Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Hội nghị Thượng đỉnh các Thẩm phán chống lại Buôn người và Tội phạm có tổ chức

Hội nghị Thượng đỉnh các Thẩm phán chống lại Buôn người và Tội phạm có tổ chức

summit
Hội nghị 3-4 tháng 2016 – Như tiên tri Isaia đã nói rất lâu trước đây, “Hòa bình là kết quả của sự công minh” (Is 32:17). Trọng trách mà xã hội loài người trao phó cho các thẩm phán ngay từ thuở ban đầu là xây dựng công lý cho từng trường hợp đặc biệt: mỗi trường hợp đều như của riêng mình. Không có công lý, không có hòa bình thực sự trong xã hội.
Đáp lại lời kêu gọi này của xã hội, bỏ qua những áp lực hiện hữu từ các chính phủ, từ những tổ chức cá nhân, và, dĩ nhiên, từ các nhóm tội phạm có tổ chức, Đức Thánh Cha Phanxico mong muốn gặp gỡ các thẩm phán có trọn quyền trong tay và làm cho họ ý thức được trọn vẹn sứ mạng không thể thay thế của họ trong việc đương đầu với những thách thức của “sự toàn cầu hóa tính thờ ơ.”
Xã hội toàn cầu hóa đi tìm lợi nhuận trên tất cả mọi sự — tạo ra một “văn hóa loại bỏ”, như Đức thánh Cha đã lên án trong Tông huấn Evangelii Gaudium Laudato si’ — đã tạo ra số lượng vô kể những người bị loại bỏ và bị gạt ra bên lề xã hội. Trong một thế giới chỉ nhắm đến lợi nhuận, những khoản lợi tức bất thường của mafia quốc tế và các nhóm tội phạm chiếm khoảng 10% tổng GDP toàn cầu. Mặc dù nhiều quốc gia không chính thức xác nhận những nguồn lợi tức từ tội phạm có tổ chức, tuy nhiên một số nước vẫn đưa dữ liệu này vào GDP của họ.
Theo ước tính có khoảng 40 triệu người đang là nạn nhân của những hình thức nô lệ hiện đại và buôn người dưới các dạng như lao động cưỡng bức, buôn bán nội tạng người và buôn thuốc phiện. 60 triệu người phải di tản và 130 triệu người tị nạn do dậu quả của chiến tranh, khủng bố và thay đổi khí hậu là mảnh đất màu mỡ cho việc buôn người. Trong khi hiện tại những học viện và các tổ chức quốc tế trong sạch không có những công cụ pháp lý phù hợp để đối phó được với những thách thức từ sự thờ ơ toàn cầu đến những hình thức cực đoan đã nêu, những kẻ buôn lậu và mafia lợi dụng các khe hở trong luật pháp quốc tế và quản lý của các chính phủ để lừa bịp thế giới bằng những “cơ cấu tội lỗi” quốc gia và quốc tế, những cơ cấu vô cùng thuận tiện để hái ra tiền bằng cách nô lệ hóa những người cô thế nhất.
Công lý cũng đã đi được một bước dài — nhưng chưa đủ xa — trong thế giới toàn cầu này. Tình trạng bạo lực đã trở nên rộng khắp trong xã hội đương thời là một bằng chứng cho việc này. Điều đáng buồn mà đã trở nên phổ biến — và tất cả là quá hời hợt — khi tính bạo lực được giảm nhẹ thành sự xâm phạm cơ thể. Những hình thức nô lệ mới, làm tổn thương thể xác và tinh thần, mua bán nội tạng người, lao động cưỡng bức, bắt cóc, khủng bố và chiến tranh dựa trên những động cơ bất lương và những quan tâm giả tạo khác, tất cả đều là những biểu hiện mạnh mẽ của tính thù hằn và ngụy biện quanh co. Nói cách khác, bạo lực được sinh ra bởi tính kiêu căng của các cá nhân hay tổ chức nắm giữ luật trong tay của họ và khi con người nhắm đến những người khác như là tài sản của họ. Đặc biệt hơn, công lý chống lại không những tình trạng bạo lực trực tiếp, nhưng còn nhiều hình thức bạo lực núp bóng một cách tinh vi như tôi đã đề cập ở trên. Tóm lại, công lý phải chiến đấu với tính thù hận và kiêu căng là những kiểu đội lốt kịch tính nhất của công lý: có nghĩa là, muốn nắm luật pháp trong tay của mình hay hành động xem người khác đơn giản chỉ là phương tiện kiếm lợi của một người. Trong ý nghĩa này, đạo luật căn bản để định nghĩa một xã hội được xây dựng trên công lý là một ưu điểm qua đó xã hội ngăn cản được khả năng và quyền hạn của các cá nhân và tổ chức thu giữ luật vào trong tay của mình — hay tốt hơn nữa, đạo luật là phương tiện qua đó xã hội trao quyền cho các thẩm phán để áp dụng luật pháp. Đại tiên tri Isaia đã nhận ra rằng mục tiêu cuối cùng của những phán quyết được thông qua tạo sự bình an xã hội hơn là sự an toàn hoặc an ninh. Mục đích cuối cùng của sự bình an xã hội cho thấy một điều gì đó thẳm sâu hơn của xã hội — một điều gì đó có liên quan trực tiếp đến sự thông hiểu lẫn nhau, sự công nhận giá trị, sự hòa hợp và thậm chí là yêu thương và tha thứ.
Xã hội toàn cầu cần một sự khởi đầu mới được xây dựng căn nguyên trên công lý. Không một hình thức công lý nào có thể tha thứ cho tính bạo lực của sự nô lệ hay tội phạm có tổ chức, và không có một quyền lực nào được phép bóp méo công lý. Các thẩm phán được kêu gọi để ý thức trọn vẹn thách thức này, chia sẻ những kinh nghiệm của họ và hợp tác với nhau để mở ra những con đường mới cho công lý  và nâng cao phẩm vị con người, sự tự do, trách nhiệm, hạnh phúc và hòa bình.
Chúng ta muốn nghe được những thẩm phán nói về những cách họ đối phó với những vấn đề buôn tình dục, lao động nô lệ, buôn bán nội tạng người, buôn thuốc phiện và tội phạm có tổ chức; bằng cách nào hệ thống pháp luật của họ có thể kết hợp chặt chẽ với những giá trị nhân đạo của chúng ta; làm sao để việc nâng cao năng lực có thể giúp giúp các thẩm phán đánh giá đúng được những nhu cầu của các nạn nhân chứ không chỉ đơn thuần là phạt những kẻ buôn lậu. Một câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng vẫn đang nằm trong cuộc họp của chúng ta là: Có bao nhiêu kẻ buôn người, bao nhiêu tú ông tú bà, và bao nhiêu kẻ buôn thuốc phiện đã bị bắt; và có bao nhiêu những vụ làm ăn phí pháp đã bị tịch thu và được đưa trả về cho nạn nhân hay xã hội ban đầu? Mỗi thẩm phán sẽ có một vài phút để trình bày trường hợp đặc biệt mà họ đã xử lý và chia sẽ ý kiến về những gì cần (hay phải) có trong tương lai.
Chủ tịch của các tòa án và các luật sư đã đưa những vần đề này ra cũng được yêu cầu trình bày quan điểm chung về vấn đề nhức nhối này và đề nghị những giải pháp khả thi ở tầm mức quốc gia và quốc tế. Chúng tôi dự định sẽ đúc kết lại bằng một tiếng kêu gọi công lý của toàn thể để giải phóng những nạn nhân của tình trạng nô lệ và tội phạm có tổ chức, và từ đó tiến xa hơn đến an bình xã hội.
Cũng như ở Hy lạp, dưới thời của nhà triết học và toán học Pythagoras, những người có tư tưởng lớn được gọi là “những người yêu sự thông thái” hay các triết gia, trong kỷ nguyên Ki-tô, Chúa Giê-su Ki-tô đòi hỏi người Ki-tô hữu phải là những người và được kêu gọi là những người “yêu công lý”: “Phúc thay ai khát khao nên người công chính; Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính; Phúc thay ai xây dựng hòa bình.” Phần thưởng thì rất xứng đáng cho thử thách, “vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thỏa lòng; họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa; họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa” (Mt 5: 6-9).

[Nguồn: pass.va]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/06/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét