Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Các nhà khoa học đưa các vị thánh trở lại cuộc sống bằng công nghệ ảnh

Các nhà khoa học đưa các vị thánh trở lại cuộc sống bằng công nghệ ảnh

Janet Tappin Coelho
18 tháng 7, 2016
The skulls of, left to right, St. Martin of Porres, St. Rosa of Lima and St. John Macias were taken under high security and scanned as part of a 3-D project in Brazil. Photo courtesy of Foco News Agency
Từ trái sang phải, xương sọ của các Thánh Martin Porres, Thánh Rosa Lima và thánh Gioan Macias được lưu giữ ở mức độ an ninh cao đã được scan trong dự án 3-D ở Brazil. Ảnh Foco News Agency
RIO DE JANEIRO (RNS) Các nhà khoa học Brazil đang sử dụng công nghệ in 3-D để tái tạo những khuôn mặt của các vị thánh Công giáo Roma và các người công chính khác, tạo ra hình bán thân kích cỡ thật và trông đúng như các vị thánh hàng trăm năm sau khi các ngài qua đời.
Tháng này các nhà khoa học sẽ trình bày dự án cuối cùng của họ: khuôn mặt của Thánh Rosa Lima, thánh Bổn mạng nước Peru đã qua đời năm 1617, và Nữ tu Ana Los Angeles Monteagudo, một nữ tu Đa-minh quê Peru, qua đời năm 1686 và được phong chân phước năm 1985. Những hình tượng tái tạo của họ sẽ được trưng bày ở Lima và Arequipa ngày 21 và 24 tháng 7, thay đổi nhau.
Cicero Moraes, một nhà thiết kế đồ họa vi tính, và Paulo Miamoto, một nhà nhân chủng học và nha sĩ pháp y, sử dụng kỹ thuật chụp cắt lớp (CT scan) cũng như phương pháp quang trắc, phương pháp chụp hàng trăm tấm ảnh để vẽ sơ đồ kỹ thuật số của các hộp sọ được bảo quản, lấy các ảnh chính xác về không gian hộp sọ và các dữ liệu của tất cả mọi góc cạnh.
Brazilian 3D designer Cicero Moreas met Sister Rosa Elvira Cáceres at the Monasterio de Santa Catherine of Ciene and inspects Sister Ana skull. Photo courtesy of Foco News Agencys
Nhà thiết kế 3-D người Brazil gặp nữ tu Rosa Elvira Caceres tại tu viện Monasterio de Santa Catalina de Siena và kiểm tra hộp sọ của Nữ tu Ana Los Angeles Monteagudo. Ảnh Foco News Agency
Các nhà khảo cổ sử dụng kỹ thuật quang trắc để đưa ra những chi tiết quan sát từ trên cao với độ chính xác cao để khai quật; các nhà nghiên cứu tội phạm pháp y — nghĩ đến “CSI” — sử dụng nó để tái cấu trúc hộp sọ.
Cùng với việc kết hợp phân tích hàm răng và nhân chủng với nghiên cứu lịch sử, thông tin được đưa và phần mềm 3-D sử dụng những thuật toán để tái tạo khuôn mặt với số lượng các cơ, mô và màu da.
“Mục đích của chúng tôi là tạo ra một khuôn mặt riêng từ hộp sọ mà chúng tôi tin rằng nó tương thích nhất với con người đó khi còn sống,” Miamoto nói, anh sống ở Santos, một thành phố duyên hải ở miền Nam Brazil. “Mọi thứ được thiết kế theo tính toán và cân nhắc theo khoảng thời gian người đó sống và thổi sức sống vào cho những hình tượng thật chính xác theo khả năng của chúng tôi.”
Những ảnh kỹ thuật số kích thước thật sau đó được in 3-D ở Trung tâm Công nghệ Thông tin Renato Archer ở Sao Paulo, sử dụng chất bột nhựa dính để tạo tượng.
“Quy trình in để tái tạo một khuôn mặt có thể chậm, mất một hay hai ngày để hoàn thành, vì bản in có rất nhiều lớp,” Moraes giải thích, ông quê ở Sinop, một thành phố vùng trung tây Brazil. “Khi bản in cuối cùng nằm trên tay chúng tôi nó trông giống như một tượng điêu khắc, hoàn toàn trắng và không có màu đường nét. Từ đó chúng tôi phải thêm các chi tiết thuộc ngành giải phẫu, những đặc điểm khuôn mặt, màu da và nước da, và xây dựng một hình ảnh thật công bằng cho vị thánh.”
The real-life bust of St. Paulina produced by 3D printing by Brazilian scientists Cicero Moraes and Dr. Paulo Miamoto, painted by Mari Bueno. Photo courtesy of Foco News Agency
Tượng bán thân của Thánh Paulina do công nghệ in 3-D của các nhà khoa học Cicero Moraes và Paulo Miamoto, vẽ bởi Mari Bueno. Ảnh Foco News Agency
Những nhân vật quan trọng khác cũng đã được xây dựng lại bởi các nhà khoa học Brazil trong đó có khuôn mặt của Thánh Mary Magdalena, được xem là chứng nhân đầu tiên sự phục sinh của Chúa Giê-su, và thánh An-tôn Padua, thầy dòng Phanxico Bồ Đào nha qua đời năm 1231.
Các nhà khoa học đầu tiên được Trường Đại học Padova ở Ý giao nhiệm vụ làm việc với hộp sọ của Thánh An-tôn năm 2014. Công trình này đã dẫn đến yêu cầu tái tạo khuôn mặt của Thánh Mary Magdalena từ một hộp sọ được bảo tồn trong một nhà thờ ở Saint-Maximin-la-Sainte-Baume thuộc miền nam nước Pháp. Người Công giáo tin rằng Mary Magdalena đã chạy di tản sang Pháp từ Palestine để tránh cuộc bách hại và đã qua đời ở đó.
Hộp sọ được trưng bày trong một hộp kính trong hòm đựng thánh tích. Các bức ảnh do những người bảo vệ thánh tích chụp được sử dụng để tái tạo lại khuôn mặt.
Các nhà khoa học, cả hai đều là thành viên của Nhóm Nhân chủng học Pháp y và Nha khoa Pháp y Brazil khám phá ra rằng những hình ảnh của các thánh nói chung không chính xác.
“Trong trường hợp của Thánh An-tôn, chúng tôi tìm thấy thân hình của ngài cường tráng hơn những gì đã được thể hiện trên tranh trên 800 năm qua,” Moraes nói. “Chúng tôi khám phá ra mũi của ngài không mảnh cũng không nhỏ và môi của ngài khá dày.”
Image of the 3D reconstruction of the face of St. Rosa de Lima by Brazilian scientists. Photo courtesy of Foco News Agency
Ảnh tái tạo 3-D khuôn mặt của Thánh Rosa de Lima của các nhà khoa học Brazil. Ảnh Foco News Agency
“Trong trường hợp của Thánh Rosa, khuôn mặt tái tạo lại của chị cho thấy một phụ nữ đẹp với các đường nét nhẹ nhàng và đôi mắt to, rất khác so với những ảnh vẽ xưa mô tả chị.”
Gần đây nhất, chuyên gia nghệ thuật thánh người Brazil là Mari Bueno nhận công việc điền vào chỗ trống. Chị làm việc với khuôn mặt của Thánh  Paulina, người phụ nữ Brazil đầu tiên được phong thánh năm 2002.
Các thành viên trong dòng Các Tiểu nữ Vô nhiễm Nguyên tội, những người được giao nhiệm vụ thực hiện dự án và có biết Thánh Paulina, lo lắng rằng hình ảnh trông hơi khắt khe và yêu cầu phải thêm vào một “nét cười phảng phất.”
“Tôi nghiên cứu những chi tiết và sắc da của Thánh Paulina trong các tài liệu lịch sử và nó ảnh hưởng đến việc tôi thực hiện,” Bueno nói. “Tôi sử dụng hơn 5 lớp màu, hòa trộn trong khoảng thời gian 40 ngày để tạo ra được mẫu hoàn thiện.”
Nữ tu Celia Bastiana Cadorin, người đã giúp đẩy nhanh tiết trình phong thánh cho chị Paulina những năm sau khi thánh nữ qua đời năm 1942, nói rằng chị quá vui mừng với “sự hoàn hảo của tác phẩm.”
“Nét cười trên khuôn mặt của Nữ tu Paulina cho thấy khía cạnh con người, thánh nữ luôn là một người hạnh phúc ngay cả trong những thời gian khó khăn,” chị nói.
Công nghệ hàng đầu đang bắc cầu nối sự chia cách giữa tôn giáo và khoa học, vì người Công giáo khen ngợi sự tái tạo của công nghệ 3-D như là một bước ngoặt quan trọng làm thỏa mãn sự tò mò lâu nay về đặc điểm hình thể của các thánh.
Trước khi có sáng kiến về khoa học này, cộng đồng Công giáo chỉ có thể suy đoán hình dáng của các vị thánh và những người công chính.
Cả hai nhà khoa học người Brazil này đều không có niềm tin sâu đậm về tôn giáo.
“Chúng tôi bị thúc đẩy bởi những đặc điểm khoa học của những nghiên cứu và rất quan tâm đến con người, mà các thánh thì cũng như vậy, trước khi họ được tôn phong,” Miamoto nói.
Moraes nói rằng anh chưa bao giờ bị thử thách về niềm tin hay thiếu niềm tin trong các nhà dòng và nhà thờ mà anh đã đến thăm.
Anh nói, “Với tôi, không có bằng chứng nào lớn hơn việc khoa học và tôn giáo có thể song hành với nhau trong sự hài hòa, mà không bị va đụng nhau.”
Tác phẩm của các nhà khoa học ở Peru là một dự án kéo dài 1 năm, cùng cộng tác với các nhà nghiên cứu từ trường Đại học Thánh Martin de Porres ở Lima.
Cùng với thánh Rosa và Nữ tu Ana, công trình của họ bao gồm tái tạo khuôn mặt của hai vị thánh khác, Thánh Martin de Porres và Thánh Gio-an Macias — cả hai đã qua đời nhiều thế kỷ.
Tác phẩm của các nhà khoa học trước tiên được trưng bày ở Peru trước nửa triệu người Công giáo cuối năm ngoái. Từ đó các bức ảnh truyền thống của các thánh đã được thay bằng các poster cập nhật hợp thời hơn và những ảnh lịch.
Tu huynh Luis Enrique Ramirez, Tu viện trưởng Santo Domingo Church, ở Lima, làm việc rất gần với các nhà khoa học Brazil, giám sát việc tạm thời lấy các hộp sọ ra ngoài, dưới kiểm soát an ninh cao, đưa đến một phòng y khoa ở Lima để chụp CT các hộp sọ.
“Dự án cho thấy một khám phá đáng kinh ngạc và là một thành công lớn,” tu huynh nói. “Thật là một niềm vui lớn cho chúng tôi được nhìn thấy những khuôn mặt đời thật của một số trong những thánh tích quý giá nhất của chúng tôi.”
(Janet Tappin Coelho là phóng viên của RNS tại Rio de Janeiro)
[Nguồn: religionnews]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/07/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét