Photo By Zenit
CHUYÊN MỤC: Một bạn trẻ đã suýt tự tử, nhưng được trợ giúp và đồng hành: bây giờ anh ấy sắp trở thành một linh mục
Đức Tổng Giám mục An-tôn Muheria của Kenya cho ZENIT biết rằng Giáo hội phải tìm thời gian, và nếu không có thì phải ‘dành thời gian’ cho người trẻ
27 tháng Mười, 2018 00:09
Đức Tổng Giám mục An-tôn Muheria, nói rằng chúng ta phải dành thời gian để thực sự hiểu và đồng hành được với người trẻ của chúng ta, và có những lúc điều này có thể tạo ra một sự khác biệt giữa quyết định sống hay chết ...
Đức Tổng Giám mục người Kenya thuộc giáo phận Nyeri nói với ZENIT tại buổi họp báo trong Văn phòng Báo chí Tòa Thánh của Vatican, cùng với ông Giám đốc, Greg Burke; ngài Tổng trưởng Bộ Truyền thông của Vatican, Paolo Ruffini; Đức Hồng y Christoph Schönborn, O.P. của Vienna, Áo; và Đức Tổng Giám mục Eamon Martin của Armagh và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Ireland.
Trả lời cho câu hỏi rằng ngài sẽ đem về và đưa ra thực hành điều gì từ Thượng Hội đồng này, Đức Tổng Giám mục Muheria nhấn mạnh đến tầm quan trọng đối với các giám mục là phải tìm hoặc dành thời gian để hiểu biết về người trẻ của các ngài.
“Điều làm tôi suy nghĩ nhiều nhất là phát biểu của một bạn trẻ hỏi rằng “Có bao nhiêu giám mục trong chúng tôi biết tên của họ. Đó là thử thách rất lớn. Tôi biết nhiều, nhiều người trẻ, nhưng bây giờ tôi quyết định phải biết rõ tên của họ càng nhiều càng tốt, biết hoàn cảnh của họ.”
Ngài nói rằng, “có thể đó không phải là vấn đề của bộ nhớ, nhưng thật sự là hiểu rõ về mỗi người mà tôi biết.”
“Tôi muốn dành thời gian cho mỗi người mà tôi đã từng gặp. Tôi phải dành thời gian cho họ. Đó là điều tôi đã làm, nhưng tôi cần phải làm nhiều hơn nữa.”
Ngài kể lại rằng trong Thượng Hội đồng có một bạn trẻ đến từ Ấn độ phát biểu và kể lại việc anh ta gần đi đến quyết định tự tử, nhưng đã hồi phục, nhờ một sự đồng hành, thấu hiểu và cảm thông.
Đức Tổng Giám mục Muheria nói, “Bây giờ anh ấy đang suy nghĩ đến việc trở thành một linh mục.”
“Vì thế ơn gọi mà chúng tôi đã đi qua được một phần trong Thượng Hội đồng, giống như Chúa Giê-su gọi tên từng người chúng ta, vì Người biết rõ chúng ta theo từng tên gọi. Vì vậy ơn gọi không chỉ là một hoạt động có tổ chức, nó là việc chúng ta đến với mỗi người và hiểu rõ về họ, những vấn đề của họ, gọi tên của họ.”
“Chúng ta cần phải suy nghĩ về vấn đề chúng ta đã thực sự lắng nghe được bao nhiêu, thậm chí chỉ 10 phần trăm những thách đố.”
[Nguồn: zenit]
[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/10/2018]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét