Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor

GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor

“Để cho các tông đồ của Ngài nhìn thấy vinh quang của Ngài” và “để cho biết con đường Thập giá sẽ dẫn tới đâu”
12 tháng Ba, 2017
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau khi đọc Kinh Truyền Tin giữa trưa với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền tin
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tin mừng Chúa nhật thứ Hai Mùa Chay này trình bày cho chúng ta trình thuật sự Biến hình của Chúa Giê-su (x. Mt 17:1-9). Đem theo ba tông đồ Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an bên cạnh, Ngài dẫn các ông lên một ngọn núi cao, tại đây một hiện tượng phi thường xảy ra: dung nhan Chúa Giê-su “chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (c. 2). Bằng cách đó Thiên Chúa cho thấy vinh quang nước Trời chiếu tỏa trong con người của Ngài, và có thể được đón nhận bằng đức tin trong lời giảng dạy của Ngài và trong những phép lạ Ngài làm. Và, cùng với sự Biến hình của Ngài trên núi là việc hiện ra của Môi-sê và Ê-li-a, “đàm đạo với Ngài” (c. 3).
“Ánh sáng chiếu tỏa” là đặc điểm nổi bật trong biến cố đặc biệt này tượng trưng cho mục đích: soi sáng cho tâm trí và tâm hồn của các tông đồ, để họ có thể hiểu rõ Thầy của họ là ai. Đó là một luồng sáng đột ngột mở ra trên mầu nhiệm của Chúa Giê-su và chiếu tỏa sáng ngời toàn bộ con người của Ngài và toàn bộ câu chuyện của Ngài.
Bây giờ chắc chắn trên con đường tới Giê-ru-sa-lem, nơi Ngài chịu đau khổ và bị kết án chịu chết vì đóng đinh, Chúa Giê-su mong muốn chuẩn bị cho những con người của Ngài về sự kiện ô nhục này — sự ô nhục của Thập giá –, vì sự ô nhục này quá lớn cho đức tin của họ, đồng thời, công bố trước sự Phục sinh của Ngài, tỏ lộ chính Ngài là Đấng Mê-xi-a, Con Thiên Chúa. Và Chúa Giê-su chuẩn bị các ông đến đó cho thời khắc buồn bã và quá sức đau thương. Quả thật, Chúa Giê-su đã thể hiện bản thân mình là một Đấng Mê-xi-a quá khác so với những gì được mong đợi, những gì mà họ tưởng tượng về Đấng Mê-xi-a, Đấng Mê-xi-a như thế nào: không phải là một vị vua quyền lực và vinh quang, nhưng là một Người Phục vụ khiêm nhường và không được bảo vệ; cũng không phải là một lãnh chúa với gia tài khổng lồ, là dấu hiệu của sự phúc lộc, nhưng là một con người không có chỗ để tựa đầu; cũng chẳng phải là một vị trưởng lão với nhiều con cháu hậu duệ, nhưng là một con người độc thân không nhà cửa không tổ ấm. Quả thật sự mặc khải của Thiên Chúa đảo lộn hoàn toàn, và dấu chỉ làm hoang mang nhất của sự đảo lộn đầy ô nhục này là thập giá. Nhưng chính qua thập giá mà Chúa Giê-su sẽ giành được Phục sinh vinh quang của Ngài, đó sẽ là tuyệt đối, không như sự Biến Hình này chỉ kéo dài chốc lát, một phút thoáng qua.
Chúa Giê-su biến hình trên núi Tabor muốn cho các tông đồ của Ngài thấy vinh quang của Ngài không phải để cho các ông vượt qua được thập giá, nhưng là để chỉ cho thấy thập giá sẽ dẫn tới đâu. Một người chết với Đức Ki-tô, sẽ cùng sống lại với Đức Ki-tô. Và thập giá là cánh cửa của Sự Phục Sinh. Một người cùng chiến đấu với Ngài, sẽ vinh thắng cùng Ngài. Đây là thông điệp hy vọng chứa đựng trong Thập giá của Đức Ki-tô, thúc đẩy chúng ta dũng cảm chịu đựng trong cuộc đời. Thập giá của người Ki-tô hữu không phải là một thứ trang trí trong gia đình hay là một vật trang sức để đeo, nhưng thập giá của người Ki-tô hữu là một lời khẩn cầu đến với tình yêu mà Chúa Giê-su đã hy sinh chính mình Ngài để cứu nhân loại khỏi sự ác và tội lỗi. Trong Mùa Chay này, chúng ta hãy cùng chiêm ngắm sự dâng hiến trong hình ảnh của thập tự, Giê-su trên cây thập giá: đó là dấu chỉ của đức tin của người Ki-tô hữu; đó là dấu tượng trưng của Chúa Giê-su, chết và sống lại cho chúng ta. Chúng ta cũng hãy lấy Thập giá như là sự đánh dấu những chặng đường của hành trình Mùa Chay của chúng ta, để hiểu rõ hơn gánh nặng của tội và giá trị của sự hy sinh mà qua đó Đấng Cứu Độ đã giải thoát cho tất cả chúng ta.
Mẹ Đồng Trinh đã chiêm ngắm vinh quang của Chúa Giê-su ẩn giấu trong nhân tính của Ngài. Nguyện xin Mẹ giúp chúng ta cùng ở với Ngài trong lời cầu nguyện thinh lặng, và để cho chúng ta được chiếu tỏa ánh sáng bởi sự hiện hữu của Ngài, để mang lấy trong tâm hồn chúng ta, qua những đêm đen, sự suy tư về vinh quang của Ngài.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/03/2017]


Image may contain: 1 person, standing, wedding and stripesGIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor



GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi TaborGIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét