Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

PHỎNG VẤN: Thể thao phải đặt nhân vị con người lên hàng đầu

PHỎNG VẤN: Thể thao phải đặt nhân vị con người lên hàng đầu

Đây là một đóng góp của Tòa thánh có thể mang đến một xã hội công bằng hơn, nhân bản hơn, trưởng phòng ‘Giáo hội và Thể thao’ của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân nói
21 tháng 7, 2016
SS. Papa Francesco - Scholas Occurrentes29-05-2016@Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano
L'Osservatore Romano
Một đại hội quốc tế sẽ được tổ chức tại Vatican trong tháng 10 để thảo luận về sự hợp tác giữa đức tin và thể thao nhằm nâng cao đời sống con người. Hội nghị được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức hợp tác với Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân.
Đặc biệt từ thế kỷ 20, Giáo hội đã tổ chức các hoạt động thể thao, hoặc chuyên nghiệp hoặc giải trí, góp phần vào cơ hội để làm mạnh mẽ hơn về thể lý và tinh thần. Và đây là công việc của Phòng “Giáo hội và Thể thao” của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, một phòng được thiết lập theo mong ước cụ thể của Thánh Gioan Phaolo II năm 2004. Công việc thực hiện gồm 2 phần. Về một mặt là đại diện quốc tế của Giáo hội trên toàn thế giới về thể thao, và mặt khác, thúc đẩy và tổ chức những dự án làm thăng tiến đức tin và những giá trị trong thể thao và trong xã hội thông qua những môn thể thao, Santiago Perez de Camino giải thích, ông chịu trách nhiệm phòng này. ZENIT phỏng vấn ông để biết thêm về công việc và sứ mạng của ông.
* *  *
ZENIT: Điều gì đã tạo động lực tổ chức hội nghị này?
Perez de Camino: Đây là hội nghị thế giới đầu tiên được tổ chức ở Vatican về chủ đề thể thao, mặc dù đã có 4 hội nghị chuyên đề nghiên cứu quốc tế đã được tổ chức bởi Phòng “Giáo hội và Thể thao” thuộc Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân. Hội nghị này được Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa tổ chức, cùng hợp tác với Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, vì thể thao là một công cụ riêng biệt để phúc âm hóa, nó mang những cá nhân thuộc mọi sắc tộc, mọi hệ tư tưởng và tôn giáo lại với nhau. Rõ ràng đó là một trong những lý do ẩn sau yêu cầu của Thánh Gioan Phaolo II phải thành lập Phòng này. Nó là một cách để cải thiện xã hội thông qua một phương tiện rất hữu ích và nó tiếp cận được với toàn thế giới, không chỉ riêng đối với giới trẻ.
Đây là một đóng góp của Tòa thánh có thể mang đến một xã hội công bằng hơn, nhân bản hơn, vì những giá trị của thể thao có thể giúp tạo nên một xã hội tốt hơn.
ZENIT: Hội nghị sẽ gồm những ai?
Perez de Camino: Sẽ có khoảng chừng 150 đại biểu, gồm những nhân vật nổi tiếng trong làng thể thao, các liên đoàn quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các hội đoàn Công giáo và những người thuộc các Giáo hội Ki-tô và các tôn giáo khác. Trong số những người tham dự sẽ có Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế và Tổng thư ký của Liên Hiệp quốc, điều đó cho thấy tầm quan trọng mà các tổ chức khác nhau dành cho thể thao xem như một phương tiện để hình thành những giá trị. Mặc dù được tổ chức bởi Tòa thánh và với một đặc điểm siêu nhiên, nhưng nó không phải là hội nghị tôn giáo. Chúng ta có thể nói nó là đa văn hóa, vì nó tìm kiếm để thiết lập nền tảng nhằm tạo ra những công cụ và phương pháp cải thiện xã hội và không loại bỏ những khu vực ngoại vi. Nói cách khác, tìm ra cách để giúp con người có thể sống tốt hơn qua thể thao.
ZENIT: Như vậy, Đức Thánh Cha Phanxico đánh giá rất cao những giá trị của thể thao ...
Perez de Camino: Nếu chúng ta nhìn lại 3 năm rưỡi triều đại vừa qua, ngài đã gặp gỡ những cá nhân trong làng thể thao nhiều hơn bất kỳ lãnh vực xã hội và văn hóa nào khác. Ngài đã họp, không chỉ với đại diện các tổ chức thể thao quốc tế và các vận động viên, nhưng với cả những tổ chức Công giáo cống hiến trong lĩnh vực giáo dục những giá trị thông qua thể thao. Trong phạm vi này, Đức Thánh Cha là một mẫu gương vĩ đại và cho thấy tầm quan trọng mà ngài đưa ra để thể thao được hiểu đúng nghĩa hơn, khi nó được hiểu như một phương tiện chứ không phải là một chung kết của chính nó. Vì, như ngài đã cảnh báo, có những nguy cơ thể thao được xem như là chung kết chứ không phải là một phương tiện để làm hoàn thiện thể lý và tinh thần con người.
ZENIT: Những giá trị tích cực của thể thao có thể được truyền tải như thế nào?
Perez de Camino: Chìa khóa, và chúng tôi đã và đang làm việc về vấn đề này, là thể thao phải đặt nhân vị con người lên hàng đầu; đó là lý do chúng tôi tổ chức những hội thảo này. Ví dụ, năm ngoái chủ đề chính là Huấn luyện viên là người định hình và nhà giáo dục, vì chúng tôi nhận thấy rằng thể thao đang được chuyên nghiệp hóa rất nhanh, nó đòi hỏi sự cống hiến và đầu tư tài chính nhiều hơn, nhưng đầu tư vẫn chưa được thực hiện trong việc định hình nhân cách và đạo đức của các vận động viên. Đức Thánh Cha rất quan tâm làm sao để thể thao là một công cụ của việc định hình cho các thế hệ mới. Vì vậy, điều quan trọng là mọi thành phần góp phần trong thể thao nhìn thấy được tầm quan trọng của yếu tố này: huấn luyện cho các vận động viên khi họ còn rất trẻ không phải chỉ với suy nghĩ rằng họ phải là người giỏi nhất hay phải chiến thắng bằng mọi giá. Khi thể thao bị chuyển hóa thành công cụ cho mục tiêu duy nhất này, nó sẽ trở nên một cái gì đó rất tiêu cực cho một con người.
ZENIT: Những hội nghị như vầy đã tạo ra được những kết quả gì?
Perez de Camino: Trong suốt 12 năm hiện diện của Phòng “Giáo hội và Thể thao” bốn hội nghị này đã có những kết quả rất tốt, đặc biệt ở một số những quốc gia nói tiếng Anh, tại đây việc định hình những giá trị trong thể thao phát triển hơn. Tôi có cơ hội đến Hoa Kỳ làm việc vào mùa xuân năm nay và tôi thấy người ta biết về những biên bản của các hội nghị mà chúng tôi tổ chức. Với tài liệu này, những ai không thể tham dự có thể suy tư và thực hành những điều được thảo luận trong các hội nghị. Tôi rất ngạc nhiên khi nhìn thấy, không chỉ việc họ biết đến các biên bản, nhưng rất nhiều điều đã được đem ra thực hành.
Một ví dụ là trường hợp một học viện không có linh mục tuyên úy, họ đã mời linh mục quản xứ tham dự các buổi huấn luyện đội bóng đá Mỹ. Huấn luyện viên nói với các cầu thủ rằng linh mục luôn sẵn sàng với mọi người. Vào cuối mùa thể thao, linh mục đã trở thành một cầu thủ và hiện giờ là một phần của đội bóng, với mối quan hệ rất chân tình của tình bạn giữa vị linh mục hiện là tuyên úy và các cầu thủ. Qua ví dụ này chúng ta có thể thấy gốc rễ của những ý tưởng mới được sinh ra ở nhiều quốc gia khác nhau. Một ví dụ khác là “Hiệp hội Thể thao Gioan Phaolo II,” tồn tại ở Ấn độ — một Hiệp hội có gốc từ Phòng “Giáo hội và Thể thao” của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân và của các hội nghị đã được tổ chức.
ZENIT: Và những thuận lợi được rút ra từ những sự kiện thể thao, chẳng hạn Olympics hay Europe Cup, để truyền tải những giá trị tích cực này của thể thao?
Perez de Camino: Quan trọng là phải thúc đẩy được sự nhận thức vấn đề này trong các hiệp hội tổ chức những sự kiện này. Chúng tôi có mối quan hệ rất gần với Ủy ban Olympic Quốc tế. Thực ra, một trong những thành viên của Phòng là thành viên của Ủy ban Olympic Quốc tế. Và mối liên hệ này giúp chúng tôi có thể, dần dần từng bước, đưa thêm việc phúc âm hóa và đào tạo định hình vào. Ví dụ, trong kỳ Olympic ở Rio chúng tôi đã làm việc rất sát với giáo phận để các cha tuyên úy của các đội Olympic quốc gia dễ dàng tiếp cận toàn bộ các sự kiện, và từ đó có thể đi cùng các vận động viên.
[Nguồn: https://zenit.org]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/07/2016]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét