Romilda Servini di Cubria.
Nói chung, trong suốt 2 ngày họp ở lâu đài “Casina Pio IV” (trụ sở của Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội), những báo cáo đóng góp sẽ được trình bày bởi những người đại diện cho công lý trước sự hiện diện của nhiều chánh án và bồi thẩm đoàn trong vai thính giả, cộng chung vào khoảng 100 người tham dự.
Buổi làm việc bắt đầu bằng bài diễn văn của Viện trưởng Viện Hàn lâm Giáo hoàng là Đức ông Marcelo Sánchez Sorondo, Chủ tịch Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội, nhà xã hội học nổi tiếng Margaret Archer; Gustavo Vera, đại diện của Argentina, người luôn đứng đầu hàng trong việc bảo vệ những người cô thế nhất, cũng như Giáo sư John McEldowney, cộng tác viên của Viện Hàn lâm và là chuyên gia Luật Dân sự; và Jeffrey Sachs, đại diện của Liên Hiệp quốc và là Cố vấn kinh tế của ông Ban Ki-Moon.  
Cuối hội nghị, các tham dự viên sẽ được mời ký vào một Bản Tuyên ngôn, cùng hàng với những chữ ký đã được những nhà lãnh đạo tôn giáo và các thị trưởng ký 2 năm trước. Hội nghị được hy vọng sẽ có thể phục vụ để giúp cho các thẩm phán biểu lộ và củng cố trách nhiệm với các dân tộc, chia sẽ những kinh nhiệm tốt nhất và đề xuất pháp lý gia tăng tính hiệu quả để bảo vệ những nạn nhân và chống lại những tình trạng này, mà trong thế giới toàn cầu hóa hôm nay đang ảnh hưởng đến 40 triệu người. Thông tin về sự kiện có tìm trong website Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học Xã hội:
Chương trình cập nhật liên tục sự kiện tại:
Sự kiện sẽ được truyền trực tiếp bằng tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh, qua các đường dẫn sau thuộc kênh YouTube End Slavery của Hàn Lâm viện:
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/06/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét