Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico: Diễn Từ Tại Hội Nghị Bàn Tròn Quỹ Toàn Cầu

Đức Thánh Cha Phanxico: Diễn Từ Tại Hội Nghị Bàn Tròn Quỹ Toàn Cầu

Đức Thánh Cha Phanxico: Diễn Từ Tại Hội Nghị Bàn Tròn Quỹ Toàn Cầu
Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi tiếp kiến chung tại Vatican ngày 11 tháng Một 2017, trong Thành Vatican. - AFP
14/01/2017 12:15
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã tiếp các tham dự viên trong Hội Nghị Bàn Tròn Roma của Quỹ Toàn Cầu hôm thứ Bảy.
Đặt trụ sở tại Melbourne, Úc, Quỹ Toàn Cầu là một mạng lưới toàn cầu các nhà lãnh đạo dân sự liên quan đến các lĩnh vực thương mại, công nghiệp, luật pháp, chính sách và hoạt động trí tuệ, họ là những người tìm cách tạo điều kiện cho nhiều tầng lớp xã hội gặp gỡ và làm việc với nhau để giải quyết những thách đố quan trọng của thời khắc lịch sử này.
“Hội Nghị Bàn Tròn Roma” mang đến 50 tham dự viên khách mời và một số những nhà quan sát từ cộng đồng doanh nghiệp và đầu tư, các nhà lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức dân sự, các đoàn thể trí thức và dân sự, đến Roma trong buổi họp hai ngày 13 và 14 tháng Một, để đánh giá và báo cáo về những hoạt động cụ thể trong những vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu, chẳng hạn Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững của Liên Hợp Quốc.

Dưới đây là toàn văn diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các tham dự viên, bản dịch tiếng Anh chính thức
******************************************
Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico
tại Hội Nghị Bàn Tròn của Quỹ Toàn Cầu
14 tháng Một 2017
Các bạn thân mến,
Tôi rất vui vì được tham dự cùng quý vị trong phiên họp mới của Hội Nghị Bàn Tròn của Quỹ Toàn Cầu. Được khơi gợi cảm hứng từ phương châm của Quỹ – “Chúng Ta Cùng Nhau Đấu Tranh Cho Thiện Ích Chung Toàn Cầu” – quý vị họp nhau để thảo luận nhận thức đúng đắn những con đường đạt được một sự toàn cầu hóa trong “hợp tác,” đó là sự tích cực, đối nghịch lại với sự toàn cầu hóa tính thờ ơ. Quý vị tìm đến sự bảo đảm rằng cộng đồng quốc tế, được định hình bởi những tổ chức, những cơ quan và đại diện của xã hội dân sự, có thể đạt được những mục tiêu quốc tế một cách hiệu quả, và những trách nhiệm đã được công bố và đảm trách, chẳng hạn Chương Trình Nghị Sự 2030 cho Sự Phát Triển Bền Vững và Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững.
Trước hết, tôi xin nhắc lại quan điểm chắc chắn của tôi rằng một nền kinh tế thế giới loại bỏ đàn ông, phụ nữ và trẻ em vì họ không còn được xem là hữu ích hay có khả năng sinh lợi dựa trên những tiêu chuẩn rút ra từ thế giới kinh doanh hoặc những tổ chức khác, là không thể chấp nhận được, vì nó phi nhân đạo. Sự thiếu những quan tâm này đối với con người là một dấu hiệu của những bước giật lùi và phi nhân bản trong bất kỳ một hệ thống chính trị hay kinh tế nào. Những người gây ra hoặc để cho người khác bị loại trừ – dù là người tị nạn, trẻ em bị lạm dụng hoặc nô lệ, hoặc người nghèo chết trên những đường phố trong thời tiết giá lạnh – chính họ trở thành những cỗ máy vô hồn. Vì họ hoàn toàn chấp nhận một nguyên tắc mà chính họ, chẳng sớm thì muộn, cũng sẽ bị loại bỏ, khi họ không còn khả năng chứng tỏ sự hữu dụng cho một xã hội lấy sự phú quý, là thần đồng tiền, làm trung tâm của mọi sự chú ý.
Năm 1991, Thánh Gioan Phaolo II, trả lời cho sự sụp đổ của những hệ thống chính trị đàn áp và sự hội nhập những thị trường tiến bộ mà chúng ta bây giờ gọi là toàn cầu hóa, đã cảnh báo nguy cơ rằng một ý thức hệ tư bản chủ nghĩa sẽ lan rộng. Tiến trình này sẽ dẫn đến rất ít hoặc không một chút quan tâm đến những thực tại của tình trạng gạt bỏ, bóc lột và sự loại trừ con người, một sự thiếu quan tâm đến vô số những người vẫn đang phải sống trong những điều kiện nghèo đói về vật chất và đạo đức, và một niềm tin mù quáng vào sự phát triển tự do của những sức mạnh thị trường. Vị Tiền nhiệm của tôi đã đặt câu hỏi liệu một hệ thống kinh tế như vậy có trở thành khuôn mẫu để giới thiệu cho những người đang đi tìm con đường để đến với sự tiến bộ thực sự về kinh tế và xã hội, và ngài đã đưa ra câu trả lời thẳng thắn ngược lại. Đây không phải là con đường (xem Thông điệp Centesimus Annus, 42).
Thật đáng buồn, những mối nguy hiểm làm Thánh Gioan Phaolo II trăn trở đã xảy ra. Đồng thời chúng ta đã chứng kiến sự lan rộng của những nỗ lực cụ thể từ phía các cá nhân và tổ chức để đảo ngược lại những căn bệnh do sự toàn cầu hóa vô trách nhiệm gây ra. Mẹ Teresa Calcutta, tôi vui mừng đã tuyên phong thánh cho Mẹ mấy tháng trước, và Mẹ là một biểu tượng cho thời đại của chúng ta, về một mặt nào đó đại diện cho những cố gắng đó. Mẹ đã cúi xuống để an ủi những người nghèo nhất trong những người nghèo, bị bỏ lại và chết bên vệ đường, tìm lại cho mỗi người phẩm giá của Thiên Chúa ban cho họ. Mẹ đón nhận mọi sự sống con người, cho dù chưa sinh ra hay bị bỏ rơi và loại trừ, và Mẹ đã làm cho tiếng nói của  mẹ được nghe thấy bởi những người quyền lực trên thế giới này, kêu gọi họ nhìn thấy những tội ác của sự cùng khốn mà chính họ phải chịu trách nhiệm (xem Bài giảng Lễ Tuyên phong Thánh Mẹ Teresa Calcutta, 4 tháng Chín 2016).
Đây là thái độ đầu tiên dẫn đến sự toàn cầu hóa tình huynh đệ và hợp tác. Điều quan trọng hơn hết cho mỗi người chúng ta, từng cá nhân, phải vượt qua được sự thờ ơ của mình trước tình trạng thiếu thốn của người nghèo. Chúng ta cần phải học được “lòng trắc ẩn” đối với những người đang chịu đau khổ vì bách hại, cô đơn, cưỡng bức di tản hoặc bị chia lìa khỏi gia đình. Chúng ta cần phải học cách “chia sẻ đau khổ” với những người thiếu quyền tiếp cận với chăm sóc sức khỏe, hay những người đang chịu nạn đói, giá rét hoặc nóng hạn.
Lòng trắc ẩn này sẽ làm cho những người có trách nhiệm trong thế giới tài chính và chính trị có thể sử dụng tài năng và những nguồn lực của họ không chỉ để kiểm soát và khống chế những hậu quả của sự toàn cầu hóa, nhưng còn để giúp cho các nhà lãnh đạo ở mọi cấp độ chính trị – vùng, quốc gia và quốc tế – sửa lại hướng đi khi cần thiết. Vì chính trị và kinh tế phải được thi hành với tính thận trọng.
Giáo hội vẫn giữ sự hy vọng hơn bao giờ hết, vì Giáo hội vẫn ý thức về tiềm năng bao la của trí tuệ con người bất cứ khi nào nó để cho chính nó được hỗ trợ và hướng dẫn bởi Thiên Chúa, và bởi thiện chí của rất nhiều người, bé nhỏ và vĩ đại, nghèo và giàu, doanh nhân và công nhân đều như nhau. Vì lý do này, tôi khuyến khích quý vị hãy rút lấy những nguồn khơi gợi cảm hứng từ các giáo huấn của Giáo hội khi quý vị tiếp tục những nỗ lực để thăng tiến sự toàn cầu hóa hợp tác, hoạt động với xã hội dân sự, các chính phủ, các cơ quan quốc tế, các tổ chức kinh viện và khoa học, và những tổ chức quan tâm khác. Tôi xin gửi quý vị những lời chúc tốt đẹp thân ái cho mọi sự thành công trong những nỗ lực của quý vị.
Tôi xin cảm ơn toàn thể quý vị đã lắng nghe và tôi sẽ cầu nguyện cho quý vị. Tôi cũng xin quý vị hãy chuyển những lời chào thăm của tôi, cùng với phép lành của tôi, đến gia đình và bạn bè đồng nghiệp của quý vị.


[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/01/2017]
Image may contain: one or more people and indoor
Image may contain: 3 people, people standing and wedding
Image may contain: 5 people, suit and wedding
Image may contain: 8 people, wedding
Image may contain: 3 people, people standing, wedding and suit
Image may contain: 2 people, people standing 
Image may contain: 11 people, people standing and suit


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét