Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Chuyến đi taxi dài nhất của tôi: một cái nhìn từ vụ đánh bom New York

Chuyến đi taxi dài nhất của tôi: một cái nhìn từ vụ đánh bom New York

Bethanne Patrick
19 tháng 9, 2016

Một tài xế taxi đã đưa tôi qua những đám hỗn loạn xung quanh chỗ đánh bom ở New York vào cuối tuần vừa rồi

Yellow cab in Manhattan
Miguel Pereira | Getty Images
Thứ Bảy vừa rồi tôi phải đến Manhattan công tác. Một người bạn sống ở khu vực thành phố New York tặng tôi mấy cái vé (vé đẹp!) đi xem buổi trình diễn Carol Burnett tối hôm đó tại Nhà hát lịch sử Beacon của vùng Thượng Tây.
Trong cùng một đêm, tôi đã cười thỏa sức như chưa từng được cười — và rồi khóc. Vì, khi tôi ra khỏi nhà hát, tôi nhảy lên một taxi, anh tài xế và tôi nhìn lượng xe cộ đông khác thường tại Vòng xoay Columbus, mở điện thoại thông minh và khám phá ra rằng có một vụ đánh bom nghiêm trọng ở Chelsea. Ít nhất vài chục người đã bị thương (con số sau đó leo lên đến 29), một số rất nặng. Tôi bật khóc.
Nó vừa qua được một tuần sau khi toàn quốc kỷ niệm lần thứ 15 vụ tấn công 11/9. Tôi khóc vì người dân New York lại phải chịu đau khổ. Tôi khóc vì những vụ tấn công này (mà sau đó chúng tôi biết có hai vụ) nó quá bất ngờ và rất kinh hoàng. Tôi khóc vì tôi đang cố trở về khách sạn của tôi ở khu trung tâm và lo lắng rằng có kẻ nào đó, ở đâu đó, có thể làm điều điên khùng và tôi không thể trở về được.
Trước hết, tôi đang ở đây và chúng tôi đang ở đây: chúng tôi ổn. Thật tạ ơn vì các vụ đánh bom đã được cảnh sát New York kiểm soát và không chuyển sang lớn hơn hay nghiêm trọng hơn.
Thứ hai, và là quan trọng nhất: khi tài xế taxi của tôi vượt qua được những con đường kẹt cứng, chúng tôi nhìn thấy các nhóm vài chục người khách bộ hành và người chạy xe đạp cho thuê, vẫn trên đường về nhà với với sự tự tin của New York như bình thường. Họ không khóc; họ thích nghi. Một số người vẫn có thể tán gẫu hay cười với nhau một cách dễ dàng, nhưng vẫn không bỏ qua cú sốc khủng khiếp của cư dân vùng Manhattan, nhưng họ biết rằng điều tốt nhất họ có thể làm là vẫn giữ nhịp sống của thành phố và tiếp tục chuyển động. Chắc chắn có nhiều xe cộ đang bấm còi — nhưng không có tai nạn và không có tiếng kêu khóc.
Thứ ba, phải mất gần 3 giờ để đi từ Đường 75 đến Hạ Manhattan và đến khách sạn của tôi (tôi không ra khỏi xe và nhảy lên xe điện vì một số cửa đã đóng và, vì là khách du lịch, tôi sợ bị lạc và có thể mất nhiều thời gian hơn để về nhà). Tôi quyết định dù có phải dốc hết túi để trả, tôi vẫn trả.
Khi chúng tôi đi qua Trung tâm Thương mại Một Thế giới, tôi hướng mặt nhìn ra ngoài cửa sổ và nhìn chằm chằm vào tòa tháp mới sừng sững đứng ở đó, “những cánh” màu trắng của nó vươn ra khỏi đám tro bụi của thảm kịch tháng 9 năm 2001. Tôi nghĩ đến tất cả những người đàn ông và phụ nữ bị giết trong ngày hôm đó, và tất cả những con người đã làm việc để đưa thành phố khổng lồ của họ trở lại sức sống.
Tài xế taxi của tôi dừng ở lề đường. “Đây là khách sạn của cô, thưa cô,” anh ta nói. Tôi nhìn vào đồng hồ và nó hiện số $25. Làm sao có thể như thế? “Tôi đã tắt đồng hồ ở Đường 26,” anh ta trả lời. “Đó là một điều phải làm.”
Đó là điều phải làm. Cùng nhau và từng cá nhân, đối mặt với tình trạng khẩn cấp, người New York làm điều phải làm. Họ làm tôi cảm thấy tự hào là người Mỹ. Và họ đã làm tôi có thể ngủ một đêm dài ngon giấc hôm thứ Bảy, bất kể chuyến taxi dài nhất đời tôi.
Bethanne Patrick

[Nguồn:  forher.aleteia]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/09/2016]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét