Thứ Hai, 2 tháng 5, 2016

Ba Khía Cạnh Đức Thánh Cha Phanxico gửi đến Hội Nghị Y học Tái Tạo

Ba khía cạnh Đức Thánh Cha Phanxico gửi đến Hội nghị Y học Tái tạo

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha (Toàn văn)



© Antoine Mekary / ALETEIA
Pope Francis - Joe Biden - Audience - Paul VI Hall

VATICAN CITY — Hôm thứ Sáu Đức Thánh Cha Phanxico đã đưa ra 3 điểm chính trong cuộc chiến chống lại những bệnh hiếm gặp đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới, đặc biệt là trẻ em và gia đình các em.
Phát biểu trước các cử tọa trong hội nghị về sự tiến bộ trong y học tái tạo do Vatican tổ chức và ảnh hưởng của nó đối với nền văn hóa, trước hết Đức Thánh Cha dẫn dắt các cử tọa nắm được đầu mối vấn đề của các chứng bệnh hiếm gặp trên bình diện toàn cầu, ngăn chặn “sự toàn cầu hóa tính thờ ơ” bằng sự toàn cầu hóa sự cảm thông”. Điểm thứ hai, ngài nói, là đầu tư vào nghiên cứu khoa học, cả giáo dục lẫn công nghiệp, trong đó phải “liên tục bám sát vào những giá trị đạo đức để có thể trở thành một công cụ bảo vệ sự sống và phẩm giá của con người.” Và cuối cùng, ngài nói với các cử tọa, là phải gia tăng tính xã hội của liệu pháp điều trị bằng cách chống lại “một khu vực kinh tế đặc quyền và bất bình đẳng,” trong đó lợi nhuận được đặt trên giá trị của sự sống con người.
Pope Francis - Joe Biden - Audience - Paul VI Hall

Hội nghị có chủ đề “Những chân trời của Tế bào gốc,” được tổ chức tại Vatican hôm 28-30 tháng 4, và tập trung những nhà khoa học liệu pháp mô hàng đầu thế giới, các bác sĩ, bệnh nhân, những nhà đạo đức học và các nhà lãnh đạo đức tin, chính phủ và những nhà hảo tâm để thảo luận về những đột phá mới nhất của liệu pháp mô gốc và những hy vọng cho tương lai.
Phó Tổng Thống Mỹ Joe Biden, đã bị mất đứa con trai vì bệnh ung thư, đọc diễn văn trước những người tham dự cho hay rằng các bác sĩ điều trị cho con trai của ông cho biết chỉ trong 4-5 năm qua, nghiên cứu về bệnh ung thư đã đạt đến một bước ngoặt và lần đầu tiên trong lịch sử nhiều ngành kiến thức đã hợp sức làm việc với nhau để mang đến một phương pháp điều trị. Giọng của ông cao lên đầy cảm xúc, ông cổ vũ các nhà khoa học và bác sĩ cùng chia sẻ những nghiên cứu và dữ liệu với nhau: “Quý vị còn chờ đợi gì nữa? Hãy làm ngay đi!”
Pope Francis - Joe Biden - Audience - Paul VI Hall

Dưới đây chúng tôi đăng toàn văn bản dịch sang tiếng Anh bài diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxico.
Pope Francis - Joe Biden - Audience - Paul VI Hall


Các bạn thân mến,

Tôi xin có lời chào mừng thân ái đến tất cả các bạn. Tôi xin cảm ơn Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi đã có những lời trình đến tôi, và đặc biệt đã thúc đẩy buổi họp này bàn về vấn đề tế nhị của các chứng bệnh hiếm gặp trong phạm trù văn hóa xã hội ngày nay.
Trong quá trình tìm tòi nghiên cứu, các bạn đã ứng dụng trình độ chuyên môn và những kỹ năng cao cấp của mình để tìm ra những liệu pháp khả dụng, mà không bỏ qua các vấn đề liên quan đến đạo đức, con người, xã hội và văn hóa, cũng như vấn đề rất phức tạp về sự tiếp cận được liệu pháp điều trị cho những người đang bị ảnh hưởng bởi những căn bệnh hiếm gặp. Trong thực tế, rất nhiều khi chúng ta không có đủ chú ý đến những bệnh nhân này, vì chúng ta không nhìn thấy được một sự hoàn trả rõ rệt nào từ những đầu tư chúng ta tạo ra trên danh nghĩa của họ. Trong triều đại của tôi, tôi liên tục gặp gỡ những người bị các chứng bệnh được gọi là “hiếm gặp”. Thực ra những căn bệnh này đang ảnh hưởng đến triệu triệu người trên khắp thế giới, gây ra những lo lắng và đau khổ về nhiều mặt cho những người đang chăm sóc họ, mà bắt đầu là gia đình của họ.
Cuộc họp của các bạn ở đây thậm chí còn mang một giá trị đặc biệt hơn nhiều trên chân trời của Năm Thánh Lòng Chúa Thương Xót đặc biệt này, và đó là “lề luật căn bản nhất ở trong tâm hồn của mỗi người khi họ nhìn vào đôi mắt của anh chị em một cách thân ái trên lối đi của cuộc sống.” (Tông sắc Dung Nhan Tình Thương - Misericordiae Vultus, 2). Một nguồn hy vọng cho chúng là được nhìn thấy dự án có sự chung sức của rất nhiều người, nhiều tổ chức, nhiều nền văn hóa, nhiều xã hội và tôn giáo khác nhau, tất cả hợp nhất trong một tinh thần thương cảm nhất dành cho những người đang bị những căn bệnh này.
Tôi muốn cân nhắc đến, mặc dù hơi ngắn, 3 khía cạnh thuộc trách nhiệm thi hành của Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa và những cơ quan trực thuộc của Hội Đồng gồm Quỹ Tài trợ Khoa học và Đức Tin  – STOQ và Quỹ Tế bào gốc cho Sự sống (Stem for Life Foundation), cùng với rất nhiều những tổ chức khác đang liên kết trên con đường văn hóa này.
Khía cạnh thứ nhất là “nâng cao ý thức.” Tính quan trọng nền tảng là cổ vũ và thúc đẩy sự lớn mạnh của lòng cảm thông trong xã hội, để không ai còn ở trong tình trạng thờ ơ trước những tiếng kêu cầu cứu giúp của anh em chung quanh, thậm chí khi người anh em đang bị khổ sở vì một chứng bệnh hiếm gặp. Tuy nhiên, sự nhạy cảm của con người trước những nỗi đau phải mang tính toàn cầu, không bị ảnh hưởng bởi tín ngưỡng, tình trạng xã hội hay phạm trù văn hóa.
Một từ ngữ thứ hai phải song hành cùng các bạn trên con đường là “nghiên cứu” và phải được hiểu theo 2 ý nghĩa không thể tách rời nhau: giáo dục và đòi hỏi khoa học chân chính. Ngày nay hơn bao giờ hết chúng ta cảm thấy sự cấp bách này của giáo dục, cùng với việc hoàn thiện những khả năng trí tuệ cho các sinh viên, bảo đảm đúng nhân phẩm con người, bảo đảm những tiêu chuẩn chuyên môn cao nhất. Trong lĩnh vực sư phạm này, thực sự rất quan trọng, hiểu theo phạm trù khoa học sự sống và khoa học y khoa, để xây dựng lên những hướng đi thuộc nhiều lĩnh vực học thuật khác nhau nhưng vẫn duy trì một không gian cho sự hình thành con người trên những nền tảng của đạo đức. Thực tế, thậm chí trong nghiên cứu, cả về học thuật lẫn công nghiệp, đều đòi hỏi sự tập trung kiên vững những vấn đề đạo đức để có thể trở thành một công cụ bảo vệ sự sống và phẩm giá của con người. Vì vậy, việc huấn luyện và nghiên cứu đòi hỏi phải được đặt trong phạm vi phục vụ với những giá trị cao nhất như sự thống nhất, tính cao thượng, lòng vị tha, sự chia sẻ kiến thức, tôn trọng sự sống con người và một tình yêu vị tha và huynh đệ.
Khía cạnh thứ ba tôi muốn nói đến là “bảo đảm được sự tiếp cận phổ quát của liệu pháp điều trị.” Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng (Evangelii gaudium), tôi lưu ý đến giá trị của những tiến bộ của con người trong giây phút lịch sử này, nêu ra làm những ví dụ “những lãnh vực như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và trao đổi thông tin” (52).
Tuy nhiên, tôi mạnh mẽ tuyên bố rằng chúng ta phải chống lại “một nền kinh tế đặc quyền và bất bình đẳng” (ibid., 53), nó tạo ra các nạn nhân khi cơ chế lợi nhuận được đặt trên giá trị sự sống của con người.
Đây là lý do tại sao sự toàn cầu hóa của tính thờ ơ phải được chống lại bằng sự toàn cầu hóa lòng cảm thông. Vì thế chúng ta được kêu mời để phổ biến sự hiểu biết về vấn đề của những căn bệnh hiếm gặp trên bình diện quốc tế, để đầu tư cho những công tác đào tạo phù hợp, để gia tăng những tài nguyên cho nghiên cứu, sửa đổi luật cho phù hợp và thay đổi mô hình kinh tế để mọi người đều được hưởng đặc quyền. Rồi qua những nỗ lực hợp tác ở nhiều mức độ khác nhau và trong nhiều lãnh vực khác nhau, khả năng có thể đưa tới không chỉ là tìm ra được những giải pháp cho những đau khổ mà anh chị em bệnh nhân của chúng ta đang chịu đựng, nhưng còn để bảo đảm sự tiếp cận liệu pháp điều trị mang tính phổ quát cho những anh chị em này.
Vì vậy, tôi khuyến khích các bạn hãy gieo trồng những giá trị này, những giá trị đã thuộc về hành trình văn hóa và học thuật của các bạn, đã được cam kết nhiều năm trước, và vẫn đang tiếp tục thu hút thêm ngày càng nhiều người và các tổ chức trên toàn thế giới. Trong Năm Thánh này xin cầu chúc cho các bạn là những người cộng tác đủ khả năng và đại lượng với Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Tôi xin đồng hành với các bạn và chúc lành cho các bạn trên con đường của mình; và tôi xin các bạn, xin hãy cầu nguyện cho tôi. Xin cảm ơn các bạn.

[Nguồn: http://aleteia.org]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/05/2016]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét