Chủ Nhật, 16 tháng 4, 2017

Đức Thánh Cha với báo La Repubblica: ‘Thế giới phải chặn các thần chiến tranh’

Đức Thánh Cha với báo La Repubblica: ‘Thế giới phải chặn các thần chiến tranh’

Đức Thánh Cha với báo La Repubblica: ‘Thế giới phải chặn các thần chiến tranh’
Đức Thánh Cha Phanxico nói về chiến tranh và Lễ In Coena Domini (Lễ Rửa Chân) cho các tù nhân hôm thứ Năm trong một phỏng vấn của tờ La Repubblica - AFP
13/04/2017 10:02
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha đã đồng ý có một phỏng vấn với tờ báo của Ý, La Repubblica, phát hành sáng thứ Năm, trong đó ngài nói về lý do tại sao ngài luôn dâng Lễ Tiệc Ly của Chúa với các tù nhân và về “cuộc chiến thế giới kinh hoàng đang xảy ra trên từng vùng” hiện nay.
Năm nay, Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly hôm thứ Năm Tuần Thánh tại Trung tâm Paliano Detention, gần Roma, tại đây một lần nữa ngài lại rửa chân cho các tù nhân bên lề xã hội.
Đức Thánh Cha nói quyết định của ngài tiếp tục dâng lễ In Coena Domini (Lễ Tiệc Ly) với các tù nhân “là một bổn phận đến từ trái tim của tôi.”
“Trích đoạn Tin mừng của ngày chung thẩm nói rằng, ‘Ta là một tù nhân và các ngươi đã đến thăm ta.’ Đây là công việc của Chúa Giê-su trao cho mỗi chúng ta, nhưng đặc biệt cho giám mục là cha của mọi người.”

Mẫu gương của Đức Hồng y Agostino Casaroli
Khi được hỏi ai đã cho ngài bài học này, Đức Thánh Cha kể tấm gương của Đức Hồng y Agostino Casaroli đã qua đời.
Ngài nói thậm chí khi còn là Quốc vụ Khanh Vatican, đức Hồng y Casaroli tiếp tục thực hiện hoạt động mục vụ của ngài tại trung tâm giam giữ thanh thiếu niên của Roma, Casal del Marmo, những người mà ngài đến phục vụ hoàn toàn không biết ngài là ai.
“Mỗi tối thứ Bảy ngài đều biến mất: ‘Ngài đang nghỉ ngơi,’ người ta nói vậy. Ngài đón xe buýt, với cái va-li nhỏ cho công việc, và ngài ở lại để giải tội cho các bạn trẻ và cùng chơi với họ. Họ gọi ngài là ‘Don Agostino’; họ thực sự chẳng biết ngài là ai. Khi Đức Gio-an XXIII tiếp kiến ngài sau chuyến thăm viếng đầu tiên của người đến Đông Âu trong suốt sứ mạng ngoại giao của người trong  đỉnh điểm của cuộc Chiến Tranh Lạnh, đức Giáo hoàng hỏi ngài vào cuối buổi gặp gỡ: ‘Kể tôi nghe, có phải cha vẫn đến thăm những thanh thiếu niên đó không?’ ‘Vâng, thưa Đức Thánh Cha.’ ‘Tôi xin cha một ơn huệ, đừng bao giờ bỏ rơi họ.’”
Đức Thánh Cha tiếp tục nói, “Có những lúc, một thái độ đạo đức giả nào đó thúc đẩy chúng ta xem những tù nhân chỉ là những người gây rối, là những người với con đường duy nhất là nhà tù. Nhưng, tất cả chúng ta đều có thể phạm tội.”

Thế giới phải chặn các thần chiến tranh
Quay sang chủ đề chiến tranh và bạo lực, Đức Thánh Cha Phanxico nói, “Tôi nghĩ ngày nay tội lỗi được thể hiện rõ trong mọi sức mạnh hủy diệt của chiến tranh, trong nhiều hình thức của bạo lực và ngược đãi, và trong việc loại trừ những người cô thế nhất.”
Ngài nói rằng thế kỷ trước “bị tàn phá bởi hai cuộc chiến thế giới đẫm máu và đã biết đến sự đe dọa của chiến tranh nguyên tử và một số lớn những cuộc xung đột, trong khi ngày nay, thật không may, chúng ta đang trải qua một cuộc chiến thế giới kinh hoàng đang xảy ra trong từng vùng.”
Đức Thánh Cha nói với người phỏng vấn ngài, “Thế giới phải chặn những thần chiến tranh lại, vì những người chịu đau khổ nhất là những người ở tận cùng xã hội và hoàn toàn không được bảo vệ.”
“Tôi luôn tự hỏi mình,” ngài nói, “Bạo lực có cho phép chúng ta đạt được những mục tiêu lâu dài không? Có phải hậu quả gây ra chỉ là sự leo thang những trả đũa và một vòng xoáy của những xung đột chết người, chỉ đem ích lợi lại cho ‘một vài thần chiến tranh?’”
Đức Thánh Cha Phanxico nói, “Dùng bạo lực đối lại bạo lực – hậu quả tốt nhất trong mọi trường hợp là tình trạng di cư cưỡng bức và đau khổ vô nhân … Hậu quả xấu nhất trong mọi trường hợp có thể đem đến cái chết thể xác và tinh thần của nhiều người, nếu không muốn nói là tất cả.”

Những thành kiến khóa lòng con người trước sự thật và tự do
Kết luận, Đức Thánh Cha trở lại với chuyến thăm buổi tối đến các tù nhân tại Trung tâm Giam giữ Paliano.
“Khi chúng ta khóa lòng mình trong những thành kiến, khi chúng ta là những nô lệ cho các ngẫu thần của sự thịnh vượng giả tạo, khi chúng ta chuyển động trong những khuôn mẫu của hệ tư tưởng, hoặc khi chúng ta tuyệt đối hóa những luật lệ của kinh tế nghiền nát con người, trong thực tế chúng ta đang làm không gì khác ngoài việc thu mình trong những bức tường tù túng chật hẹp của chủ nghĩa cá nhân và tự mãn, chối bỏ sự thật đem lại sự tự do. Và chỉ ngón tay chống lại người đã làm xáo trộn không thể trở thành một chứng cớ ngoại phạm vì đã ẩn giấu những sự đối nghịch riêng của họ.

(Devin Sean Watkins)

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/04/2017]


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét